kimminhho
Moderator
(Dân trí) - Từ lúc lọt lòng, cơ thể em đã không giống những đứa trẻ khác. Em đến với cõi đời này bằng cơ thể quặt quẹo do di chứng chất độc da cam. Hơn 20 năm qua, em vật lộn với cuộc sống bằng một nghị lực phi thường và những ước mơ cháy bỏng.
Chàng trai ấy là Đỗ Đình Toàn (SN 1991), là con út trong gia đình có ba anh em ở tổ 43, khối 8, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chàng trai “nhiều ngón”
Ông Đỗ Đình Sơn (53 tuổi, ba của Toàn) kể: Toàn bị khuyết tật từ nhỏ do di chứng chất độc da cam, 2 anh đầu sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng đến lúc hạ sinh em thì bác sĩ bảo do ảnh hưởng của chất độc da cam nên sau này cơ thể sẽ không phát triển bình thường như bạn bè đồng trang lứa.
Cũng do di chứng chất độc da cam mà tứ chi của Toàn khác hẳn với bao người bình thường khác, trên mỗi bàn tay gầy gò, yếu ớt của Toàn có đến 6 ngón và mỗi bàn chân của Toàn cũng có 7 ngón mọc chi chít, quắt quéo dị thường. Người dân trong thôn gọi em là “Toàn nhiều ngón”.
Toàn bên dàn máy vi tính mà em dành dụm mua được
Tuổi thơ với Toàn chỉ là những kỉ niệm buồn về một thời bị bạn bè kỳ thị, trêu chọc. Vì ham học, Toàn vẫn cố thuyết phục ba mẹ cho em đến lớp. Để vượt được quãng đường hàng cây số đến trường, Toàn phải lê lết bằng đôi chân tật nguyền, cà thọt của mình. Nhớ lại chuỗi tháng ngày vất vả ấy, Toàn tâm sự: “Bạn bè chê mình dị tật nên chẳng muốn tiếp xúc, chơi đùa. Bạn đồng hành theo mình tìm chữ có lẽ là những con đường quê quen thuộc dẫn mình đến lớp nhưng nhiều lúc nó làm mình thấy đau với những lần mài nhẵn đôi chân trần xuống mặt đường, bong tróc cả da. Những lúc đó mình ao ước phải chi mình có một người bạn đồng hành thật sự thì cũng bớt khổ”.
Cố gắng rất nhiều nhưng hành trình chinh phục tri thức của Toàn lại đứt gánh giữa đường. Do hoàn cảnh gia đình em lúc đó quá khó khăn mà chi phí thuốc thang cho mỗi lần Toàn trở bệnh lại nằm ngoài khả năng của gia đình, có chạy vạy cách mấy cũng không thể chu cấp đầy đủ cho đứa con tật nguyền ham học. Toàn dang dở việc học từ năm lớp 6, nhưng chừng ấy năm ít ỏi được đến lớp là chừng ấy năm chàng trai “nhiều ngón” đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, học trò ngoan được thầy cô, bạn bè cảm phục.
Khát vọng
Nghỉ học giữa chừng khi mà bao ước mơ thuở bé đã khép lại, chàng trai khuyết tật một thời mơ được làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, trở thành kỹ sư sửa chữa máy tính... phải bươn chải mưu sinh khi mới 12 tuổi. Khi bạn bè còn đang tung tăng tới trường thì Đỗ Đình Toàn đã phải bôn ba, lăn lộn ngoài xã hội, làm thêm kiếm tiền nuôi thân. “Không có điều kiện học chữ thì mình học nghề để bù cho cái chữ. Khoảng thời gian đầu mình xin vào Chi Hội Thanh niên khuyết tật thành phố Hội An học nghề dán đèn lồng, rồi làm nhang… Lương không cao nhưng cũng góp phần nuôi sống bản thân, đỡ gánh nặng cho ba mẹ”, Toàn nhớ lại khoảng thời gian đầu tập tễnh vào đời.
Nhận những thiết bị, máy học hư hỏng của người khác về sửa chữa kiếm thêm thu nhập
“Tham gia hoạt động trong Hội, mình học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm sống bổ ích. Đây cũng là nơi đã giúp mình biết vượt qua mặc cảm, huc đúc cho khát vọng một thời tưởng đã vụt tắt”, Toàn chia sẻ thêm.
Và trong Ngôi nhà tình thương nơi Toàn đang sinh hoạt, mọi người đã ấn tượng và mến mộ một giọng ca thánh thót, khả năng chơi đàn organ nhuần nhuyễn của chàng trai khuyết tật này. Nói về khả năng chơi đàn, Toàn cho biết, trong một lần đến chơi nhà bác, thấy cây đàn bằng nhựa đồ chơi trẻ con, cậu nhấc lên nhấn vài nút, rồi từ đó mê mẩn với những âm thanh trầm bổng của những nốt nhạc thần kỳ.
“Thấy con suốt ngày ôm cây đàn nhựa ngân nga, gia đình cũng cố gắng dành dụm, chắt bóp mua cho cháu cây đàn organ 300 ngàn, coi như thỏa niềm mong ước của cháu”, ba của Toàn cho biết.
Từ ngày có đàn, Toàn tự mày mò, cố gắng nghe người khác chơi rồi đánh theo. Và sau ba năm trui rèn, khả năng chơi đàn của em đã trở nên thành thạo, có thể đi chơi tại các tụ điểm đám cưới, liên hoan, văn nghệ ở địa phương.
Nhưng ước mơ của chàng trai này không dừng lại ở đó. Với niềm say mê máy móc từ nhỏ, cậu tiếp tục đi học nghề sửa chữa điện thoại, máy vi tính. Đến nay, cậu đã có một cửa hàng sửa chữa điện thoại riêng tại nhà và tiếp tục đào sâu vào mảng công nghệ thông tin. “Chơi đàn chỉ là sở thích, bây giờ có điều kiện mình muốn thực hiện ước mơ dang dở thuở nhỏ. Hiện nay mình đã kết thúc khóa Tin học văn phòng và đã nhận bằng, còn khóa học sửa chữa máy vi tính đến đầu tháng 8 sẽ kết thúc”, Toàn vui vẻ chia sẻ.
Chia tay chàng trai tật nguyền giàu nghị lực, chúng tôi không khỏi khâm phục về một tấm gương vượt qua khó khăn bệnh tật để tự khẳng định mình với đời.
Thanh Ba
Chàng trai ấy là Đỗ Đình Toàn (SN 1991), là con út trong gia đình có ba anh em ở tổ 43, khối 8, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chàng trai “nhiều ngón”
Ông Đỗ Đình Sơn (53 tuổi, ba của Toàn) kể: Toàn bị khuyết tật từ nhỏ do di chứng chất độc da cam, 2 anh đầu sinh ra vẫn khỏe mạnh bình thường, nhưng đến lúc hạ sinh em thì bác sĩ bảo do ảnh hưởng của chất độc da cam nên sau này cơ thể sẽ không phát triển bình thường như bạn bè đồng trang lứa.
Cũng do di chứng chất độc da cam mà tứ chi của Toàn khác hẳn với bao người bình thường khác, trên mỗi bàn tay gầy gò, yếu ớt của Toàn có đến 6 ngón và mỗi bàn chân của Toàn cũng có 7 ngón mọc chi chít, quắt quéo dị thường. Người dân trong thôn gọi em là “Toàn nhiều ngón”.
Toàn bên dàn máy vi tính mà em dành dụm mua được
Tuổi thơ với Toàn chỉ là những kỉ niệm buồn về một thời bị bạn bè kỳ thị, trêu chọc. Vì ham học, Toàn vẫn cố thuyết phục ba mẹ cho em đến lớp. Để vượt được quãng đường hàng cây số đến trường, Toàn phải lê lết bằng đôi chân tật nguyền, cà thọt của mình. Nhớ lại chuỗi tháng ngày vất vả ấy, Toàn tâm sự: “Bạn bè chê mình dị tật nên chẳng muốn tiếp xúc, chơi đùa. Bạn đồng hành theo mình tìm chữ có lẽ là những con đường quê quen thuộc dẫn mình đến lớp nhưng nhiều lúc nó làm mình thấy đau với những lần mài nhẵn đôi chân trần xuống mặt đường, bong tróc cả da. Những lúc đó mình ao ước phải chi mình có một người bạn đồng hành thật sự thì cũng bớt khổ”.
Cố gắng rất nhiều nhưng hành trình chinh phục tri thức của Toàn lại đứt gánh giữa đường. Do hoàn cảnh gia đình em lúc đó quá khó khăn mà chi phí thuốc thang cho mỗi lần Toàn trở bệnh lại nằm ngoài khả năng của gia đình, có chạy vạy cách mấy cũng không thể chu cấp đầy đủ cho đứa con tật nguyền ham học. Toàn dang dở việc học từ năm lớp 6, nhưng chừng ấy năm ít ỏi được đến lớp là chừng ấy năm chàng trai “nhiều ngón” đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, học trò ngoan được thầy cô, bạn bè cảm phục.
Khát vọng
Nghỉ học giữa chừng khi mà bao ước mơ thuở bé đã khép lại, chàng trai khuyết tật một thời mơ được làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo, trở thành kỹ sư sửa chữa máy tính... phải bươn chải mưu sinh khi mới 12 tuổi. Khi bạn bè còn đang tung tăng tới trường thì Đỗ Đình Toàn đã phải bôn ba, lăn lộn ngoài xã hội, làm thêm kiếm tiền nuôi thân. “Không có điều kiện học chữ thì mình học nghề để bù cho cái chữ. Khoảng thời gian đầu mình xin vào Chi Hội Thanh niên khuyết tật thành phố Hội An học nghề dán đèn lồng, rồi làm nhang… Lương không cao nhưng cũng góp phần nuôi sống bản thân, đỡ gánh nặng cho ba mẹ”, Toàn nhớ lại khoảng thời gian đầu tập tễnh vào đời.
Nhận những thiết bị, máy học hư hỏng của người khác về sửa chữa kiếm thêm thu nhập
Và trong Ngôi nhà tình thương nơi Toàn đang sinh hoạt, mọi người đã ấn tượng và mến mộ một giọng ca thánh thót, khả năng chơi đàn organ nhuần nhuyễn của chàng trai khuyết tật này. Nói về khả năng chơi đàn, Toàn cho biết, trong một lần đến chơi nhà bác, thấy cây đàn bằng nhựa đồ chơi trẻ con, cậu nhấc lên nhấn vài nút, rồi từ đó mê mẩn với những âm thanh trầm bổng của những nốt nhạc thần kỳ.
“Thấy con suốt ngày ôm cây đàn nhựa ngân nga, gia đình cũng cố gắng dành dụm, chắt bóp mua cho cháu cây đàn organ 300 ngàn, coi như thỏa niềm mong ước của cháu”, ba của Toàn cho biết.
Từ ngày có đàn, Toàn tự mày mò, cố gắng nghe người khác chơi rồi đánh theo. Và sau ba năm trui rèn, khả năng chơi đàn của em đã trở nên thành thạo, có thể đi chơi tại các tụ điểm đám cưới, liên hoan, văn nghệ ở địa phương.
Nhưng ước mơ của chàng trai này không dừng lại ở đó. Với niềm say mê máy móc từ nhỏ, cậu tiếp tục đi học nghề sửa chữa điện thoại, máy vi tính. Đến nay, cậu đã có một cửa hàng sửa chữa điện thoại riêng tại nhà và tiếp tục đào sâu vào mảng công nghệ thông tin. “Chơi đàn chỉ là sở thích, bây giờ có điều kiện mình muốn thực hiện ước mơ dang dở thuở nhỏ. Hiện nay mình đã kết thúc khóa Tin học văn phòng và đã nhận bằng, còn khóa học sửa chữa máy vi tính đến đầu tháng 8 sẽ kết thúc”, Toàn vui vẻ chia sẻ.
Chia tay chàng trai tật nguyền giàu nghị lực, chúng tôi không khỏi khâm phục về một tấm gương vượt qua khó khăn bệnh tật để tự khẳng định mình với đời.
Thanh Ba