tulip6193
Moderator
(ĐNĐT) - “Cầu Rồng” không chỉ là tên gọi của một cây cầu mà còn thể hiện tư thế mới của thành phố như rồng bay qua sông Hàn, mang theo khát vọng vươn ra biển lớn của dân tộc.
Cây cầu độc đáo
Tại cuộc họp báo trước lễ khởi công xây dựng cầu dây văng thay thế hai cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý đã xuống cấp nghiêm trọng sau hàng chục năm khai thác, ông Cấn Hồng Lai, Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco 1, đơn vị trúng thầu thi công dự án) bỗng đề cập đến cầu Rồng, cũng là một cây cầu mới qua sông Hàn đang được xây dựng ở khu vực trước Bảo tàng Điêu khắc Chăm với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
Phối cảnh cầu Rồng
“Đà Nẵng đã nghĩ ra được cây cầu độc đáo này. Cũng là cầu mái vòm nhưng hình dáng thì đúng là ở Việt Nam chưa từng có. Anh em trong nghề chúng tôi thỉnh thoảng lại nói với nhau, phen này rồng… bay vào Đà Nẵng rồi”, ông Cấn Hồng Lai nói.
Hẳn nhiên ông Cấn Hồng Lai nói vui, nhưng qua đó cũng có những ý khiến người Đà Nẵng suy nghĩ. Thực ra, ý tưởng ban đầu của lãnh đạo thành phố chưa phải là xây dựng cây cầu mang hình dáng rồng bay, mà là tìm kiếm phương án để đặt cây cầu ở khu vực trước Bảo tàng Điêu khắc Chăm, nối thẳng đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng ra đến đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, nhưng lại không bị coi là “nhét” bảo tàng nổi tiếng thế giới này vào dưới gầm cầu.
Tại cuộc thi quốc tế do UBND TP Đà Nẵng tổ chức tháng 11-2005, trong 17 đồ án do các công ty tư vấn trong và ngoài nước giới thiệu, chỉ có Công ty The Louis Berger Group (Mỹ) đưa ra được phương án đáp ứng yêu cầu. Đó là xây dựng nút giao thông cùng mức giữa đường dẫn lên cầu với đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn nhưng vẫn đảm bảo tĩnh không thông thuyền trong khi độ dốc của cầu không quá lớn. Đồng thời, bố trí hầm dành cho khách bộ hành qua đường khi đi trên vỉa hè đường Bạch Đằng. Như vậy là sẽ không có gầm cầu chạy phía trên Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Đặc biệt, không chỉ đưa ra được phương án tối ưu, Công ty The Louis Berger Group còn có thiết kế kiến trúc làm hài lòng Ban giám khảo cuộc thi. Đó là xây dựng cầu mang hình tượng rồng bay. Cái tên “cầu Rồng” bắt đầu xuất hiện từ đó. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại cuộc họp ngày 23-7-2008 với Công ty The Louis Berger Group và các ban ngành hữu quan của TP để thống nhất phương án thiết kế cầu cũng đã nhấn mạnh: “Xây cầu Rồng phải giống rồng bay qua sông Hàn”.
Nên để cầu rồng được chính thức mang tên “cầu Rồng”
Từ đó đến nay, không chỉ cán bộ, nhân dân Đà Nẵng và các phương tiện thông tin đại chúng khi đề cập đến cây cầu này cũng đều gọi là “cầu Rồng”. Tuy nhiên, trong văn bản chính thức của dự án cũng như trên bảng phối cảnh treo ở khu vực thi công thì vẫn chỉ ghi là “cầu mới qua sông Hàn”. Do lẽ, đang có dự kiến đặt một tên gọi khác cho cây cầu mới này.
Du khách nước ngoài tham quan công trình xây dựng cầu Rồng qua sông Hàn
Nếu như vậy, Đà Nẵng sẽ có một cây cầu mang hình tượng rồng, nhưng lại không có cây cầu nào mang tên “cầu Rồng”. Sẽ rất đáng tiếc nếu Đà Nẵng từ chối cái tên “cầu Rồng” cho cây cầu độc đáo của mình.
Thực ra, ở Việt Nam cũng đã có những cây cầu có tên gọi liên quan đến… rồng. Chẳng hạn cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá, rất nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, việc đặt tên “rồng” chủ yếu xuất phát từ chỗ ở hai đầu cầu phía Bắc và phía Nam có hai hòn núi gọi là núi Rồng và núi Ngọc, nghĩa là đặt tên theo địa danh mà nó đứng chân. Còn nói rằng, để có một cây cầu mang hình tượng rồng bay thực sự thì cây cầu đang xây dựng ở Đà Nẵng là đầu tiên tại Việt Nam.
Đà Nẵng không phải đất “Thăng Long” song tên gọi “cầu Rồng” vẫn luôn là sự gợi nhớ về dòng dõi con Rồng, cháu Tiên mà mọi người Việt Nam luôn tâm niệm. Đây cũng là biểu tượng của một Việt Nam mới, mở cửa làm bạn và làm ăn với năm châu, tận dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong đó, Đà Nẵng với tất cả sự trẻ trung, năng động, giàu sức sáng tạo và đầy quyết tâm có thể coi là một trong những điển hình của một Việt Nam đang cất cánh trong thế kỷ mới.
Như vậy, “cầu Rồng” không chỉ là tên gọi của một cây cầu mà còn thể hiện tư thế mới thành phố, của đất nước như rồng bay qua sông Hàn, mang theo khát vọng vươn ra biển lớn của dân tộc. Thực ra, ở nhiều nơi khác cũng có thể xây dựng những cây cầu mang hình dáng rồng, song để thể hiện được những ý tưởng như vừa nói về cầu Rồng ở Đà Nẵng thì hẳn không dễ.
Bởi vậy, nhiều ý kiến đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng xem xét, sớm chính thức hóa tên gọi “cầu Rồng” cho chiếc cầu mang hình tượng rồng “bay” qua sông Hàn.
Cây cầu độc đáo
Tại cuộc họp báo trước lễ khởi công xây dựng cầu dây văng thay thế hai cầu Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý đã xuống cấp nghiêm trọng sau hàng chục năm khai thác, ông Cấn Hồng Lai, Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco 1, đơn vị trúng thầu thi công dự án) bỗng đề cập đến cầu Rồng, cũng là một cây cầu mới qua sông Hàn đang được xây dựng ở khu vực trước Bảo tàng Điêu khắc Chăm với tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.
“Đà Nẵng đã nghĩ ra được cây cầu độc đáo này. Cũng là cầu mái vòm nhưng hình dáng thì đúng là ở Việt Nam chưa từng có. Anh em trong nghề chúng tôi thỉnh thoảng lại nói với nhau, phen này rồng… bay vào Đà Nẵng rồi”, ông Cấn Hồng Lai nói.
Hẳn nhiên ông Cấn Hồng Lai nói vui, nhưng qua đó cũng có những ý khiến người Đà Nẵng suy nghĩ. Thực ra, ý tưởng ban đầu của lãnh đạo thành phố chưa phải là xây dựng cây cầu mang hình dáng rồng bay, mà là tìm kiếm phương án để đặt cây cầu ở khu vực trước Bảo tàng Điêu khắc Chăm, nối thẳng đường Nguyễn Văn Linh từ sân bay quốc tế Đà Nẵng ra đến đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, nhưng lại không bị coi là “nhét” bảo tàng nổi tiếng thế giới này vào dưới gầm cầu.
Tại cuộc thi quốc tế do UBND TP Đà Nẵng tổ chức tháng 11-2005, trong 17 đồ án do các công ty tư vấn trong và ngoài nước giới thiệu, chỉ có Công ty The Louis Berger Group (Mỹ) đưa ra được phương án đáp ứng yêu cầu. Đó là xây dựng nút giao thông cùng mức giữa đường dẫn lên cầu với đường Bạch Đằng chạy dọc bờ Tây sông Hàn nhưng vẫn đảm bảo tĩnh không thông thuyền trong khi độ dốc của cầu không quá lớn. Đồng thời, bố trí hầm dành cho khách bộ hành qua đường khi đi trên vỉa hè đường Bạch Đằng. Như vậy là sẽ không có gầm cầu chạy phía trên Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Đặc biệt, không chỉ đưa ra được phương án tối ưu, Công ty The Louis Berger Group còn có thiết kế kiến trúc làm hài lòng Ban giám khảo cuộc thi. Đó là xây dựng cầu mang hình tượng rồng bay. Cái tên “cầu Rồng” bắt đầu xuất hiện từ đó. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng tại cuộc họp ngày 23-7-2008 với Công ty The Louis Berger Group và các ban ngành hữu quan của TP để thống nhất phương án thiết kế cầu cũng đã nhấn mạnh: “Xây cầu Rồng phải giống rồng bay qua sông Hàn”.
Nên để cầu rồng được chính thức mang tên “cầu Rồng”
Từ đó đến nay, không chỉ cán bộ, nhân dân Đà Nẵng và các phương tiện thông tin đại chúng khi đề cập đến cây cầu này cũng đều gọi là “cầu Rồng”. Tuy nhiên, trong văn bản chính thức của dự án cũng như trên bảng phối cảnh treo ở khu vực thi công thì vẫn chỉ ghi là “cầu mới qua sông Hàn”. Do lẽ, đang có dự kiến đặt một tên gọi khác cho cây cầu mới này.
Nếu như vậy, Đà Nẵng sẽ có một cây cầu mang hình tượng rồng, nhưng lại không có cây cầu nào mang tên “cầu Rồng”. Sẽ rất đáng tiếc nếu Đà Nẵng từ chối cái tên “cầu Rồng” cho cây cầu độc đáo của mình.
Thực ra, ở Việt Nam cũng đã có những cây cầu có tên gọi liên quan đến… rồng. Chẳng hạn cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá, rất nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh. Tuy nhiên, việc đặt tên “rồng” chủ yếu xuất phát từ chỗ ở hai đầu cầu phía Bắc và phía Nam có hai hòn núi gọi là núi Rồng và núi Ngọc, nghĩa là đặt tên theo địa danh mà nó đứng chân. Còn nói rằng, để có một cây cầu mang hình tượng rồng bay thực sự thì cây cầu đang xây dựng ở Đà Nẵng là đầu tiên tại Việt Nam.
Đà Nẵng không phải đất “Thăng Long” song tên gọi “cầu Rồng” vẫn luôn là sự gợi nhớ về dòng dõi con Rồng, cháu Tiên mà mọi người Việt Nam luôn tâm niệm. Đây cũng là biểu tượng của một Việt Nam mới, mở cửa làm bạn và làm ăn với năm châu, tận dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Trong đó, Đà Nẵng với tất cả sự trẻ trung, năng động, giàu sức sáng tạo và đầy quyết tâm có thể coi là một trong những điển hình của một Việt Nam đang cất cánh trong thế kỷ mới.
Như vậy, “cầu Rồng” không chỉ là tên gọi của một cây cầu mà còn thể hiện tư thế mới thành phố, của đất nước như rồng bay qua sông Hàn, mang theo khát vọng vươn ra biển lớn của dân tộc. Thực ra, ở nhiều nơi khác cũng có thể xây dựng những cây cầu mang hình dáng rồng, song để thể hiện được những ý tưởng như vừa nói về cầu Rồng ở Đà Nẵng thì hẳn không dễ.
Bởi vậy, nhiều ý kiến đề nghị lãnh đạo TP Đà Nẵng xem xét, sớm chính thức hóa tên gọi “cầu Rồng” cho chiếc cầu mang hình tượng rồng “bay” qua sông Hàn.
Cẩm An