[Miền trung] Mẹ ơi, có lãng phí không?

BNN

Hỏa Sơn
Mẹ Việt Nam anh hùng có cần xây tượng 430 tỷ đồng?

Các nhà chuyên môn cho rằng việc xây dựng tượng đài là cần thiết, nhất là tượng ghi công mẹ Việt Nam anh hùng, nhưng vấn đề đặt ra là tượng đài đó được xây như thế nào để có ý nghĩa trong tâm thức người Việt, chứ không phải thật to lớn.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td>
me2xxx_1.jpg
</td></tr> <tr> <td style="font-family: Arial; color: rgb(0, 32, 96); font-size: 10pt;" align="center">Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, mô hình bằng chất liệu xi măng,
có tỉ lệ 1/1. </td></tr></tbody></table>
Lớn nhất Đông Nam Á

Ngày 14-7, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ký quyết định bổ sung 330 tỉ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, tại khu vực núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam), nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỉ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu là 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007).

Toàn khối tượng đài có hình dáng của một ngọn núi nhô cao ở giữa và thoải dần ở hai bên. Chính giữa khối tượng đài là chân dung bán thân mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu là mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, hai bên vách đá thể hiện gương mặt những người con…

Theo ông Đinh Gia Thắng, tác giả thiết kế, chịu trách nhiệm thi công tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, sau khi hoàn thành, tượng đài không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất Đông Nam Á.

Nói về bản thiết kế và thi công mẫu tượng theo tỉ lệ 1/1, tác giả công trình cho biết: Nơi cao nhất của khối tượng là 18 m, chiều thấp nhất tại hai đầu vách là 6,8 m, chiều rộng theo đường cong là 120 m, độ dày nhất tại chân dung là 21,6 m, độ mỏng nhất tại hai đầu vách là 8 m bằng chất liệu granit...

Trong lòng khối tượng là Nhà Tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về những bà mẹ Việt Nam anh hùng, hình ảnh về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…

Khối tượng đài chính gắn kết với một hồ nước lớn hình bán nguyệt có diện tích khoảng 981 m2.

Ngoài khối tượng chính, còn có 8 trụ biểu, có chiều cao 9 m, đường kính 1,65 m đặt tại quảng trường phía trước…

To lớn mới nói hết cái vĩ đại của mẹ?

Lý giải về việc nâng tiền đầu tư nói trên, ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Do việc trượt giá và thay đổi thiết kế, chất liệu. Nếu giữ nguyên mức giá cũ đối với phần mỹ thuật thì đơn giá bình quân trên 1 m2 của tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cao 18 m dài cả trăm mét, lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á này chỉ bằng 2/3 đơn giá bình quân của các tượng đài khác”.

Theo ông Đinh Gia Thắng: “Do chiều rộng của khuôn viên tượng đài tới 300 m nên tỉ lệ tượng đài chiếm non 1/3. Với biểu tượng này mới có thể nói hết cái vĩ đại của mẹ”. Ông Đinh Gia Thắng thử làm một phép so sánh: “Tượng đài Mẹ tổ quốc đặt trên đồi Mamaev của Nga thiên về chiều cao (cao 150 m), trừ thanh kiếm thì còn khoảng 90 m, còn tượng của Việt Nam thiên về chiều ngang. Nếu phân tích ra cũng không biết cái nào lớn hơn cái nào hay là có khi nó ngang nhau”.

Nói về ý tưởng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, ông Thắng cho biết: “Tượng đài này xây dựng theo cảm thức Á Đông, xây dựng hình ảnh mẹ theo kiểu nhân hậu, hiền hòa, bao dung. Sức mạnh của bà mẹ Việt Nam là ở sự hiền hậu, bao dung đó. Nhìn biểu tượng này chúng ta cảm nhận được khối đoàn kết dân tộc…”.

Nặng nề, không gần gũi

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Kiến trúc sư TPHCM, ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng xét về mặt kiến trúc, hầu hết các tượng hoành tráng đặt ngoài trời trên thế giới đều mang tính chất tôn giáo. Còn hình ảnh về một người mẹ thường rất thân thuộc, cụ thể chứ không phải thần thánh, nếu chúng ta làm với tỉ lệ lớn sẽ mang tính áp đặt, nặng nề và không gần gũi.

Với một tượng đài như tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, chỗ cao nhất là 18 m, chiều dài vòng cung tới 120 m… làm bằng granit nằm ở khoảng không. Với không gian này, có thể chúng ta chưa làm chủ được khối lượng granit, rất dễ tạo cảm giác khô khốc, chống lại thiên nhiên cho dù có đặt một cái hồ phía trước tượng đài thì cũng vậy, rất khó tạo cảm giác gần gũi.

Cần một tượng đài tâm thức!

Trái ngược với ý tưởng của họa sĩ Đinh Gia Thắng, một nhóm các nhà điêu khắc ở Hội Mỹ Thuật TPHCM cho rằng: “Giá trị nằm trong chính tinh thần của tác phẩm chứ không đơn thuần chỉ thấy ở nghĩa đen của nó: rộng, to về mặt kích thước”.

Nhóm các nhà điêu khắc này cho biết: “Bất cứ một loại hình nghệ thuật nào ở Việt Nam cũng dựa trên tâm thức người Việt. Tư duy của người Việt không thích những cái gì hoành tráng, quá lớn. Cái hoành tráng nằm chính ở trong tinh thần của tác phẩm”.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td>
Me1xxx.jpg
</td></tr> <tr> <td style="font-family: Arial; color: rgb(0, 32, 96); font-size: 10pt;" align="center">Phối cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng. Ảnh: Hoạ sĩ Đinh Gia Thắng </td></tr></tbody></table>
“Đối với không gian và điều kiện kinh tế của nước ta nên có những tượng đài vừa tầm nhưng vẫn mang sức mạnh của ý chí. Tượng đài ở Côn Đảo là một ví dụ, sức mạnh về tinh thần không chỉ cho một thế hệ mà cho nhiều thế hệ.

Chúng ta không cứ phải dựng to theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc. Người Nga làm tượng lớn vì đó là một dân tộc lớn về lãnh thổ và về tầm vóc. Còn tư duy theo truyền thống của người Việt là cái lớn nằm trong cái nhỏ. Các cổng làng, đình, chùa của mình… đều nhỏ thôi nhưng hàm chứa trong nó những giá trị tinh thần rất lớn.

Điều đó không có nghĩa là cha ông ta không thể làm to, mà do điều kiện địa lý nóng ẩm, chưa làm xong rêu đã mọc, cộng thêm mưa bão nên người ta cần phải làm thế. Có những thứ càng rêu phong cổ kính càng đẹp nhưng đối với tượng đài bằng đá thì không những không đẹp mà còn mất tính thẩm mỹ của tượng đài” - các nhà chuyên môn phân tích.

Nhìn từ góc độ tinh thần, một nhà chuyên môn cho rằng từ Bắc vào Nam, các bà mẹ Việt Nam rất kiên cường nhưng hình ảnh đọng lại trong chúng ta là những bà mẹ có vóc người nhỏ bé, hom hem, ngồi ngoáy trầu, ngóng chờ con, không như bà mẹ ở nước Nga, còn trẻ, lực lưỡng giơ cao thanh kiếm, miệng thét lớn… Nếu vì bức bách một tượng nào đó nên bắt nhân vật phải như thế này, thế nọ là duy ý chí.

Chăm sóc “tượng đài mẹ” đang sống

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước còn khoảng 44.253 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ đã ở vào độ tuổi 90, cái tuổi rất dễ ra đi trong hôm sớm. Trong chuyến đi của mình, chúng tôi đã có dịp tới thăm các mẹ Việt Nam anh hùng đang sống ở huyện đảo Lý Sơn và huyện Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, thăm một số mẹ ở TP Tam Kỳ và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam… và không khỏi giật mình trước những ước mơ đau đáu rất giản dị và nhỏ bé của các mẹ.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody> <tr> <td>
meVNAH.gif
</td></tr> <tr> <td style="font-family: Arial; color: rgb(0, 32, 96); font-size: 10pt;" align="center">Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống.
Ảnh: Tiengiang.gov </td></tr></tbody></table>
Chồng hy sinh năm mẹ mới 37 tuổi, 10 năm sau ngày chồng mất, đứa con trai độc nhất cũng hy sinh, mẹ Trần Thị Phẩm, mẹ Việt Nam anh hùng duy nhất của huyện đảo Lý Sơn, nay đã 87 tuổi. Người mẹ nhỏ bé, gầy guộc ấy một ngày chi tiêu không quá 15.000 đồng. Mẹ phải để dành tiền lo cho đứa cháu họ nghèo đang học đại học và để góp vào quỹ khuyến học của xã “giúp cho tụi nhỏ có thêm tập vở đến trường”.

Ước mơ cuối đời của người mẹ đang ở tuổi gần đất xa trời này là được đưa hài cốt con trai từ nghĩa trang xã Sơn Đông, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi về huyện đảo Lý Sơn để mẹ ngày đêm khói hương, chăm sóc, thăm nom cho bớt đơn độc tuổi già.

Có nhiều mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), TP Tam Kỳ, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) mà chúng tôi đã gặp đều trong tình trạng bị lẫn, không thể nhớ nổi những việc vừa diễn ra xung quanh mình, như mẹ Lương Thị Mão, mẹ Huỳnh Thị Nhặm (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), mẹ Đỗ Thị Liễn, mẹ Nguyễn Thị Quân, mẹ Huỳnh Thị Thừa (Tam Kỳ, Quảng Nam)… Trong vùng ký ức hỗn độn của các mẹ chỉ có một ước mong trở thành nỗi day dứt âu lo, vượt qua ranh giới tranh tối, tranh sáng của sự nhớ quên khi sức yếu, tuổi già là được đưa hài cốt con về quê hương hay được sửa sang lại căn nhà tình nghĩa có cổng nhưng không có cửa, xây từ rất lâu, nay xuống cấp trầm trọng.

Ông Bạch Thanh Diễm, Bí thư Huyện ủy Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết về hoàn cảnh của các mẹ Việt Nam anh hùng tại địa phương: “Nhiều mẹ tuổi đã cao và cuộc sống còn khó khăn lắm. Nhiều mẹ có nhà nhưng xây lâu quá nên đã bị xuống cấp; có mẹ già nhưng không còn con cháu nên phải sống một mình, tội lắm”.

Nói như nhà văn Trầm Hương: “Mỗi chúng ta, những người đang được sống hôm nay, xin hãy xây dựng tượng đài người mẹ Việt Nam anh hùng ngay trong tấm lòng mình. Có nhiều cách để tôn vinh những bà mẹ ấy. Sao không chăm sóc những “tượng đài mẹ” đang sống?”.

Công trình lớn, kinh phí thấp?

Theo họa sĩ Đinh Gia Thắng, tác giả tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2011 có hai công trình tượng đài được duyệt thi công: Công trình tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng (công trình văn hóa cấp quốc gia) và công trình tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai (công trình cấp tỉnh) được các bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm kinh phí.

Trong đó, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng có quy mô tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật cho cả khối tượng chính và 8 trụ Huyền Thoại là 4.100 m2; mặt bằng kiến trúc cảnh quan hơn 15 ha với nhiều hạng mục kiến trúc cảnh quan phức tạp, tổng mức kinh phí phê duyệt là 411,2 tỉ đồng. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai có tổng mức kinh phí được phê duyệt là 165 tỉ đồng, bao gồm tượng Bác Hồ cao 9 m và hơn 400 m2 phù điêu (đá), tổng diện tích bề mặt phần mỹ thuật là hơn 500 m2, mặt bằng kiến trúc cảnh quan khoảng 2 ha.

Như vậy, về tổng quan, quy mô tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng lớn gấp 8 lần nhưng kinh phí chỉ lớn hơn có 2,49 lần.

Theo VTC News - http://vtc.vn/2-302023/xa-hoi/me-viet-nam-anh-hung-co-can-xay-tuong-430-ty-dong.htm
 

hanlong

Member
Dự án được phê duyệt 81 tỉ đồng (vào tháng 8-2007) đến năm 2011 phát sinh 330 tỉ đồng ( vào ngày 14-7-2011 ), ông chủ tịch này mát tay quá hé
 

khuy87

Businessmen Group
Quảng Nam còn nghèo mà sao sang quá vậy trời. Tiền đó làm việc khác có ý nghĩa thì các mẹ ở dưới suối vàng mát lòng mát dạ hơn.
 

hanlong

Member
Với tổng mức đầu tư như vậy, UBND tỉnh Quảng Nam có "tham vọng" xây dựng lên một tượng đài lớn nhất Việt Nam và lớn nhất toàn Đông Nam Á. Giả sử, nếu công trình được xây dựng thành công, sẽ là một công trình biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh sự hy sinh lớn lao của các mẹ, và là một tấm gương cho các thế hệ mai sau.<O:p</O:p

Tuy nhiên, còn có những điều trăn trở. Và dù có ai chế cười, đánh giá là thiển cận, thì cũng phải nói cho ra. Khi bức tượng được hoàn thành, ai sẽ được nhớ đến?<O:p</O:p

- Người ta nhớ tới con người tài hoa đã thiết kế công trình vĩ đại này?
- Nhiều người nhớ công của vị chủ tịch Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ghi dấu ấn trong nhiệm kỳ?

Thế nhưng, còn hàng ngàn bà mẹ khác trên đất nước mình thì sao. Hầu hết các mẹ đều sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Nhà nước không đủ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa, còn phải nhờ tới bàn tay của nhiều doanh nghiệp,các nhà hảo tâm. Con biết các mẹ vẫn vững tin, và không đòi hỏi. Nhưng đó là trách nhiệm "báo hiếu" mà chúng con phải làm.
 

rcp

Administrator
Với tổng mức đầu tư như vậy, UBND tỉnh Quảng Nam có "tham vọng" xây dựng lên một tượng đài lớn nhất Việt Nam và lớn nhất toàn Đông Nam Á. Giả sử, nếu công trình được xây dựng thành công, sẽ là một công trình biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh sự hy sinh lớn lao của các mẹ, và là một tấm gương cho các thế hệ mai sau.<o:p</o

Tuy nhiên, còn có những điều trăn trở. Và dù có ai chế cười, đánh giá là thiển cận, thì cũng phải nói cho ra. Khi bức tượng được hoàn thành, ai sẽ được nhớ đến?<o:p</o

- Người ta nhớ tới con người tài hoa đã thiết kế công trình vĩ đại này?
- Nhiều người nhớ công của vị chủ tịch Quảng Nam Lê Phước Thanh đã ghi dấu ấn trong nhiệm kỳ?

Thế nhưng, còn hàng ngàn bà mẹ khác trên đất nước mình thì sao. Hầu hết các mẹ đều sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Nhà nước không đủ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa, còn phải nhờ tới bàn tay của nhiều doanh nghiệp,các nhà hảo tâm. Con biết các mẹ vẫn vững tin, và không đòi hỏi. Nhưng đó là trách nhiệm "báo hiếu" mà chúng con phải làm.


Nhà nước không đủ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa, không đủ kinh phí để giúp đỡ các mẹ hiện đang sống trong hoàn cảnh rất khó khăn..

nhưng có kinh phí 330 tỉ đồng để xây dựng lên một tượng đài lớn nhất Việt Nam và lớn nhất toàn Đông Nam Á.!.


Thử hỏi, liệu 330 tỉ đồng sẽ nuôi đc bi nhiu các mẹ dzay ta?:-nn

--- rcp ---
 

BNN

Hỏa Sơn
Theo con số chính xác bên trên là chi 430tỷ để xây tượng; và hiện nay cả nước còn lại 44.253 bà mẹ VNAH. Như vậy, nếu lấy số tiền này ủng hộ thì mỗi mẹ VNAH sẽ được là 9716855.3544392470566967211262513 (tức được gần 10triệu ) đấy bác RCP à :) .

Còn nếu chỉ lo cho các mẹ ở Quảng Nam không thì nhân cho con số trên 60 (vì có trên 60 tỉnh thành). Vậy mỗi bà mẹ VNAH ở Quảng Nam được tới 600 triệu đấy, ghê chưa :D.
 

hanlong

Member
Theo con số chính xác bên trên là chi 430tỷ để xây tượng; và hiện nay cả nước còn lại 44.253 bà mẹ VNAH. Như vậy, nếu lấy số tiền này ủng hộ thì mỗi mẹ VNAH sẽ được là 9716855.3544392470566967211262513 (tức được gần 10triệu ) đấy bác RCP à :) .

Còn nếu chỉ lo cho các mẹ ở Quảng Nam không thì nhân cho con số trên 60 (vì có trên 60 tỉnh thành). Vậy mỗi bà mẹ VNAH ở Quảng Nam được tới 600 triệu đấy, ghê chưa :D.
Pac BNN tính toán cứ như thần nhỉ, nhìn con số của pác mà em choáng luôn, phen này phải kêu gọi các mẹ chịu khó chi chút ít gọi là phí bôi trơn để được ông chủ tịt phê chuẩn cấp mổi mẹ 600 triệu mà hưởng già, à không 500 triệu là quá đủ rồi. hehe
 

mulove

New member
"Hãy chăm sóc những "tượng đài" còn sống."

Đây là câu tâm đắc nhất trong bài. Đồng ý là cần phải ghi nhớ công ơn của những bà mẹ đã hy sinh vì tổ quốc nhưng liệu có phải cứ đổ thật nhiều tiền vào là lòng biết ơn càng nhiều đâu?
Nếu họ nghĩ làm một bức tượng hơn 400 tỉ là sự thể hiện lòng biết ơn các mẹ thì sao không làm luôn bức tượng bằng vàng dòng hay kim cương ấy cho oai.
Neếu tôi là lãnh đạo tôi sẽ làm một bức tượng tương đối tầm 50 tỉ còn lại tôi xây mấy cái trường học, mấy cây cầu cho trẻ em đi học không phải bơi, những cây cầu, trường học đó gắn biển "ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC MẸ VIỆT NAM AH HÙNG" có khi các mẹ mát lòng mát dạ hơn là bức tượng khổng lồ.
 

BNN

Hỏa Sơn
'Xây tượng đài hoành tráng cũng như nhà nghèo nuôi voi chơi'

"Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Gần đây nhất, kỷ niệm sự kiện 11/9 ở Mỹ, họ cũng không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ trên nền 2 tòa tháp cũ", ông Phạm Trung, Trưởng ban Mỹ thuật hiện đại (Viện Mỹ thuật) trao đổi với VnExpress.

- Vừa có chuyến thăm mô hình tượng đài mẹ VN anh hùng tại Quảng Nam, cảm nhận của ông như thế nào về công trình này?
- Trước thông tin Quảng Nam xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng, những người nghiên cứu mỹ thuật đã rất quan tâm bởi lẽ công trình đội giá nhiều lần với số tiền rất lớn, trở thành tượng đài có kinh phí lớn nhất Việt Nam, vượt qua cả tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khi tôi xem mô hình bằng xi măng với tỷ lệ 1/1, ấn tượng đầu tiên là không thỏa mãn, không choáng ngợp về thẩm mỹ, về hiệu quả thị giác mà chỉ thấy đồ sộ. Tôi cũng liên tưởng ngay nếu xây dựng ngoài thực địa, với những công năng lồng ghép (bảo tàng, nơi người dân tới vui chơi, du lịch…), trong không gian nắng và gió khắc nghiệt của miền Trung thì khối tượng này sẽ rất thô và khô.

Tác giả có thể hiện tứ văn học rất hay là tượng sừng sững như núi, có hồ nước phía dưới với ý tưởng "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Tuy nhiên, công trình này không thể hiện được điều đó bởi ấn tượng thị giác là khô, nhiều chi tiết vụn, không có sự chắt lọc và không có tính điêu khắc.

<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
td2.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Tượng mẹ VN anh hùng đã xong mô hình xi măng tỷ lệ 1/1. Ảnh: Vũ Huy Thông.</td></tr></tbody></table>
Về quy hoạch mặt bằng, cấu trúc tổng thể cũng không thỏa mãn, dàn trải, rời rạc, mặc dù về sau có thêm tiểu cảnh cây xanh trong không gian chung. Có thể lấy một ví dụ bằng hàng trụ biểu bên ngoài. Tác giả cố gắng khai thác những hình tượng nghệ thuật, mô típ chạm khắc dân gian, như hoa sen, mây, đàn nhạc, chân dung phụ nữ... nhưng khi càng lồng ghép thì thấy sự tả kể, vụn vặt càng lộ rõ.

Nói thẳng là những minh họa đó mang tính cải lương, “tân cổ giao duyên” và nó càng làm cho tính chất tưởng niệm và chủ đề về mẹ VN bị dàn trải, sức thuyết phục về mặt nghệ thuật không cao, mang nặng tính dân gian nhiều hơn là tính bác học, chuyên nghiệp.

- Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, tượng hoành tráng mới thể hiện hết tầm vóc của mẹ VN anh hùng, xứng tầm thế giới, ông nghĩ sao về điều này?

- Tư duy thẩm mỹ của người Việt từ hàng nghìn năm nay đều do điều kiện khí hậu và điều kiện kinh tế quy chiếu. Người Việt không có tư duy phát triển theo chiều cao, không có truyền thống làm tượng đài, tượng ngoài trời. Các công trình kiến trúc thường phát triển theo chiều ngang, tiêu biểu như các cung điện ở Huế và đình chùa khắp cả nước.

Từ năm 2006, Viện Mỹ thuật VN tổ chức hội thảo về điêu khắc ngoài trời VN hiện đại. Rất nhiều ý kiến cảnh báo tượng đài ngoài trời VN ngày càng xấu đi, xa rời thẩm mỹ truyền thống của người Việt. Vậy có nên làm tượng đài nữa không? Thế nhưng, sau hội thảo không thấy tình hình tiến bộ mà càng có nhiều tượng đài to và xấu hơn.

Có thể là do kinh tế phát triển nên nhiều nơi, nhiều người muốn làm to hơn song điều ngược lại là hiệu quả xã hội từ các công trình đem lại rất hạn chế. Càng làm, các công trình tượng đài càng tiêu tốn nhiều và không tạo ra được những điểm nhấn thẩm mỹ thị giác bởi tính công thức và minh họa cổ động rập khuôn, không đạt được thành tựu về giáo dục cộng đồng và giáo dục thẩm mỹ.

Ở VN hiện nay rất ít người có khả năng làm tượng đài mà cả tư duy lẫn tay nghề tốt. Những công trình hoành tráng sử thi chỉ đếm trên đầu ngón tay, ví dụ Mẹ Tổ quốc của ông Nguyễn Hải, tượng Nhà tù Lao Bảo của Phạm Văn Hạng, tượng đài Ngã ba đồng Lộc của Lê Đình Quỳ, một số tác phẩm của Phan Gia Hương, Lưu Danh Thanh, Tạ Quang Bạo... Tức là rất ít người làm được những công trình mà có cảm giác có tính hoành tráng, sử thi. Ngay cả các sáng tác của họ, chất lượng nghệ thuật cũng không ổn định.

Các trường đào tạo của chúng ta không có chuyên ngành đào tạo điêu khắc hoành tráng, trừ ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Các trường khác chỉ dạy điêu khắc tượng tròn, còn điêu khắc ngoài trời đòi hỏi kinh nghiệm và hình thức đào tạo riêng thì ta không có.
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
td1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Các trụ biểu với nhiều họa tiết. Ảnh: Vũ Huy Thông.</td></tr></tbody></table>
- Là nhà nghiên cứu nghệ thuật, ông đánh giá thế nào về xu hướng làm tượng đài đồ sộ hiện nay?

- Hiện nay trên thế giới người ta không làm tượng đài như ở ta nữa. Ngay cả Trung Quốc cũng làm rất ít, chuyển sang những hình thức khác. Gần đây nhất, kỷ niệm 10 năm sự kiện 11/9 ở Mỹ, tại khuôn viên của tòa tháp đôi bị đánh sập, họ không làm những tượng đài cao vút, đồ sộ mà tại nền 2 tòa tháp cũ, họ đào hai cái hồ vuông, nước chảy liên tục vào đấy, xung quanh ghi tên những người thiệt mạng. Ngày tưởng niệm họ chiếu 2 cột đèn laser lên trời, kỹ thuật không có gì ghê gớm nhưng ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hình thức làm công trình tưởng niệm bây giờ đã rất khác. Các nước có nhiều hình thức đáng học hỏi chứ không như của ta, hàng chục năm nay vẫn công - nông - binh giơ tay và tượng đài thành công thức, mang nặng tính cổ động, minh họa.

Tất cả điều đó chứng tỏ sự không tiến bộ về thẩm mỹ đến nỗi có ý kiến tiêu cực rằng nên xếp tượng đài vào lĩnh vực xây dựng, không bàn về thẩm mỹ nữa; hay nên chăng dừng xây tượng đài cho đến sau 2020, để lúc đó kinh tế ổn định, các điều luật rõ ràng hơn thì mới bàn... Trong một cuộc hội thảo do Hội Mỹ thuật VN tổ chức cách đây vài năm, có nhà điêu khắc có thâm niên và uy tín trong việc làm tượng đài ở nước ta từng dũng cảm thừa nhận: “Tượng đài là nơi làm kinh tế của các nhà điêu khắc”.

- Nhân nói về bệnh phì đại, ông đánh giá thế nào về mối liên hệ của phong trào đua nhau làm cái to nhất, lớn nhất, lập kỷ lục ở VN hiện nay?

- Thực ra, bệnh thành tích, bệnh muốn chứng tỏ mình là biểu hiện của sự thụt lùi văn hóa, một biểu hiện của sự thích ồn ào, khoe mẽ của tính thực dụng kiểu “trọc phú” chơi trội. Bởi vì, mình phải biết mình là ai. Dân tộc VN có truyền thống văn hóa lâu dài hàng nghìn năm, truyền thống chống ngoại xâm. Tuy nhiên, kinh tế VN thì chỉ mới thoát nghèo và nước ta về lãnh thổ, dân số là nước trung bình trên thế giới. Chúng ta có quyền tự hào ở những khía cạnh nhất định, thế nhưng khi cả xã hội đua nhau làm mọi thứ mà cái gì cũng muốn ghi vào kỷ lục, nhưng giá trị thực chất thì rất đáng ngờ, thì nó gây nên một cơn sốt mà có nhà văn hóa đã nói là "sự lên đồng tập thể". Ở đây, rõ ràng thể hiện sự trục trặc về văn hóa, một lối sống bề nổi, chụp giật và ngạo mạn.

Tôi có thể khẳng định, với hình thức làm tượng đài ngày càng phóng to về quy mô, bảo thủ về hình thức và kỹ thuật, tiêu tốn ngày càng nhiều tiền mà lại lồng ghép nhiều công năng trái chiều.... thì đó sẽ là một sự thất bại về mặt nghệ thuật của VN. Tượng mẹ VN là ví dụ chung cho sự thất bại này.

Nói cách khác, xây dựng tượng đài được ví như nhà nghèo nuôi voi cưỡi chơi, tốn kém vô cùng, và sự ảnh hưởng về mặt giáo dục tinh thần, xã hội cho cộng đồng ngay tại khu dân cư có công trình xây dựng và cho văn hóa nói chung là không cao, nếu không nói là rất đáng ngại nếu tượng đài đó chất lượng xây dựng, thẩm mỹ xấu.
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
aT1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Ông Phạm Trung: "Nhiều công trình điêu khắc to lớn, kềnh càng, khoa trương khánh thành gần đây đã kéo thụt lùi thẩm mỹ điêu khắc, nghệ thuật tượng đài trở về như những năm 1960-1970, nặng tính chất minh họa, cổ động". Ảnh: Nguyễn Hưng.</td></tr></tbody></table>
- Vậy theo ông công trình này nên làm thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại trong khi đã triển khai dự án được 4 năm?

- Khi làm tượng đài, có nhiều yếu tố chi phối. Hội đồng thẩm định địa phương có nhiều thành viên không có chuyên môn nhưng lại có tiếng nói quyết định và ra những bài toán mà các nghệ sĩ phải làm theo, thành ra đẽo cày giữa đường...

Tôi cho rằng, dư luận có thể cứ phản đối, còn địa phương họ vẫn sẽ cứ làm nếu không có chỉ đạo nào từ cấp cao hơn. Theo nghệ sĩ Đinh Gia Thắng, chi phí phóng tượng chỉ là 1/2 của con số hơn 410 tỷ đồng, còn lại là các hạng mục, sân vườn. Nếu địa phương có thực tâm cầu thị thì họ sẽ cắt bớt các hạng mục khác. Thực ra nếu họ dùng tiền ấy làm nhà tình nghĩa, làm bệnh viện, trường học thì giá trị nhân văn hơn nhiều.

- Cá nhân ông, nếu có thẩm quyền, ông sẽ xử lý như thế nào?

- Nói thẳng, nếu có thẩm quyền tôi sẽ không cho làm ngay từ đầu, mà lựa chọn nhiều phương án khác, thậm chí có thể mở nhiều cuộc thi, tìm kiếm các đồ án, giải pháp trên phạm vi cả nước. Công trình nên chọn phương án xây dựng vừa phải, tinh xảo. Vẫn có thể lấy mẹ Thứ làm mô thức chung, hoặc hình tượng nào đó khái quát được lịch sử văn hóa dân tộc, nhưng cái chính phải là chọn được người sáng tác có nghề. Bài toán ấy phụ thuộc vào đề bài, công trình được đặt ở đâu, ý nghĩa, yêu cầu cụ thể, vị trí đặt thì sẽ ra hình thức cụ thể. Khi càng cô đọng, xúc tích thì công trình càng có tính biểu tượng, đại diện cho văn hóa dân tộc.

Tôi cũng mong rằng, nhà quản lý nên cầu thị, dừng hãm bớt tốc độ xây tượng đài. Đây không chỉ ý kiến của riêng tôi mà nhiều chuyên gia trong ngành kiến trúc, mỹ thuật từng phát biểu.
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
vote.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Biểu quyết của độc giả trên VnExpress.net từ chiều 20/9 đến chiều 23/9.</td></tr></tbody></table>
Nguyễn Hưng (VNE)​
 

hanlong

Member
Thôi các pác lựa lời mà nói, kẻo vào địa phận Quảng Nam mấy chú ấy cho anh hùng núp bén tỉa bây giờ... :D
 

suthatdangso

New member
Tượng đài Mẹ Thứ hay là tượng ai ?

Vĩ đại không đồng nghĩa với khổng lồ

Nguyên Ngọc
Tôi được biết đến dự án tượng đài “Mẹ Việt Nam anh hùng” ở Quảng Nam ngay từ đầu, thậm chí đã được những người có trách nhiệm chia sẻ, tâm sự, rồi mời đi xem phác thảo cỡ nhỏ, đề nghị góp ý kiến với tác giả. Lúc đó tôi đã nói với một số anh lãnh đạo tỉnh rằng tôi không mặn mà với chuyện này. Có mấy lý do như sau: Tôi đồng tình với ý kiến của một số nhà hoạt động mỹ thuật có uy tín rằng nói chung tượng đài ở ta còn rất chưa ổn, có lẽ nên dừng lại, đừng làm tượng đài đến vài chục năm nữa. Một trong những đặc điểm quan trọng của tượng đài là đã làm rồi thì rất khó phá bỏ dù có nhận ra là xấu, hỏng đến đâu. Làm tượng đài với chủ đề lớn như Mẹ Việt Nam và với quy mô lớn như dự kiến lúc này là rất không nên.
Về mặt nghệ thuật, theo tôi có hai chuyện cần hiểu và tính đến:
Văn học với điêu khắc, đặc biệt là tượng đài, là hai ngành nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, sử dụng những ngôn ngữ nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Một ý tưởng văn học rất hay khi đem chuyển sang ngôn ngữ tượng đài lại có thể trở nên rất dở.
Xin nói một ví dụ cụ thể: Tượng đài Anh hùng Núp ở Pleiku lấy ý tưởng anh thanh niên Ba Na Núp, người đầu tiên khám phá ra chân lý quân Pháp xâm lược trước nay vẫn được coi là thần thánh, bất tử, hóa ra cũng chỉ là người, cũng “chảy máu” khi bị bắn trúng tên, hoàn toàn có thể bị đánh bại …
Đây vốn là một ý tưởng văn học hay nhưng khi đem cố gắng biến thành tượng đài thì lại ra hình tượng một người vừa chạy vừa giơ cao tay, chẳng hề khác chút nào các tượng công nông binh người nào cũng hăm hở dấn chân, nhô mình tới trước, vung tay lên trời mà ta đã nhìn thấy ở khắp nơi.
Quả đây là một tượng đài thất bại (nhưng đã dựng rồi thì khó mà phá bỏ đi được?). Nhầm lẫn ngôn ngữ nghệ thuật là điều tai hại thường gặp ở ta. Trong trường hợp tượng đài lại càng tai hại vì rất tốn tiền, hơn bất cứ nghệ thuật nào khác.
Còn một nhầm lẫn khác nữa, tưởng nhỏ nhưng lại có thể rất lớn: nhầm lẫn giữa tượng (tròn) nhỏ, và tượng đài lớn. Đấy cũng là hai ngành nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, có ngôn ngữ đặc trưng khác nhau, tác động đến người xem khác nhau, được sử dụng cho những điều kiện khác nhau.
Khi xem phác thảo tượng đài Mẹ Việt Nam bằng thạch cao, cỡ nhỏ, tôi thấy tác giả đã dựa trên một ý tưởng văn học có thể là hay: người mẹ Việt Nam anh hùng như từ đất đai thiêng liêng của Tổ quốc mà nảy sinh, là một phần gắn bó mật thiết với đất mẹ ngàn đời ấy, vừa nổi lên vừa chìm đi trong đất ấy… Đấy có thể là cảm xúc khi xem phác thảo nhỏ. Nhưng còn khi đã phóng đại đến quy mô khổng lồ thì tác động sẽ thế nào? Quả thật tôi rất nghi ngờ.
Tượng đài là cả một quả đồi lớn, cái đầu người (người mẹ) sẽ nhô lên thành một khối cao to đến hơn chục mét, tôi xin lỗi, cho tôi nói thật, tôi rất lo sẽ gây ra cảm giác không phải vĩ đại, mà là dị hợm, trẻ con nhìn thấy ắt sẽ hoảng sợ, người lớn đi qua đó ban đêm thanh vắng cũng có thể run… Tượng tròn, nhỏ, thì thỉnh thoảng ta mới đến nhìn ngắm trong bảo tàng hay ở một nơi trưng bày nào đó với mục đích thưởng thức nghệ thuật, còn cái đầu khổng lồ kia thì sẽ mãi mãi trở thành một bộ phận không thể tách rời của không gian sống hằng ngày quanh ta, cạnh ta. Nên chăng?
Thêm một điều nữa, có thể còn quan trọng hơn, quan trọng nhất, khi nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật về Mẹ Việt Nam anh hùng. Điều vĩ đại nhất ở người mẹ, người mẹ nói chung, và người mẹ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng, là sự hy sinh bền bỉ, âm thầm, vô danh.
Làm một tượng đài khổng lồ, hết sức tốn kém, là trái với ý tưởng cơ bản ấy về Người Mẹ, Mẹ Việt Nam, Mẹ Việt Nam anh hùng. Phản tác dụng là khó tránh. Người Mẹ là vô cùng đối lập với cái gọi là “hoành tráng”, đặc biệt người mẹ Việt Nam, chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ nuôi chồng nuôi con, suốt đời hy sinh.
Tôi nhớ Đài Chiến sĩ vô danh ở thủ đô nước Nga, là một tấm đá đen phẳng lì và sát mặt đất, hầu như không hề một chút nhô lên khỏi mặt đất. Con người đến đó để mà ưu tư về sự vĩ đại lặng lẽ và vĩnh hằng của hy sinh vô danh. Hẳn về người mẹ cũng nên tìm một cách nghĩ như vậy. Vĩ đại không đồng nghĩa với khổng lồ.
Tôi cũng vô cùng dị ứng với những suy nghĩ “nhất thế giới” của những người có trách nhiệm trong chuyện này. Thật kệch cỡm và không lành mạnh, nhất là khi lại ở Quảng Nam, tỉnh đang nghèo, khó khăn, còn trăm nghìn nỗi lo hằng ngày thiết yếu cho dân, từ cây cầu qua sông cho trẻ nhỏ đi học, cho đến miếng ăn cho bà con miền núi.
Cho tôi được nói ý kiến của tôi: Nên dừng lại. Dẫu đã dấn vào đến mức nào đó cũng nên có quyết định sáng suốt và dũng cảm, tránh những hậu quả khôn lường về rất nhiều mặt.
Theo Bee.net.vn, đầu đề của Quê choa
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=3 width=400 align=center><TBODY><TR><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
 

binho243

New member
Ðề: Tượng đài Mẹ Thứ hay là tượng ai ?

Vĩ đại không đồng nghĩa với khổng lồ

Nguyên Ngọc
Tôi được biết đến dự án tượng đài “Mẹ Việt Nam anh hùng” ở Quảng Nam ngay từ đầu, thậm chí đã được những người có trách nhiệm chia sẻ, tâm sự, rồi mời đi xem phác thảo cỡ nhỏ, đề nghị góp ý kiến với tác giả. Lúc đó tôi đã nói với một số anh lãnh đạo tỉnh rằng tôi không mặn mà với chuyện này. Có mấy lý do như sau: Tôi đồng tình với ý kiến của một số nhà hoạt động mỹ thuật có uy tín rằng nói chung tượng đài ở ta còn rất chưa ổn, có lẽ nên dừng lại, đừng làm tượng đài đến vài chục năm nữa. Một trong những đặc điểm quan trọng của tượng đài là đã làm rồi thì rất khó phá bỏ dù có nhận ra là xấu, hỏng đến đâu. Làm tượng đài với chủ đề lớn như Mẹ Việt Nam và với quy mô lớn như dự kiến lúc này là rất không nên.
Về mặt nghệ thuật, theo tôi có hai chuyện cần hiểu và tính đến:
Văn học với điêu khắc, đặc biệt là tượng đài, là hai ngành nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, sử dụng những ngôn ngữ nghệ thuật hoàn toàn khác nhau. Một ý tưởng văn học rất hay khi đem chuyển sang ngôn ngữ tượng đài lại có thể trở nên rất dở.
Xin nói một ví dụ cụ thể: Tượng đài Anh hùng Núp ở Pleiku lấy ý tưởng anh thanh niên Ba Na Núp, người đầu tiên khám phá ra chân lý quân Pháp xâm lược trước nay vẫn được coi là thần thánh, bất tử, hóa ra cũng chỉ là người, cũng “chảy máu” khi bị bắn trúng tên, hoàn toàn có thể bị đánh bại …
Đây vốn là một ý tưởng văn học hay nhưng khi đem cố gắng biến thành tượng đài thì lại ra hình tượng một người vừa chạy vừa giơ cao tay, chẳng hề khác chút nào các tượng công nông binh người nào cũng hăm hở dấn chân, nhô mình tới trước, vung tay lên trời mà ta đã nhìn thấy ở khắp nơi.
Quả đây là một tượng đài thất bại (nhưng đã dựng rồi thì khó mà phá bỏ đi được?). Nhầm lẫn ngôn ngữ nghệ thuật là điều tai hại thường gặp ở ta. Trong trường hợp tượng đài lại càng tai hại vì rất tốn tiền, hơn bất cứ nghệ thuật nào khác.
Còn một nhầm lẫn khác nữa, tưởng nhỏ nhưng lại có thể rất lớn: nhầm lẫn giữa tượng (tròn) nhỏ, và tượng đài lớn. Đấy cũng là hai ngành nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, có ngôn ngữ đặc trưng khác nhau, tác động đến người xem khác nhau, được sử dụng cho những điều kiện khác nhau.
Khi xem phác thảo tượng đài Mẹ Việt Nam bằng thạch cao, cỡ nhỏ, tôi thấy tác giả đã dựa trên một ý tưởng văn học có thể là hay: người mẹ Việt Nam anh hùng như từ đất đai thiêng liêng của Tổ quốc mà nảy sinh, là một phần gắn bó mật thiết với đất mẹ ngàn đời ấy, vừa nổi lên vừa chìm đi trong đất ấy… Đấy có thể là cảm xúc khi xem phác thảo nhỏ. Nhưng còn khi đã phóng đại đến quy mô khổng lồ thì tác động sẽ thế nào? Quả thật tôi rất nghi ngờ.
Tượng đài là cả một quả đồi lớn, cái đầu người (người mẹ) sẽ nhô lên thành một khối cao to đến hơn chục mét, tôi xin lỗi, cho tôi nói thật, tôi rất lo sẽ gây ra cảm giác không phải vĩ đại, mà là dị hợm, trẻ con nhìn thấy ắt sẽ hoảng sợ, người lớn đi qua đó ban đêm thanh vắng cũng có thể run… Tượng tròn, nhỏ, thì thỉnh thoảng ta mới đến nhìn ngắm trong bảo tàng hay ở một nơi trưng bày nào đó với mục đích thưởng thức nghệ thuật, còn cái đầu khổng lồ kia thì sẽ mãi mãi trở thành một bộ phận không thể tách rời của không gian sống hằng ngày quanh ta, cạnh ta. Nên chăng?
Thêm một điều nữa, có thể còn quan trọng hơn, quan trọng nhất, khi nghĩ đến tác phẩm nghệ thuật về Mẹ Việt Nam anh hùng. Điều vĩ đại nhất ở người mẹ, người mẹ nói chung, và người mẹ Việt Nam, người mẹ Việt Nam anh hùng, là sự hy sinh bền bỉ, âm thầm, vô danh.
Làm một tượng đài khổng lồ, hết sức tốn kém, là trái với ý tưởng cơ bản ấy về Người Mẹ, Mẹ Việt Nam, Mẹ Việt Nam anh hùng. Phản tác dụng là khó tránh. Người Mẹ là vô cùng đối lập với cái gọi là “hoành tráng”, đặc biệt người mẹ Việt Nam, chắt chiu, tần tảo, lặng lẽ nuôi chồng nuôi con, suốt đời hy sinh.
Tôi nhớ Đài Chiến sĩ vô danh ở thủ đô nước Nga, là một tấm đá đen phẳng lì và sát mặt đất, hầu như không hề một chút nhô lên khỏi mặt đất. Con người đến đó để mà ưu tư về sự vĩ đại lặng lẽ và vĩnh hằng của hy sinh vô danh. Hẳn về người mẹ cũng nên tìm một cách nghĩ như vậy. Vĩ đại không đồng nghĩa với khổng lồ.
Tôi cũng vô cùng dị ứng với những suy nghĩ “nhất thế giới” của những người có trách nhiệm trong chuyện này. Thật kệch cỡm và không lành mạnh, nhất là khi lại ở Quảng Nam, tỉnh đang nghèo, khó khăn, còn trăm nghìn nỗi lo hằng ngày thiết yếu cho dân, từ cây cầu qua sông cho trẻ nhỏ đi học, cho đến miếng ăn cho bà con miền núi.
Cho tôi được nói ý kiến của tôi: Nên dừng lại. Dẫu đã dấn vào đến mức nào đó cũng nên có quyết định sáng suốt và dũng cảm, tránh những hậu quả khôn lường về rất nhiều mặt.
Theo Bee.net.vn, đầu đề của Quê choa
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=3 width=400 align=center><TBODY><TR><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
Uwoa, bài này hay quá, rất là chí lí ở từng góc cạnh. Đã có những sự phân tích xác đáng như thế này lẽ nào ban lãnh đạo chúng ta lại làm ngơ và vẫn tiếp tục? Sự hi sinh lặng lẽ của Bà mẹ Việt nam anh hùng nên chăng được thể hiện sự biết ơn ở hình thức khác hơn?
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
P Cha mẹ thông minh trước đã Lời muốn nói 0
C [Xã hội] Mẹ Kasim Hoàng Vũ khóc nức nở khi Đà Nẵng 'tẩy chay' con trai Tin tức 24h 3
P Mẹ Kế (Shô Nishino) Jan Dara Pathommabot (2012) 720P Film hoạt hình 0
rcp [Đà Nẵng] Đòi nợ con không được, hiếp dâm mẹ già đến chết Tin tức 24h 0
rcp [Miền trung] Muốn mẹ khỏi bệnh, con gái phải 'yêu' thầy lang Tin tức 24h 0
BNN [Thương hiệu] Khi thương hiệu "con" tách khỏi "mẹ" Tổng quát thương hiệu 0
V [Sàn HOSE] HAG: Sau soát xét, doanh thu công ty mẹ tăng vọt 556 tỷ đồng Chứng khoán Đà Nẵng 0
rcp [Sức khỏe] Bà mẹ hai con vật lộn chống vi khuẩn ăn thịt người Tin tức 24h 0
tulip6193 Cõng mẹ đi chơi Nhạc trữ tình 6
B Osin 17 tuổi sát hại mẹ chủ nhà Tin tức 24h 0
B Các mẹ Việt nuôi con "kiểu Tây" Tin tức 24h 1
B Giấu xác mẹ suốt 10 năm trong ba lô để lấy tiền hưu Tin tức 24h 1
T Hai mẹ con nha sĩ chết trong căn nhà 2 tầng Tin tức 24h 0
T Hai mẹ con xây nhà hàng, nhà nghỉ chứa gái mại dâm Tin tức 24h 0
mulove Cảm phục cô bé 9 tuổi làm "mẹ" Tin tức 24h 0
heoconrom Mẹ của diễn viên Hiếu Hiền qua đời Tin tức 24h 2
Hoàng Việt [Miền trung] Container đua tốc độ, 2 mẹ con chết thảm Tin tức 24h 3
mulove Xót lòng: Mẹ bắt con đẻ đi ăn xin Tin tức 24h 2
lionking01 [Xã hội] Chàng sinh viên bại liệt “đi” bằng tuổi xuân của mẹ Tin tức 24h 4
BNN [Ký sự] Ca sĩ Randy về Đà Nẵng tìm mẹ Viết về Đà Nẵng 1
W Vẻ đẹp của mẹ thiên nhiên Hình ảnh đẹp 1
bachsa Vòng tay của Mẹ - Lời giới thiệu Kỹ năng mềm 0
bachsa Vòng tay của Mẹ Kỹ năng mềm 0
bachsa Những bài học từ người mẹ Bài học cuôc sống 0
mickey Đưa con đi thi, mẹ bán gáo dừa lo chi phí Tin tức 24h 0
doremon1028 'Quỳ lạy mẹ cho con đi học' Tin tức 24h 0
doremon1028 Những người mẹ lặng lẽ thân cò… Tin tức 24h 0
bachsa Nuôi con bằng sữa mẹ Kiến thức phổ thông 0
lionking01 Thất bại là mẹ - vậy ai là cha? Nghệ thuật sống 7
_NyK_ Mẹ chồng ăn thịt cả nhà nàng dâu - Kỷ Đạt Tiểu Thuyết 1
lionking01 Con trai giết mẹ bằng 20 nhát dao Tin tức 24h 0
Huế Xưa Lịch Sử Ngày Lễ Mẹ Vùng miền khác 0
Huế Xưa Những bài thơ dâng tặng cho mẹ: Mừng Ngày Hiền Mẫu Thơ 1
naughtyboy77621 Rớt nước mắt cảnh bé lớp 3 “khất thực” nuôi cha mẹ bệnh tật Địa chỉ cần giúp 0
bachsa Bi kịch của người vợ sống chung với kẻ giết mẹ mình Tin tức 24h 0
bachsa Giận chồng, mẹ vứt con 6 tháng ra đường ray xe lửa Tin tức 24h 1
binho243 Cuốn sách về mẹ gây xúc động tại Hàn Quốc Tiểu Thuyết 0
girl_kute90 Đón xem tuyệt chiêu của Mẹ siêu phàm… Video-Clip vui 0
BNN Gia tài của mẹ - Trịnh Công Sơn hát Nhạc trữ tình 1
an_nguoicodon Ma ma hao - Trên đời này chỉ có mẹ mà thôi Nhạc trữ tình 1
nerokai Tình mẹ-Thùy Chi Quà tặng Âm nhạc 0
naughtyboy77621 Bé gái 14 tuổi đuổi cướp cứu mẹ Tin tức 24h 0
N Hơn 2,8 tỷ đồng trùng tu Khu di tích Mẹ Nhu và 7 dũng sĩ Thanh Khê - Đà Nẵng Tin tức 24h 0
big_boy5189 Chùm ảnh cực đáng iu về tình mẹ - con các loài Hình độc - Vui cười 0
naughtyboy77621 13 tuổi, một mình đạp xe vào Nam tìm mẹ CLB Fireclub 4
nhocty Ca khúc về mẹ - Tổng hợp Quà tặng Âm nhạc 7
nhocty Xe tải đứt phanh lao vào khuôn viên tượng Mẹ Nhu Tin tức 24h 2
big_boy5189 Vĩnh biệt mẹ( Lời của một hồn ma) Bài học cuôc sống 3
H Những câu chuyện về mẹ...(Cập nhật thường xuyên) Bài học cuôc sống 6
samurai [Di tích] Tượng mẹ Nhu trên đường Điện Biên Phủ, Đà Nẵng. Lịch sử Đà Nẵng 0

Similar threads

Top