"Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam"
Câu nói này vốn chủ ý nói đến sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt với các âm điệu, cách hành văn… chứ không nói đến độ khó khăn của ngữ pháp.
Qua bài thơ "Cảnh Xuân" có cách thuận nghịch độc, gavit em muốn viết vài bài về ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt của chúng ta, mong các cô bác, chú dì cùng tham gia.
Tiếng Việt vốn là hệ ngôn ngữ đơn từ nên từ ngữ dễ được hoán vị và ra một câu với nghĩa khác hẳn. Trải qua một lịch sử lâu dài bị ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán, trong tiếng Việt đã có không biết bao nhiêu từ Hán đã được hòa nhập và được nghiễm nhiên coi như tiếng Việt chuẩn nên lại càng thêm phong phú.
Bài đầu tiên gavit em muốn viết là về cách nói lái, một cách nói "ẩn dụ" mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới có.
Đã là người Việt ai cũng biết nói hoặc hiểu cách nói lái, nhất là trẻ em dùng cách nói lái để vui chơi, để đố nhau, hoặc để thông tin bí mật cho nhau. Cách nói lái là cách hoán vị hai âm mà vẫn giữ nguyên trạng thái âm điệu (giữ nguyên thanh bằng trắc), chẳng hạn:
bí mật = bật mí hoặc = mất bị
phong phú = phu phóng
Hay như ngay trong diễn đàn này gavit em cũng đã thấy có người viết:
lĩnh văn nguyên = nguyễn văn linh.
Hầu như bất cứ tiếng Việt đi đôi hoặc đi ba đều có thể hoán vị ra một nghĩa khác hẳn. Chẳng những trong ngôn ngữ hàng ngày, khi vui đùa ta hay dùng cách nói lái, mà trong văn học cách nói này cũng được sử dụng rất hiệu quả.
Các giai thoại về Trạng Quỳnh có rất nhiều điển hình. Chẳng hạn như Trạng Quỳnh đối đáp với bà chúa. Bà chúa này hay hống hách. Khi Trạng Quỳnh đi trên đường gặp bà chúa, Trạng Quỳnh nhảy xuống cái ao cạnh bên đường, nhè mấy đám bèo mà đá tứ tung. Lúc bà chúa hỏi thì Trạng Quỳnh thưa: ở nhà buồn quá ra đây "đá bèo", bà chúa đỏ mặt tức giận mà không làm gì được Trạng vội thúc võng đi.
"Đá bèo" hoàn toàn dùng chữ nôm, hay là dùng đúng từ Việt để nói lái đi. Ngoài chữ toàn Nôm, trong Văn học còn dùng đến chữ Hán, rồi giải nghĩa sang Nôm để nói lái.
Cũng là Trạng Quỳnh đã dùng từ "Đại Phong" để kết quả là ra "Lọ Tương" hay bậy hơn là dùng từ „Ngọa Sơn“ để chửi chúa. 2 chữ này hoàn toàn là chữ Hán.
1. Đại Phong theo cách giải thích của Quynh nghĩa là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, „tượng lo“ là „lọ tương“.
2. Một buổi trưa Quỳnh vào phủ chúa chơi mà không gặp chúa, Quỳnh viết đại chữ „Ngọa Sơn“ lên vách phủ rồi bỏ ra về. Hôm sau Chúa hỏi, Quỳnh trả lời „ngọa sơn“ là nằm trên núi, do nhà nóng nên Quỳnh lên núi nằm cho mát. Chúa tin thật nên bỏ qua. Nào ngờ mấy hôm sau cách vách tường, của nhà của dân đều thấy đề 2 chữ „ngọa sơn“. Chúa mới bắt lính đi hỏi do đâu mà có. Chú lính đi một hồi về tâu, đó là do Quỳnh bày ra. Quỳnh nói một lần buổi trưa vào phủ Chúa thấy Chúa „ngọa sơn“ và giải thích là: ngọa là nằm, nằm lâu mệt sẽ ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, núi phải có đèo. Vậy „ngọa sơn“ là „ngáy đèo“ nói lái nghĩa là….
Không những các giai thoại Trạng Quỳnh có rất nhiều truyện về cách nói lái, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng dùng cách nói lái trong thơ của bà để chửi xỏ xiên, như bài „Chùa Quán Sứ“:
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo…
Nếu hoán vị các chữ "vắng teo" sẽ là "véo tăng", "đáo nơi neo" tức là "đ.. nơi nao", "suông không đấm" tức là "đâm không sướng", "đếm lại đeo" tức là "đ… lại đêm".
Một bài khác là „Kiếp tu hành“ cũng vậy:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
"Đá đeo= đ… đa", "trái gió= d… chó", "lộn lèo =…." đều là những từ mà nói lái để xỏ xiên rất hay.
Nói lái cụm 2 hoặc 3 từ quả thật là không khó, không phức tạp và làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động, vui vẻ. Tuy nhiên nói lái cũng tuỳ hoàn cảnh, mức độ vừa phải, dùng thường xuyên sẽ gây nhàm chán.
Kết thúc phần nói lái của tiếng Việt, gavit em bắt chước thử nói lái xem nào. Em mạn phép lấy từ „leo cây“ nhá:
Leo còn nghĩa là trèo. Trèo cây là cầy treo hoặc treo cầy. Cầy là con gâu gâu. Vậy leocay = treo con gâu gâu.
Kha kha kha… bà leocay là bà treocầy. =D>
Chắc bà này hay bán món "Mộc tồn" rùi.
Câu nói này vốn chủ ý nói đến sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt với các âm điệu, cách hành văn… chứ không nói đến độ khó khăn của ngữ pháp.
Qua bài thơ "Cảnh Xuân" có cách thuận nghịch độc, gavit em muốn viết vài bài về ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ Việt của chúng ta, mong các cô bác, chú dì cùng tham gia.
Tiếng Việt vốn là hệ ngôn ngữ đơn từ nên từ ngữ dễ được hoán vị và ra một câu với nghĩa khác hẳn. Trải qua một lịch sử lâu dài bị ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán, trong tiếng Việt đã có không biết bao nhiêu từ Hán đã được hòa nhập và được nghiễm nhiên coi như tiếng Việt chuẩn nên lại càng thêm phong phú.
Bài đầu tiên gavit em muốn viết là về cách nói lái, một cách nói "ẩn dụ" mà không có một ngôn ngữ nào trên thế giới có.
Đã là người Việt ai cũng biết nói hoặc hiểu cách nói lái, nhất là trẻ em dùng cách nói lái để vui chơi, để đố nhau, hoặc để thông tin bí mật cho nhau. Cách nói lái là cách hoán vị hai âm mà vẫn giữ nguyên trạng thái âm điệu (giữ nguyên thanh bằng trắc), chẳng hạn:
bí mật = bật mí hoặc = mất bị
phong phú = phu phóng
Hay như ngay trong diễn đàn này gavit em cũng đã thấy có người viết:
lĩnh văn nguyên = nguyễn văn linh.
Hầu như bất cứ tiếng Việt đi đôi hoặc đi ba đều có thể hoán vị ra một nghĩa khác hẳn. Chẳng những trong ngôn ngữ hàng ngày, khi vui đùa ta hay dùng cách nói lái, mà trong văn học cách nói này cũng được sử dụng rất hiệu quả.
Các giai thoại về Trạng Quỳnh có rất nhiều điển hình. Chẳng hạn như Trạng Quỳnh đối đáp với bà chúa. Bà chúa này hay hống hách. Khi Trạng Quỳnh đi trên đường gặp bà chúa, Trạng Quỳnh nhảy xuống cái ao cạnh bên đường, nhè mấy đám bèo mà đá tứ tung. Lúc bà chúa hỏi thì Trạng Quỳnh thưa: ở nhà buồn quá ra đây "đá bèo", bà chúa đỏ mặt tức giận mà không làm gì được Trạng vội thúc võng đi.
"Đá bèo" hoàn toàn dùng chữ nôm, hay là dùng đúng từ Việt để nói lái đi. Ngoài chữ toàn Nôm, trong Văn học còn dùng đến chữ Hán, rồi giải nghĩa sang Nôm để nói lái.
Cũng là Trạng Quỳnh đã dùng từ "Đại Phong" để kết quả là ra "Lọ Tương" hay bậy hơn là dùng từ „Ngọa Sơn“ để chửi chúa. 2 chữ này hoàn toàn là chữ Hán.
1. Đại Phong theo cách giải thích của Quynh nghĩa là gió to, gió to thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, „tượng lo“ là „lọ tương“.
2. Một buổi trưa Quỳnh vào phủ chúa chơi mà không gặp chúa, Quỳnh viết đại chữ „Ngọa Sơn“ lên vách phủ rồi bỏ ra về. Hôm sau Chúa hỏi, Quỳnh trả lời „ngọa sơn“ là nằm trên núi, do nhà nóng nên Quỳnh lên núi nằm cho mát. Chúa tin thật nên bỏ qua. Nào ngờ mấy hôm sau cách vách tường, của nhà của dân đều thấy đề 2 chữ „ngọa sơn“. Chúa mới bắt lính đi hỏi do đâu mà có. Chú lính đi một hồi về tâu, đó là do Quỳnh bày ra. Quỳnh nói một lần buổi trưa vào phủ Chúa thấy Chúa „ngọa sơn“ và giải thích là: ngọa là nằm, nằm lâu mệt sẽ ngủ, ngủ thì phải ngáy. Sơn là núi, núi phải có đèo. Vậy „ngọa sơn“ là „ngáy đèo“ nói lái nghĩa là….
Không những các giai thoại Trạng Quỳnh có rất nhiều truyện về cách nói lái, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng dùng cách nói lái trong thơ của bà để chửi xỏ xiên, như bài „Chùa Quán Sứ“:
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo…
Nếu hoán vị các chữ "vắng teo" sẽ là "véo tăng", "đáo nơi neo" tức là "đ.. nơi nao", "suông không đấm" tức là "đâm không sướng", "đếm lại đeo" tức là "đ… lại đêm".
Một bài khác là „Kiếp tu hành“ cũng vậy:
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Vị gì một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo
"Đá đeo= đ… đa", "trái gió= d… chó", "lộn lèo =…." đều là những từ mà nói lái để xỏ xiên rất hay.
Nói lái cụm 2 hoặc 3 từ quả thật là không khó, không phức tạp và làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động, vui vẻ. Tuy nhiên nói lái cũng tuỳ hoàn cảnh, mức độ vừa phải, dùng thường xuyên sẽ gây nhàm chán.
Kết thúc phần nói lái của tiếng Việt, gavit em bắt chước thử nói lái xem nào. Em mạn phép lấy từ „leo cây“ nhá:
Leo còn nghĩa là trèo. Trèo cây là cầy treo hoặc treo cầy. Cầy là con gâu gâu. Vậy leocay = treo con gâu gâu.
Kha kha kha… bà leocay là bà treocầy. =D>
Chắc bà này hay bán món "Mộc tồn" rùi.
Sửa lần cuối: