bachsa
Moderator
Do ảnh hưởng của bão số 9, chiều 28/9, các tỉnh miền trung có mưa to đến rất to, một số nơi đã có gió giật tới cấp 7. Nhiều địa phương đã phải tạm ngừng các hoạt động chưa thật sự cần thiết.
Đà Nẵng: Cứu hộ thành công 2 tàu và 20 ngư dân
Đêm 27, rạng sáng ngày 28/9, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã đưa được 02 tàu cùng 20 ngư dân trên tàu vào bờ an toàn.
Trước đó, tàu ĐNa 90051 và ĐNa 90082 của ông Hồ Văn Tình (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) đang trên đường vào bờ, đến tọa độ 16 độ 20 vĩ Bắc - 108 độ 28 kinh Đông thì gặp sóng to, gió cấp 7 - 8 nên không thể di chuyển được.
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều động tàu BP 081101 đi cứu nạn, cứu hộ và đưa toàn bộ 02 tàu cùng ngư dân vào bờ an toàn.
UBND quận Cẩm Lệ cho biết: Vào khoảng 16h chiều 28/9, trong lúc chèn chống nhà cửa đề phòng bão, anh Nguyễn Thanh Bê (SN 1989, thường trú tại tổ 16, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã bị điện giật chết.
Theo lời kể của người nhà, khi thấy mưa to gió lớn, Bê leo lên mái nhà chèn lại. Do bất cẩn bị vướng vào dây điện nên đã thiệt mạng ngay tại chỗ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai ứng cứu được nạn nhân.
Thừa Thiên - Huế: Lập phương án di dời hơn 89.000 nhân khẩu
Xác định “siêu bão” Ketsana (bão số 9) sẽ đổ bộ vào địa bàn nên BCH PCLB tỉnh này đã lập phương án di dời 21.230 hộ dân với 89.160 nhân khẩu ở các vùng trũng và miền núi nơi có khả năng xảy ra lũ quét.
Hiện toàn tỉnh có 1.736 tàu thuyền đã tìm được nơi trú ẩn ở các bãi neo đậu sâu trong đất liền, 17 phương tiện khác đang neo đậu tại cảng Thuận An.
Nhận thức được nguy cơ lớn từ cơn bão Ketsana, nhiều người dân tại TP Huế đã chủ động phối hợp với chính quyền tháo gỡ các ap-phich, panô quảng cáo, chặt tỉa cành cây, giằng néo nhà cửa và tích lũy lương thực, thực phẩm để chủ động đối phó dài ngày với bão.
Quảng Trị: Lốc xoáy cường độ mạnh
Tại Quảng Trị, tính đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200- 300mm, đặc biệt tại sông Hiền Lương là 463mm, Gia Voòng (thượng nguồn sông Bến Hải) là 349mm. Gió đã giật cấp 6, cấp 7.
Rạng sáng ngày 28/9, cơn lốc kèm theo mưa có cường độ gió rất mạnh đã quét qua địa bàn các xã Hải Quế, Hải Xuân, Hải Ba (Hải Lăng, Quảng Trị) làm cho 65 ngôi nhà dân bị tốc mái.
Riêng tại xã Hải Quế, một ngôi trường mầm non của xã do Ngân hàng Liên Việt đầu tư xây dựng hơn 7 tỷ đồng vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng chưa đầy một tháng đã bị tốc mái hoàn toàn, một số vật dụng, trang thiết bị và đồ dùng dạy học bị hư hại. Lốc xoáy còn làm một số cột điện bị đổ, hàng trăm cây xanh trên tuyến đường Tỉnh lộ 8 đã bị gãy đổ, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ.
Quảng Bình: Hoãn họp để “đón đầu” bão
Ngày 28/9, Quảng Bình tiếp tục có mưa lớn ở nhiều nơi, khiến bầu không khí chống bão càng khẩn trương. Chính quyền các xã vùng ven sông, ven biển và các vùng thường xảy ra lũ quét đã chủ động di dời và lập phương án di dời trên 17.000 hộ dân phòng nước dâng cao.
Hơn 4.300 tàu thuyền đã được thông báo trở về nơi trú ẩn. Các năm trước, ở Quảng Bình đã xảy ra tình trạng tàu chìm do va đập khi đang tránh bão ở các cảng, cửa sông. Năm nay, các tàu thuyền đều được thông báo trú ẩn ở khu vực sâu trong đất liền.
Một mối lo lớn ở miền ngược là tình trạng lũ quét và sạt lở đất. Để chuẩn bị đối phó với tình trạng này, ngành giao thông Quảng Bình đã chuẩn bị các phương tiện để san ủi đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường quan trọng khác, đảm bảo thông tuyến để giúp dân ứng phó với mưa lũ.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng có nhiều công điện, yêu cầu các huyện, xã hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để chủ động các phương án chống bão, lũ.
Theo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Hà Tĩnh, nếu bão số 9 ảnh hưởng Hà Tĩnh với cấp 9, cấp 10, sẽ có hơn 20.000 người dân thuộc vùng xung yếu ven biển, cửa sông phải di dời.
Cũng trong sáng nay, hàng nghìn người dân sống dọc ven biển Hà Tĩnh đã khẩn trương chống bão. Tại xã Thạch Kim, địa phương thường gánh chịu hậu quả nặng nề mỗi khi bão quét qua, cùng với việc kêu gọi người dân chằng chéo nhà cửa, chính quyền xã đã triển khai di chuyển người dân đến nơi an toàn.
Chiều nay, 28/9, ông Đinh Thọ Quảng, Trưởng Đại diện Cảng vụ Vũng Áng, cho biết tại khu vực cầu phao số O, Cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh hiện có 3 tàu chở hàng đang bị chết máy chính chưa vào nơi trú ẩn an toàn, cụ thể gồm các tàu: Vinashin Inco27, trọng tải 4.039 tấn; tàu Hải Xuân 169, trọng tải 1.973 tấn và tàu Thuận Phước 09, trọng tải 2.475 tấn.
Hiện tại Cảng vụ Cảng Hàng hải tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng tìm cách lai dắt 3 tàu trên vào nơi trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, đến 16 giờ ngày 28/9, Đồn Biên phòng 164, thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã bắt được liên lạc với tàu đánh cá mang số ký hiệu HT 2035 TS, của ông Nguyễn Văn Mão, trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà, trên tàu có 7 thuyền viên đi đánh cá ngoài khơi mất liên lạc từ sáng ngày 23/9.
Nghệ An: 9 người chết và mất tích
Tại Nghệ An, thông tin mới nhất từ Ban Chỉ đạo PCLB của tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có 9 người chết và mất tích; hơn 8.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, đổ; 115 cầu cống bị hư hỏng; 3 đập lớn đang thi công bị vỡ... Ước tính thiệt hại lên đến 183 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An đã tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết để đối phó vỡi bão số 9.
Thanh Hóa: Sạt lở chân đê đe dọa gần 1.000 hộ dân
Mưa lớn, nước dâng cao những ngày qua đã khiến Đê tả sông Nhơm đoạn chảy qua địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống sạt lở hơn 300 m dọc theo chân đê.
Ngay sau khi tình trạng sạt lở xảy ra, UBND huyện Nông Cống đã huy động hàng trăm người dân xã Trung Thành và các xã lân cận cùng hàng ngàn cọc tre, hàng trăm bao tải đất tiến hành khắc phục tình trạng sạt lở chân đê.
Đến chiều ngày 28/9, cơ bản đã hoàn thành việc đóng cọc tre và đắp bao tải đất. Tuy nhiên đây là tuyến đê được làm từ 1996 đến nay đã có hiện tượng xuống cấp, thân đê yếu, nếu lượng nước sông Nhơm dâng cao sẽ đe doạ đến sự an toàn của đê.
Hàng trăm hộ dân của các thôn 4, thôn 5, xã Trung Thành nhiều năm nay sống chung với nỗi lo đê vỡ. Nếu trường hợp xấu xảy ra thì không chỉ hàng trăm hộ dân 2 thôn này bị đe doạ mà nó còn ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân của các xã Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Thọ.
Ông Nguyễn Xuân Sự, Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết, trong những ngày này, chính quyền địa phương luôn cắt cử người túc trực 24/24 giờ để theo dõi đê, nếu có sự cố gì xảy ra kịp thời báo cáo cấp trên để có phương án phòng chống. UBND huyện cũng đã có phương án chỉ đạo các hộ dân sẵn sàng di dời lên khu vực núi Nưa và núi Mưng trong trường hợp xấu xảy ra.
Đà Nẵng: Cứu hộ thành công 2 tàu và 20 ngư dân
Đêm 27, rạng sáng ngày 28/9, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã đưa được 02 tàu cùng 20 ngư dân trên tàu vào bờ an toàn.
Trước đó, tàu ĐNa 90051 và ĐNa 90082 của ông Hồ Văn Tình (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng) đang trên đường vào bờ, đến tọa độ 16 độ 20 vĩ Bắc - 108 độ 28 kinh Đông thì gặp sóng to, gió cấp 7 - 8 nên không thể di chuyển được.

Tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn (ảnh: Nguyễn Hương).
Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã điều động tàu BP 081101 đi cứu nạn, cứu hộ và đưa toàn bộ 02 tàu cùng ngư dân vào bờ an toàn.
UBND quận Cẩm Lệ cho biết: Vào khoảng 16h chiều 28/9, trong lúc chèn chống nhà cửa đề phòng bão, anh Nguyễn Thanh Bê (SN 1989, thường trú tại tổ 16, phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) đã bị điện giật chết.
Theo lời kể của người nhà, khi thấy mưa to gió lớn, Bê leo lên mái nhà chèn lại. Do bất cẩn bị vướng vào dây điện nên đã thiệt mạng ngay tại chỗ. Sự việc xảy ra quá nhanh, không ai ứng cứu được nạn nhân.
Thừa Thiên - Huế: Lập phương án di dời hơn 89.000 nhân khẩu
Xác định “siêu bão” Ketsana (bão số 9) sẽ đổ bộ vào địa bàn nên BCH PCLB tỉnh này đã lập phương án di dời 21.230 hộ dân với 89.160 nhân khẩu ở các vùng trũng và miền núi nơi có khả năng xảy ra lũ quét.
Hiện toàn tỉnh có 1.736 tàu thuyền đã tìm được nơi trú ẩn ở các bãi neo đậu sâu trong đất liền, 17 phương tiện khác đang neo đậu tại cảng Thuận An.

Người dân cùng chính quyền địa phương tháo gỡ các panô quảng cáo.
Bão chưa vào đất liền nhưng rạng sáng nay, xã Phong Bình (Phong Điền) đã xuất hiện lốc xoáy làm sập và tốc mái 15 nhà dân. UBND xã Phong Bình cùng bị thiệt hại nặng nề sau cơn lốc. Lốc cũng làm sập mái bia đài liệt sỹ xã và làm đổ một số cột điện.
Nhận thức được nguy cơ lớn từ cơn bão Ketsana, nhiều người dân tại TP Huế đã chủ động phối hợp với chính quyền tháo gỡ các ap-phich, panô quảng cáo, chặt tỉa cành cây, giằng néo nhà cửa và tích lũy lương thực, thực phẩm để chủ động đối phó dài ngày với bão.
Quảng Trị: Lốc xoáy cường độ mạnh
Tại Quảng Trị, tính đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn đã có mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 200- 300mm, đặc biệt tại sông Hiền Lương là 463mm, Gia Voòng (thượng nguồn sông Bến Hải) là 349mm. Gió đã giật cấp 6, cấp 7.
Rạng sáng ngày 28/9, cơn lốc kèm theo mưa có cường độ gió rất mạnh đã quét qua địa bàn các xã Hải Quế, Hải Xuân, Hải Ba (Hải Lăng, Quảng Trị) làm cho 65 ngôi nhà dân bị tốc mái.
Riêng tại xã Hải Quế, một ngôi trường mầm non của xã do Ngân hàng Liên Việt đầu tư xây dựng hơn 7 tỷ đồng vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng chưa đầy một tháng đã bị tốc mái hoàn toàn, một số vật dụng, trang thiết bị và đồ dùng dạy học bị hư hại. Lốc xoáy còn làm một số cột điện bị đổ, hàng trăm cây xanh trên tuyến đường Tỉnh lộ 8 đã bị gãy đổ, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ.

Ngôi trường mới xây ở xã Hải Quế bị tốc mái (ảnh: Nguyễn Hương)
Hiện tại tỉnh Quảng Trị vẫn còn 1.390 ha chưa thu hoạch, tập trung chủ yếu ở hai huyện miền núi Hướng Hoá và Đakrông. Do lượng mưa lớn nên 41 ha nuôi tôm ở các xã bãi ngang của huyện Triệu Phong bị vỡ tràn và có nguy cơ bị mất trắng.
Quảng Bình: Hoãn họp để “đón đầu” bão
Ngày 28/9, Quảng Bình tiếp tục có mưa lớn ở nhiều nơi, khiến bầu không khí chống bão càng khẩn trương. Chính quyền các xã vùng ven sông, ven biển và các vùng thường xảy ra lũ quét đã chủ động di dời và lập phương án di dời trên 17.000 hộ dân phòng nước dâng cao.
Hơn 4.300 tàu thuyền đã được thông báo trở về nơi trú ẩn. Các năm trước, ở Quảng Bình đã xảy ra tình trạng tàu chìm do va đập khi đang tránh bão ở các cảng, cửa sông. Năm nay, các tàu thuyền đều được thông báo trú ẩn ở khu vực sâu trong đất liền.

Trên 17.000 hộ dân đối diện với sự đe dọa của cơn bão số 9.
Một mối lo lớn ở miền ngược là tình trạng lũ quét và sạt lở đất. Để chuẩn bị đối phó với tình trạng này, ngành giao thông Quảng Bình đã chuẩn bị các phương tiện để san ủi đường Hồ Chí Minh và các tuyến đường quan trọng khác, đảm bảo thông tuyến để giúp dân ứng phó với mưa lũ.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng có nhiều công điện, yêu cầu các huyện, xã hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để chủ động các phương án chống bão, lũ.
Hà Tĩnh: Khả năng phải dời 20.000 dân
Theo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Hà Tĩnh, nếu bão số 9 ảnh hưởng Hà Tĩnh với cấp 9, cấp 10, sẽ có hơn 20.000 người dân thuộc vùng xung yếu ven biển, cửa sông phải di dời.
Cũng trong sáng nay, hàng nghìn người dân sống dọc ven biển Hà Tĩnh đã khẩn trương chống bão. Tại xã Thạch Kim, địa phương thường gánh chịu hậu quả nặng nề mỗi khi bão quét qua, cùng với việc kêu gọi người dân chằng chéo nhà cửa, chính quyền xã đã triển khai di chuyển người dân đến nơi an toàn.

Kéo tàu vào trú bão tại cảng cá Thạch Kim (ảnh: Văn Dũng).
Chiều nay, 28/9, ông Đinh Thọ Quảng, Trưởng Đại diện Cảng vụ Vũng Áng, cho biết tại khu vực cầu phao số O, Cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh hiện có 3 tàu chở hàng đang bị chết máy chính chưa vào nơi trú ẩn an toàn, cụ thể gồm các tàu: Vinashin Inco27, trọng tải 4.039 tấn; tàu Hải Xuân 169, trọng tải 1.973 tấn và tàu Thuận Phước 09, trọng tải 2.475 tấn.
Hiện tại Cảng vụ Cảng Hàng hải tỉnh Hà Tĩnh đang phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng tìm cách lai dắt 3 tàu trên vào nơi trú ẩn an toàn.
Trong khi đó, đến 16 giờ ngày 28/9, Đồn Biên phòng 164, thuộc Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã bắt được liên lạc với tàu đánh cá mang số ký hiệu HT 2035 TS, của ông Nguyễn Văn Mão, trú tại xã Thạch Kim, Lộc Hà, trên tàu có 7 thuyền viên đi đánh cá ngoài khơi mất liên lạc từ sáng ngày 23/9.
Nghệ An: 9 người chết và mất tích
Tại Nghệ An, thông tin mới nhất từ Ban Chỉ đạo PCLB của tỉnh cho biết, trên địa bàn tỉnh đã có 9 người chết và mất tích; hơn 8.500 ha lúa và hoa màu bị ngập, đổ; 115 cầu cống bị hư hỏng; 3 đập lớn đang thi công bị vỡ... Ước tính thiệt hại lên đến 183 tỷ đồng.
Tỉnh Nghệ An đã tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa cần thiết để đối phó vỡi bão số 9.

Nhiều trường học động giáo viên kè mái bằng bao cát (ảnh Văn Dũng).
Thanh Hóa: Sạt lở chân đê đe dọa gần 1.000 hộ dân
Mưa lớn, nước dâng cao những ngày qua đã khiến Đê tả sông Nhơm đoạn chảy qua địa bàn xã Trung Thành, huyện Nông Cống sạt lở hơn 300 m dọc theo chân đê.
Ngay sau khi tình trạng sạt lở xảy ra, UBND huyện Nông Cống đã huy động hàng trăm người dân xã Trung Thành và các xã lân cận cùng hàng ngàn cọc tre, hàng trăm bao tải đất tiến hành khắc phục tình trạng sạt lở chân đê.
Đến chiều ngày 28/9, cơ bản đã hoàn thành việc đóng cọc tre và đắp bao tải đất. Tuy nhiên đây là tuyến đê được làm từ 1996 đến nay đã có hiện tượng xuống cấp, thân đê yếu, nếu lượng nước sông Nhơm dâng cao sẽ đe doạ đến sự an toàn của đê.
Chân đê đã được khắc phục xong tình trạng sạt lở.
Hàng trăm hộ dân của các thôn 4, thôn 5, xã Trung Thành nhiều năm nay sống chung với nỗi lo đê vỡ. Nếu trường hợp xấu xảy ra thì không chỉ hàng trăm hộ dân 2 thôn này bị đe doạ mà nó còn ảnh hưởng đến hàng ngàn hộ dân của các xã Tế Thắng, Tế Lợi, Minh Thọ.
Ông Nguyễn Xuân Sự, Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết, trong những ngày này, chính quyền địa phương luôn cắt cử người túc trực 24/24 giờ để theo dõi đê, nếu có sự cố gì xảy ra kịp thời báo cáo cấp trên để có phương án phòng chống. UBND huyện cũng đã có phương án chỉ đạo các hộ dân sẵn sàng di dời lên khu vực núi Nưa và núi Mưng trong trường hợp xấu xảy ra.
Sáng 27/9, Công ty cổ phần quản lý Xây dựng cầu đường Nghệ An phối hợp với Ban PCLB tỉnh, huyện Quỳ Châu, Quế Phong và các ban ngành liên quan đã huy động phương tiện cùng hàng trăm công nhân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm giải quyết thông tuyến quốc lộ 48 trong thời gian ngắn nhất.
Đến đầu giờ chiều ngày 28/9, đoạn đường quốc lộ 48 tại km 94+700 bị sạt lở nặng nhất đã cơ bản hoàn thành, giải quyết việc ách tắc giao thông giữa huyện miền núi cao Quế Phong với các huyện phụ cận sau gần 2 ngày bị cắt đứt.
Các loại phương tiện hiện đại mở đường phụ để thông xe (Ảnh: Sông Hiếu)
Nguồn: Dân trí