bachsa
Moderator
Mất tiền mới được ... chết
Thật hoang đường? Không, đây là chuyện lạ nhưng có thật. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, cùng phóng viên khám phá dịch vụ có một không hai trên thế giới này.
Có một dạo, mọi người xôn xao khi nghe câu chuyện về bệnh nhân tại Q.3, TP.HCM, làm đơn xin chính quyền sở tại cho mình được phép… đoàn tụ theo ông theo bà. Lời yêu cầu trớ trêu này xuất phát từ căn bệnh ung thư thời kỳ cuối đang tàn phá và gây đau đớn cho người này.
Theo bác sĩ, bệnh nhân chỉ còn sống khoảng ba tháng. Dĩ nhiên, lời thỉnh cầu không được chấp thuận, bởi luật pháp Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này.
Thật ra, những câu chuyện tương tự không có gì mới mẻ nếu so với thế giới. Nhiều quốc gia đã có những đạo luật thông qua “quyền được chết”. Đặc biệt, Thụy Sĩ là đất nước tiên phong trong vấn đề này với hẳn một loại hình du lịch… tự sát.
Nổi tiếng nhất là Công ty Dignitas, được thế giới biết đến qua câu chuyện của một người Anh tìm đến dịch vụ này để mong vợ mình có được… sự ra đi thanh thản.
Câu chuyện chấn động từ Anh quốc
Bà Grace và ông Harry Cross người Anh, kết hôn vào năm 1959. Ba người con chào đời trong niềm hạnh phúc của cả hai. 30 năm sau, vào một ngày định mệnh, ông Harry bàng hoàng khi nhận giấy xét nghiệm thông báo về căn bệnhnan y của vợ.
Bà Grace mắc chứng thoái hóa thần kinh tiểu não, một căn bệnh rất hiếm gặp. Bệnh này khiến người bệnh liệt từ từ và sau cùng là tử vong. Việc chữa trị hoàn toàn vô vọng do y học cũng chưa tìm ra được phương cách.
Cho đến một ngày, bà xem phóng sự trên ti-vi về Công ty Dignitas, trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ. Phóng sự mô tả một dịch vụ mới mẻ, giúp những người già yếu, bệnh tật có thể an tâm… yên giấc ngàn thu. Bà Grace đã kể lại với chồng và bày tỏ ước muốn được giải thoát sau những đau đớn của thể xác, tinh thần.
Sau rất nhiều lần khuyên giải, động viên và cuối cùng ông cũng phải gật đầu. Cả gia đình chuẩn bị chu đáo cho chuyến du lịch cuối cùng trong đời của bà Grace. Câu chuyện của gia đình Cross đến tai các quan chức chính quyền và một quyết định cấm Grace đi khỏi nơi lưu trú được ban ra, vì họ cho rằng trường hợp của bà là do bị người nhà sắp xếp. Cuộc chiến pháp lý giữa nhà Cross và chính quyền đã làm chấn động toàn nước Anh và cả châu Âu.
Mọi người ngưỡng mộ tình cảm sâu đậm của đôi vợ chồng già và có không ít những phản ứng không hay. Sau cùng, phán quyết của tòa án không can thiệp đến quyền được chết của Grace. Tại trụ sở Công ty Dignitas, trước mặt ông Harry và ba người con cùng nhiều người thân, các bác sĩ bắt đầu tiêm vào cơ thể bà Grace một liều thuốc an thần cực mạnh.
Năm phút sau, nhà Cross được thông báo bà Grace đã thanh thản về với Chúa trong sự im lặng và gương mặt hạnh phúc. Câu chuyện cảm động về đôi vợ chồng nhà Cross đã khiến người dân Anh cũng như toàn châu Âu quan tâm. Nhờ vậy, tiếng tăm của Công ty Dignitas vượt ra khỏi biên giới Thụy Sĩ, được nhiều người biết đến như là vị cứu tinh cho những trường hợp tương tự bà Grace.
Một trường hợp khác cũng được thực hiện tại Dignitas và gây nhiều xôn xao tại Anh. Đó là câu chuyện về vợ chồng Edward Downes, 85 tuổi. Edward mắc chứng mù và điếc trong khi vợ ông, Joan Weston, 74 tuổi, lại bị ung thư giai đoạn cuối. Ông quyết định chấm dứt cuộc đời của mình và vợ tại Thụy Sĩ bằng tấm vé “du lịch tự sát”. Do cả hai chưa được phép của tòa án, nên cái chết của họ dấy lên làn sóng tranh cãi giữa hai phe ủng hộ và phản đối “quyền được chết”.
Tìm hiểu về Dignitas
Từ năm 1942, Thụy Sĩ là quốc gia đầu tiên cho phép các bệnh viện có quyền can thiệp, trợ giúp bệnh nhân được chết theo ý nguyện vì lý do nhân đạo. EXIT là tổ chức hoạt động dựa trên ý nguyện muốn được chết. Tính đến nay tổ chức này có khoảng 50.000 thành viên.
Tuy nhiên, EXIT không chấp nhận thành viên là người nước ngoài. Dignitas thành lập từ năm 1998, được biết đến rộng rãi hơn cả vì là công ty duy nhất có tổ chức loại hình du lịch độc nhất vô nhị: du lịch tự sát.
Loại hình đặc biệt này phục vụ cho du khách nước ngoài với mức giá từ 4.000-6.000 Euro. Để “sở hữu” một chiếc vé đến Dignitas, khách hàng phải đảm bảo được cả ba yếu tố: - Tài liệu chứng minh mắc bệnh nan y.
- Được thân nhân đồng ý. - Xác nhận quyết định tự kết liễu đời mình của chính khách hàng hoàn toàn tự nguyện và cam kết không thay đổi. Sau những thủ tục cần thiết, người yêu cầu dịch vụ sẽ được chọn địa điểm nơi mình muốn “khuất núi”.
Và một mũi tiêm chứa thuốc an thần liều mạnh, hoặc một viên độc dược (không gây đau đớn) sẽ từ từ đưa người đó dần hôn mê, cho đến khi ngừng thở hoàn toàn. Từ năm 2008, khí helium được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều trường hợp tìm đến với Dignitas. Tính đến nay, Dignitas đã trợ giúp gần 1.000 khách hàng muốn ra đi thanh thản.
Nên hay không cho phép “quyền được chết”?
Trải qua nhiều thập kỷ, việc nên hay không chấp nhận quyền được chết vẫn chưa ngã ngũ. Bên cạnh Thụy Sĩ, nhiều quốc gia khác đã cho phép thực thi hợp pháp dự luật này.
Có thể kể đến như: Bỉ và Hà Lan thông qua dự luật này vào năm 2002. Ở Mỹ, bang Oregon cũng đã chính thức cho phép chết tự nguyện vào năm 1997, tiếp theo đó là bang Texas, năm 1999.
Ngày 21-5 vừa qua, Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên cho phép một cụ bà được lên thiên đàng theo đúng ý nguyện. Bệnh nhân 76 tuổi này hôn mê gần hai năm tại bệnh viện ở Seoul. Gia đình bà cụ đã kiện bệnh viện ra tòa vì không cho phép chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân.
Phán quyết của tòa án tối cao cuối cùng nghiêng về phía gia đình. Nhưng tòa cũng nhấn mạnh, đây chỉ là hành động nhân đạo, không nên xem là thỏa hiệp cho quyền được chết.
Thật hoang đường? Không, đây là chuyện lạ nhưng có thật. Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, cùng phóng viên khám phá dịch vụ có một không hai trên thế giới này.
Có một dạo, mọi người xôn xao khi nghe câu chuyện về bệnh nhân tại Q.3, TP.HCM, làm đơn xin chính quyền sở tại cho mình được phép… đoàn tụ theo ông theo bà. Lời yêu cầu trớ trêu này xuất phát từ căn bệnh ung thư thời kỳ cuối đang tàn phá và gây đau đớn cho người này.
Theo bác sĩ, bệnh nhân chỉ còn sống khoảng ba tháng. Dĩ nhiên, lời thỉnh cầu không được chấp thuận, bởi luật pháp Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này.
Thật ra, những câu chuyện tương tự không có gì mới mẻ nếu so với thế giới. Nhiều quốc gia đã có những đạo luật thông qua “quyền được chết”. Đặc biệt, Thụy Sĩ là đất nước tiên phong trong vấn đề này với hẳn một loại hình du lịch… tự sát.
Nổi tiếng nhất là Công ty Dignitas, được thế giới biết đến qua câu chuyện của một người Anh tìm đến dịch vụ này để mong vợ mình có được… sự ra đi thanh thản.
Câu chuyện chấn động từ Anh quốc
Bà Grace và ông Harry Cross người Anh, kết hôn vào năm 1959. Ba người con chào đời trong niềm hạnh phúc của cả hai. 30 năm sau, vào một ngày định mệnh, ông Harry bàng hoàng khi nhận giấy xét nghiệm thông báo về căn bệnhnan y của vợ.
Bà Grace mắc chứng thoái hóa thần kinh tiểu não, một căn bệnh rất hiếm gặp. Bệnh này khiến người bệnh liệt từ từ và sau cùng là tử vong. Việc chữa trị hoàn toàn vô vọng do y học cũng chưa tìm ra được phương cách.
Bà Grace mắc chứng thoái hóa thần kinh tiểu não, một căn bệnh rất hiếm gặp.
Từ một phụ nữ khỏe mạnh, Grace phải sống dựa vào chiếc xe lăn, thính giác giảm rõ rệt. Cuộc sống đối với Grace không hẳn là địa ngục nhưng luôn khiến bà thấy mình vô dụng, là gánh nặng cho chồng và các con.
Cho đến một ngày, bà xem phóng sự trên ti-vi về Công ty Dignitas, trụ sở tại Zurich, Thụy Sĩ. Phóng sự mô tả một dịch vụ mới mẻ, giúp những người già yếu, bệnh tật có thể an tâm… yên giấc ngàn thu. Bà Grace đã kể lại với chồng và bày tỏ ước muốn được giải thoát sau những đau đớn của thể xác, tinh thần.
Sau rất nhiều lần khuyên giải, động viên và cuối cùng ông cũng phải gật đầu. Cả gia đình chuẩn bị chu đáo cho chuyến du lịch cuối cùng trong đời của bà Grace. Câu chuyện của gia đình Cross đến tai các quan chức chính quyền và một quyết định cấm Grace đi khỏi nơi lưu trú được ban ra, vì họ cho rằng trường hợp của bà là do bị người nhà sắp xếp. Cuộc chiến pháp lý giữa nhà Cross và chính quyền đã làm chấn động toàn nước Anh và cả châu Âu.
Mọi người ngưỡng mộ tình cảm sâu đậm của đôi vợ chồng già và có không ít những phản ứng không hay. Sau cùng, phán quyết của tòa án không can thiệp đến quyền được chết của Grace. Tại trụ sở Công ty Dignitas, trước mặt ông Harry và ba người con cùng nhiều người thân, các bác sĩ bắt đầu tiêm vào cơ thể bà Grace một liều thuốc an thần cực mạnh.
Năm phút sau, nhà Cross được thông báo bà Grace đã thanh thản về với Chúa trong sự im lặng và gương mặt hạnh phúc. Câu chuyện cảm động về đôi vợ chồng nhà Cross đã khiến người dân Anh cũng như toàn châu Âu quan tâm. Nhờ vậy, tiếng tăm của Công ty Dignitas vượt ra khỏi biên giới Thụy Sĩ, được nhiều người biết đến như là vị cứu tinh cho những trường hợp tương tự bà Grace.
Một trường hợp khác cũng được thực hiện tại Dignitas và gây nhiều xôn xao tại Anh. Đó là câu chuyện về vợ chồng Edward Downes, 85 tuổi. Edward mắc chứng mù và điếc trong khi vợ ông, Joan Weston, 74 tuổi, lại bị ung thư giai đoạn cuối. Ông quyết định chấm dứt cuộc đời của mình và vợ tại Thụy Sĩ bằng tấm vé “du lịch tự sát”. Do cả hai chưa được phép của tòa án, nên cái chết của họ dấy lên làn sóng tranh cãi giữa hai phe ủng hộ và phản đối “quyền được chết”.
Tìm hiểu về Dignitas
Từ năm 1942, Thụy Sĩ là quốc gia đầu tiên cho phép các bệnh viện có quyền can thiệp, trợ giúp bệnh nhân được chết theo ý nguyện vì lý do nhân đạo. EXIT là tổ chức hoạt động dựa trên ý nguyện muốn được chết. Tính đến nay tổ chức này có khoảng 50.000 thành viên.
Tuy nhiên, EXIT không chấp nhận thành viên là người nước ngoài. Dignitas thành lập từ năm 1998, được biết đến rộng rãi hơn cả vì là công ty duy nhất có tổ chức loại hình du lịch độc nhất vô nhị: du lịch tự sát.
Loại hình đặc biệt này phục vụ cho du khách nước ngoài với mức giá từ 4.000-6.000 Euro. Để “sở hữu” một chiếc vé đến Dignitas, khách hàng phải đảm bảo được cả ba yếu tố: - Tài liệu chứng minh mắc bệnh nan y.
- Được thân nhân đồng ý. - Xác nhận quyết định tự kết liễu đời mình của chính khách hàng hoàn toàn tự nguyện và cam kết không thay đổi. Sau những thủ tục cần thiết, người yêu cầu dịch vụ sẽ được chọn địa điểm nơi mình muốn “khuất núi”.
Và một mũi tiêm chứa thuốc an thần liều mạnh, hoặc một viên độc dược (không gây đau đớn) sẽ từ từ đưa người đó dần hôn mê, cho đến khi ngừng thở hoàn toàn. Từ năm 2008, khí helium được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều trường hợp tìm đến với Dignitas. Tính đến nay, Dignitas đã trợ giúp gần 1.000 khách hàng muốn ra đi thanh thản.
Nên hay không cho phép “quyền được chết”?
Trải qua nhiều thập kỷ, việc nên hay không chấp nhận quyền được chết vẫn chưa ngã ngũ. Bên cạnh Thụy Sĩ, nhiều quốc gia khác đã cho phép thực thi hợp pháp dự luật này.
Có thể kể đến như: Bỉ và Hà Lan thông qua dự luật này vào năm 2002. Ở Mỹ, bang Oregon cũng đã chính thức cho phép chết tự nguyện vào năm 1997, tiếp theo đó là bang Texas, năm 1999.
Ngày 21-5 vừa qua, Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên cho phép một cụ bà được lên thiên đàng theo đúng ý nguyện. Bệnh nhân 76 tuổi này hôn mê gần hai năm tại bệnh viện ở Seoul. Gia đình bà cụ đã kiện bệnh viện ra tòa vì không cho phép chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân.
Phán quyết của tòa án tối cao cuối cùng nghiêng về phía gia đình. Nhưng tòa cũng nhấn mạnh, đây chỉ là hành động nhân đạo, không nên xem là thỏa hiệp cho quyền được chết.
Nguồn: Sức khoẻ