Marketing hướng tới tuổi “teen”

bimappk

Âm Phủ Động
Theo thống kê sơ bộ tại Việt Nam, trẻ vị thanh niên (từ 10 đến 17 tuổi) có khoảng 23,8 triệu người, chiếm 31% dân số. Trong quá trình hoạch định chiến lược marketing, thị trường dành cho lứa tuổi “teen” này luôn là phân khúc quan trọng được các nhà marketing tập trung chú ý. Nói một cách đơn giản, thanh thiếu niên là khách hàng của cả hiện tại và tương lai. Nếu một thương hiệu gắn được với tuổi teen, sản phẩm mang thương hiệu đó sẽ có được những khách hàng trung thành trong giai đoạn trung và dài hạn. Điều đáng đề cập là khi khách hàng trẻ trưởng thành hơn, khả năng mua sắm của họ cũng tăng lên nhờ khả năng tự chủ về tài chính.

Tuy nhiên, để thành công hoạt động marketing hướng tới tuổi teen cũng không hề dễ dàng. Những khách hàng trẻ khá nhạy cảm và rất dễ phát giác khi trở thành “mục tiêu” của một chiến dịch marketing. Trong trường hợp này, họ sẽ trở nên hoài nghi và khá cảnh giác với những thông điệp mà công ty marketing muốn truyền tảihttp://saga.vn/view.aspx?id=12892. Ở lứa tuổi này, tỷ lệ tiếp cận công nghệ cao và các công cụ truyền thông hiện đại cũng rất lớn. Chính vì vậy, sẽ là “thảm họa” nếu như thông điệp marketing của doanh nghiệp để lại ấn tượng xấu đối với các khách hàng tiềm năng đang ở tuổi “teen” bởi ấn tượng này có thể sẽ được lan truyền rất nhanh qua nhiều hình thức truyền tải thông tin.

Hiểu rõ đối tượng

Để chuẩn bị tốt kế hoạch marketing hướng tới lớp đối tượng khá đặc biệt này, bạn hãy đầu tư thích đáng cho công đoạn chuẩn bị, mà trước tiên là tìm hiểu cụ thể hơn về lứa tuổi “teen”. Hãy đặt mình ở độ tuổi teen, đọc, nghe, xem những nội dung mà “teen” yêu thích. Nếu có thời gian, người làm marketing cũng nên lui tới những địa điểm mà các teen thường xuyên tụ tập, cả trực tuyến (các diễn đàn, các mạng xã hội…) và cả ngoại tuyến. Bạn cũng có thể xây dựng các nhóm thăm dò để ghi nhận những phản hồi trực tiếp bởi hầu hết thanh thiếu niên đều rất sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình đối với nhiều chủ đề bàn luận khác nhau. Trong suốt quá trình thăm dò, bạn cũng nên lưu ý những thay đổi về nhu cầu, thị hiếu ở lứa tuổi “teen” cũng diễn ra rất nhanh. Để tránh lạc hậu, doanh nghiệp nên hình thành các cơ chế thường xuyên cập nhật về những biến đổi có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực mình đang hoạt động để có thể kịp thời điều chỉnh thông điệp marketing cho thích hợp.

friendgroup.gif

Marketing tới “teen” như thế nào cho hiệu quả?


Mỗi nhóm độ tuổi, tùy thuộc vào từng vùng, miền sẽ có những đặc tính khác nhau mà người làm marketing cần khai thác. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng nhận diện những đặc tính chung sau:

Thứ nhất, nổi cộm nhất trong nhu cầu của nhóm tuổi thanh thiếu niên là nhu cầu được tôn trọng, được thể hiện bản thân gắn liền với nhu cầu giải trí.

Lời khuyên cho bạn: Hiểu rõ và tuân thủ chặt chẽ đặc tính này rất quan trọng. Khi triển khai hoạt động marketing, hãy tôn trọng đối tượng thanh thiếu niên và đừng nghĩ rằng họ chỉ là những đứa trẻ! Thông điệp quảng bá phải ăn khớp, tương đồng với chất lượng thật của sản phẩm, dịch vụ bạn đang cung cấp. Ngoài ra, phương thức tốt nhất để truyền tải thông điệp quảng bá tới lứa tuổi này là qua các nội dung giải trí. Phim ảnh, âm nhạc… có khả năng tác động rất lớn tới hành vi của thanh thiếu niên. Để cho phù hợp và có thể tận dụng tốt đặc tính này, mẫu mã, bao bì sản phẩm của bạn cũng cần được thiết kế độc đáo, phù hợp với người tiêu dùng trẻ. Đương nhiên để tránh phản tác dụng, bạn cũng không nhất thiết phải “teen hóa” một cách thái quá sản phẩm, dịch vụ cũng như thông điệp quảng cáo của mình.

Mới đây Honda Việt Nam đã khá thành công khi phối hợp với VTV3 phát động chương trình “Hành trình 2468km”. Bản thân tên chính của chiến dịch quảng bá (Be U with Honda – tạm dịch: Tự tin thể hiện chính mình cùng Honda) cũng đã “đánh” vào nhu cầu thể hiện bản thân của các “teen”. Chương trình lồng ghép các hoạt động giao lưu dọc tuyến đường từ Bắc vào Nam và các cuộc thi tài năng (mang tính giải trí) nên đã mang lại hiệu quả ngoài mong đợi.

Thứ hai, nhìn chung thanh thiếu niên thường có thiên hướng ủng hộ, mong muốn tham gia các chương trình mang lại lợi ích chung cho xã hội.

Lời khuyên cho bạn: Nhu cầu được chia sẻ, được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình có ở trong tất cả mọi người, không riêng gì người trẻ tuổi. Khả năng thành công, sức hút của thông điệp marketing sẽ cao hơn nếu doanh nghiệp khéo léo lồng vào những chương trình nhân đạo, các hoạt động vì cộng đồng. Ngoài ra, hãy tạo điều kiện để các “teen” trực tiếp tham gia vào các hoạt động do công ty bạn gây dựng. Ví dụ, tài trợ chi phí cho một đoàn từ thiện ở vùng sâu, vùng xa với sự tham gia của các bạn trẻ sẽ là một hình thức quảng bá hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Không dừng lại ở đó, bạn có thể dựng lên cả một diễn đàn trực tuyến hoặc chỉ đơn giản là một trang blog cá nhân để dành riêng cho mục đích chia sẻ thông tin của các thành viên. Nếu hoạt động của công ty bạn thực sự có ý nghĩa, các thành viên đoàn sẽ giúp phát tán thông tin tới nhiều đối tượng khác chỉ trong một thời gian ngắn (hình thức marketing truyền miệng hay word of mouth).

Thứ ba, lứa tuổi thanh thiếu niên rất năng động và rất ưa công nghệ. Họ ưa thích làm nhiều việc cùng lúc, thích tiếp nhận thông tin ngắn gọn, đáp ứng chính xác nhu cầu.

Lời khuyên cho bạn: Doanh nghiệp cần tập trung sử dụng nhiều kênh truyền thông – đặc biệt là các kênh truyền thông mới như điện thoại di động, tin nhắn tức thời (IM), các blog cá nhân… để tăng cường khả năng tiếp cận đối tượng “teen”.

pentopaper.gif

Ngoài ra như trên đã đề cập, bạn phải nắm bắt rõ, nắm bắt chính xác nhu cầu của nhóm đối tượng này đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể cô đọng tối đa thông điệp marketing cần truyền tải. Ví dụ, thương hiệu nước giải khát Sprite đã rất “trực diện” (và cũng rất thành công) khi tung ra thông điệp “Marketing is nothing—Taste is everything. Don’t believe the hype—Obey your thirst” dành cho người trẻ tuổi (tạm dịch: Marketing không là gì cả - Vị giác là tất cả. Đừng tin những quảng cáo thổi phồng – Hãy tuân theo cơn khát của mình).

Thay lời kết

Tương tự như những khách hàng khác, khách hàng tuổi teen sẽ có xu hướng tiêu dùng tập trung vào những hạng mục sản phẩm gắn liền với thị hiếu, nhu cầu của họ. Những hạng mục nào bao gồm giày dép, quần áo, âm nhạc, điện thoại di động, các thiết bị điện tử gia dụng và giải trí. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp công ty bạn cung cấp sản phẩm, dịch vụ không chỉ đơn thuần dành cho teen, xét tới tầm quan trọng của nó, bạn vẫn không thể bỏ qua nhóm đối tượng này. Trong mọi trường hợp, bạn có thể “teen” hóa một cách hợp lý sản phẩm, dịch vụ của mình khi đối tượng marketing, bán hàng của bạn là giới trẻ."Hiện tượng iPhone” do Apple giới thiệu" là một ví dụ điển hình. Chiếc điện thoại không phải được thiết kế dành riêng cho teen nhưng nó lại được các teen chào đón hơn hẳn so với nhiều chủng loại khác. Nguyên nhân không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo, độc đáo trong thiết kế và các tính năng ưu việt. Một nguyên nhân nữa cần phải đề cập là nhu cầu thể hiện bản thân của các teen cũng được đáp ứng phần nào khi họ sở hữu một chiếc iPhone!
nguôn:saga.vn
 

hoa voan

New member
Quản lý Kinh doanh: Kinh nghiệm bán hàng cho teen
[23/04/2009]

Theo một thống kê nhỏ, mỗi teen Hà Nội chi khoảng 100-150 ngàn đồng/tháng dành cho việc shopping và đa phần là các bạn nữ...Shopping là một cái thú thư giãn của chị em. Nhiều khi chẳng có nhu cầu mua sắm gì.

teen.jpg
Trong một cuộc khảo sát nho nhỏ thực hiện với một nhóm bạn teen về thời trang, có đến hàng ngàn lý do khiến họ không hài lòng với cung cách bán hàng. Tuy nhiên, chỉ với 5 “độc chiêu” được chính họ gợi ý sau đây, cửa hàng của bạn sẽ bán chạy hơn mức bạn tưởng tượng!

1. Không cần thừa “manơcanh”

Nếu người ta hỏi thế giới của các bạn nữ là gì thì câu trả lời rất đơn giản: Bất cứ chỗ nào có gắn biển “Khu mua sắm”!Theo một thống kê nhỏ, mỗi teen Hà Nội chi khoảng 100-150 ngàn đồng/tháng dành cho việc shopping và đa phần là các bạn nữ. Thuý, một học sinh lớp 12: “Trước cửa shop là mấy anh chàng cao lênh khênh nhưng chẳng có ai có ý định dắt xe giúp chúng tôi. Ngày nay, các bạn nữ đi xe ga nhiều, dắt ra dắt vào một dãy xe đâu có nhẹ nhàng.Bước vào shop, thêm 2 anh chàng, tóc lởm chởm như điện giật có vẻ là nhân viên bán hàng, nhưng họ cũng chỉ ngồi nghe iPod hoặc gật gù theo điệu nhạc bật ầm ầm trong shop mà có lẽ chỉ-có-họ-mới-thích. Họ nhìn chúng tôi như người ngoài hành tinh chứ chẳng phải khách hàng hay thượng đế nào cả.Tôi đi và chẳng bao giờ quay lại đó nữa, dù nghe đồn rằng ở đó rất thường có hàng độc và đẹp”.
Kinh nghiệm cho chủ shop: Nên cho mấy anh chàng vô tích sự đó nghỉ việc hoặc bỏ bớt manơcanh trong shop đi. Chẳng phải họ chính là manơcanh sao?
2. Ân cần không bằng đồng ý
Trung, 25 tuổi cho biết: “Có một lần tôi đưa cô em gái đi shop. Tôi đặc biệt chú ý đến một anh chàng bán hàng. Có vẻ cậu ta bán được rất nhiều hàng cho các em gái không chỉ nhờ cái vẻ ngoài rất Hàn Quốc”.Cậu ta ăn mặc cùng tông với các cô bé, nói một ngữ giọng rất teen. Cậu ta rất biết các xu hướng thời trang và luôn tỏ ra đồng ý dù trước đó các cô bé bày tỏ bất cứ quan điểm thời trang nào.Một “đoàn” khoảng 5, 6 cô bé (trong đó có cả em tôi) đi theo cậu ta khắp shop cứ như là đi tour. “Em mặc cái đó chắc là được lắm đấy”, cậu ta nói câu đó với em tôi hay nói với ai trong nhóm cũng chẳng quan trọng.Các cô em “chết mê chết mệt” anh chàng và mua hết thứ nọ đến thứ kia. Những tưởng tôi đã “thoát nạn” khi ra đến quầy thanh toán thì anh chàng lại bồi thêm: “Anh nghĩ cái áo này mà đi với chiếc vòng kia thì cứ gọi là quá hợp với em. Thử cả chiếc khuyên tai này đi, anh sẽ giảm giá”!Chỉ có trời mới biết điều gì xảy ra với cái ví của tôi hôm đó! Kinh nghiệm cho chủ shop: Dạy nhân viên bán hàng của mình nói “OK” thật ngọt ngào và biểu cảm. Cũng không quá khó đâu!
3. Những người chỉ xem sẽ mua lần tới
Khi biết một số khách hàng đến chỉ “xem chứ không mua”, hầu hết các shop đều tỏ thái độ theo kiểu: “Mua thì chẳng mua! Đấy, xem đi!”Hồng, sinh năm 1984 nói: “Shopping là một cái thú thư giãn của chị em. Nhiều khi chẳng có nhu cầu mua sắm gì, nhưng đi ngắm nghía thôi cũng rất thư giãn. Tuy nhiên các cửa hàng đều tỏ thái độ rất khó chịu nếu như đó là “khách tham quan” hoặc ra cửa mà không mua thứ gì. Đó là một điều không chấp nhận được”!Có một thực tế là khi chị em bảo: “Không có nhu cầu, chỉ xem thôi” là một lợi thế to lớn dành cho nhân viên bán hàng. Trong tâm trạng tập trung vào việc… thư giãn, chị em sẽ “mất đề phòng” và có thể ngã gục dễ dàng trước một bộ đồ đẹp cộng với những lời đường mật.Nếu họ không mang tiền, chắc chắn họ sẽ quay lại mua, hoặc ít nhất, bạn đã bán cho họ một ấn tượng đẹp! Kinh nghiệm cho chủ shop: Những khách hàng chỉ “lượn lờ” cũng giống như những con nai không phòng bị. Họ có thể “sập bẫy” bất cứ lúc nào.
4. Nên có Web/blog giới thiệu cửa hàng và chăm sóc nó cẩn thận
Teen nhà ta giờ dùng Internet nhiều như… quân Nguyên, nếu shop không phát huy sức mạnh thương mại điện tử thì quá phí phạm!goài dùng Web/blog để tung hàng mới lên rồi, bạn cũng nên thường xuyên chat chít, comment để kéo họ lại gần với mình.Có shop chỉ cần tung hàng lên mạng khoảng nửa tiếng đã… hết sạch. Cô chủ shop - một SV đang theo học Học viện Thời trang London tâm sự: “Hồi xưa em chẳng bao giờ có ý định mở shop hay kinh doanh quần áo gì cả. Chỉ là thích, mua, ghép đồ rồi chụp ảnh mang lên blog để… khoe, ai ngờ mọi người ủng hộ rầm rộ”!Từ đó, em mua nhiều đồ hơn và chủ yếu bán trên blog bằng đặt hàng qua điện thoại. Dần dần, khi blog có nhiều người truy cập, em mở thêm shop và kinh doanh rất thuận lợi! Kinh nghiệm cho chủ shop (và các bạn teen): Cứ có gout ăn mặc, chụp ảnh và viết blog nhiều, có ngày bạn sẽ trở thành… triệu phú!
5. Nhớ tên khách hàng có cần thiết không?
Đa phần các shop nhà ta đều lắc đầu vì họ không biết/không thể/không muốn ghi nhớ tên khách hàng của mình.Thuỷ, 19 tuổi, nói: “Khi nghe người bán hàng gọi tên mình, tôi cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Họ cũng để ý và quan tâm đến tôi đấy, và có lẽ họ cũng đánh giá cao gout ăn mặc của tôi”. Việc biết tên khách hàng vô hình chung bạn đã biến mối quan hệ Bán - Mua trở thành quan hệ bạn bè. Khách hàng sẽ thoải mái hơn với bạn, cởi mở hơn và cũng trung thành hơn.Thử tưởng tượng thế này, một ngày Thuỷ đi cùng một cô bạn. Nhân viên bán hàng chào: “Thuỷ, dạo này em thế nào? Hôm nay đến chọn cho anh/chị cái gì nào?”Bạn của Thuỷ sẽ bảo: “Họ biết tên bạn cơ à?” Còn Thuỷ thì sao? Chắc chắn cô bạn ấy sẽ cảm thấy hãnh diện cảm thấy như được ghi điểm: “Cửa hàng này bán hàng được lắm, tớ mua ở đây cả trăm lần rồi, bạn nên chọn lấy vài thứ xem thế nào”! Kinh nghiệm cho chủ shop: Giấy, bút để ghi họ tên và số điện thoại, YM, blog… Có nhiều cách để nhớ mặt khách hàng, một trong số đó là… chụp ảnh. Có nhiều shop không cần thực hiện bất cứ một “độc chiêu” nào trong số 5 ý kiến trên của teen mà vẫn làm ăn không đến nỗi nào. Nhưng bạn cứ thử đi, dù sao cũng chẳng hại gì!

Theo Vietnambranding​
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Marketing] Marketing hướng tới tuổi “teen” Marketing 0
L [Khác] Xu hướng làm marketing mới trong thời đại 4.0 Website - Blog 0
L [Website] Hướng dẫn đăng ký affiliate marketing 2020 Website - Blog 0
BNN [Marketing] Các xu hướng mới trong hoạt động E-Marketing Marketing 0
bimappk Marketing hướng nội và marketing hướng ngoại: Chân trước, chân sau Marketing 2
samurai Hướng dẫn về email marketing. Kinh tế 0
M Đâu là mạng tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) uy tín nhất hiện nay? ĐÀ NẴNG Online 0
M Tiếp thị kết liên Unica – Điểm sáng trong Affiliate Marketing ĐÀ NẴNG Online 0
L [Tư vấn] Kiếm tiền với Amazon Affiliate marketing 2020 ​ Website - Blog 0
H [Khác] Nghề Affiliate Marketing tại Việt Nam cần chuẩn bị những kiến thức gì ? [/b] Website - Blog 1
bbcincorporation [Tin tức] Thực trạng hoạt động marketing trực tuyến trong kinh doanh du lịch Đà Nẵng Marketing 0
V [Nhà Đất] Chuyển đổi số ngành marketing và công nghệ thực tế ảo QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V Marketing khách sạn và resort hiệu quả khi thay thế hình ảnh truyền thống Thông tin du lịch 0
BNN [Quảng cáo] Internet Marketing cho “gà đẻ trứng vàng” Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Quảng cáo] Bắt mạch Online Marketing 2012 Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Viral marketing: "Rỉ tai.net" Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Công cụ mới cho e-marketing Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Marketing bằng flashmob Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Internet marketing: Tìm lực đẩy từ trào lưu mới Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] 5 sai lầm cần tránh trong email marketing Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Bài học về ứng dụng mobile marketing ở Việt Nam Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Doanh nghiệp SMS Marketing mang tiếng xấu? Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Marketing hiện đại: Phân kỳ hay Tích hợp? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Marketing] Xây dựng chiến lược marketing: Chọn "gỗ" hay "sơn"? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Marketing] Marketing trong thời đại mới Marketing áp dụng hiện nay đã trở nên lỗi thời hay Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] Tự kiểm tra năng lực marketing Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] 5 dấu hiệu bạn cần thay đổi chiến lược marketing Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Thương hiệu có phải là một khái niệm Marketing? Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Nhượng quyền thương hiệu: Một công cụ trong marketing thương hiệu Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] 7P cho marketing dịch vụ Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] Mua bán sáp nhập từ góc nhìn marketing Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Marketing - cuộc đọ sức về nhận thức của khách hàng Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] 18 bí quyết Marketing hàng hiệu Xây dựng thương hiệu 4
BNN [Marketing] Marketing đang thay đổi, bạn có sẵn sàng chưa? Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] 9 bài học digital marketing từ những thương hiệu xã hội hàng đầu Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Nhượng quyền thương hiệu - Kho báu bị bỏ quên trong marketing mix Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Vận dụng logic thông thường trong marketing – Đúng hay sai? Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Sổ tay] 8P – Trụ cột marketing thương hiệu hàng hiệu Xây dựng thương hiệu 1
T [Marketing] Guerilla Marketing - Tiếp thị kiểu du kích Kiến thức kinh doanh 1
D [Marketing] Marketing Online - Forum Seeding là gì? Marketing 9
T [Marketing] Lợi ích khi áp dụng Email marketing cho kinh doanh Marketing 0
T [Marketing] 19/5 Offline câu lạc bộ Marketing Online lần 5 Thông tin & Giao lưu 0
T [Tin tức] Video Marketing - Thủ thuật quảng bá thương hiệu trên Youtube Kiến thức kinh doanh 0
B Học marketing như thế nào Marketing 0
M Nói chuyện về “cung – cầu” của thị trường marketing tại đà nẵng Marketing 1
A [Nhà Đất] Cách nào , Marketing sản phẩm đạt lợi nhuận cao nhất(chi phí thấp) QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
A [Nhà Đất] Cách nào , Marketing sản phẩm đạt lợi nhuận cao nhất(chi phí thấp) QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
bachsa [Điều hành] Marketing là bán hàng Quản lý - Điều hành 0
bachsa [Marketing] Ngân sách marketing Marketing 0
bachsa [Marketing] Marketing trực tuyến, Phần II Marketing 0

Similar threads

Top