lionking01
New member
Lưu luyến những cây cầu
(Cadn.com.vn) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, từ ngày 7-5, các phương tiện tham gia giao thông và người đi bộ ngừng lưu thông qua cầu Trần Thị Lý nhằm phục vụ việc thi công xây dựng cầu mới. Thế là sau 40 năm tồn tại, 2 cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn sẽ phải “ra đi” nhường chỗ cho cây cầu mới vững chãi, to đẹp hơn. Dù vậy, vẫn còn đây sự hoài niệm về 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, nơi gắn liền với nhiều mốc son lịch sử và trong đời sống người dân Đà Nẵng.
Khi tấm biển báo cấm lưu thông trên cầu Trần Thị Lý được dựng lên thì các phương tiện giao thông đều dồn vào cầu Nguyễn Văn Trỗi. Cây cầu như quá nhỏ để phục vụ cho lượng phương tiện khổng lồ, đôi lúc rung lên khi một chiếc xe tải lớn chạy qua. Nhiều người do quen đường vẫn cho xe chạy vào cầu Trần Thị Lý để rồi lặng lẽ quay ra khi thấy một thanh sắt chắn ngang đường.
Không ít người thấy lạ lẫm, rồi tiếc nuối về sự “ra đi” của cây cầu, bởi nó đã trở nên quen thuộc với họ, nơi họ vẫn đi về trên bước đường mưu sinh. Tôi đi trên cầu Nguyễn Văn Trỗi cũng với cảm giác như thế. Và để tìm hiểu về 2 cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn, không gì hay hơn tìm gặp những người đã gắn bó với nó. Tôi gặp ông Võ Văn Giỏi, khi ông đang tất bật với công việc chài lưới của mình.
Tại đây, đêm đêm những ngư dân tỏa đi khắp dòng sông Hàn buông lưới, để rồi sáng hôm sau mang về nhiều cá tôm. Ông Giỏi kể: “Mỗi đêm tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, đủ lo cho gia đình, còn lúc mô gió lớn thì cho ghe vào đây tránh. Sống dưới chân cầu này nên tôi có nhiều kỷ niệm lắm. Có lần, tôi đang nằm trên ghe nghỉ trưa dưới cầu Nguyễn Văn Trỗi thì có một thanh sắt bất ngờ rơi xuống, may mà nó không trúng tôi. Hai cây cầu này xuống cấp nhiều rồi”.
Với ông Giỏi, ông Trung, 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý là nơi để họ nương náu trong cuộc mưu sinh thì với nhiều thế hệ người Đà Nẵng, nơi đây là dấu tích trực quan hiếm hoi còn lại về một “căn cứ quân sự liên hợp khổng lồ” của quân đội Mỹ - ngụy dựng lên. Hai cây cầu gợi lại hoài niệm về thời chưa xa. Với đại tá Phạm Xuân Sanh thì kỷ niệm về cầu Nguyễn Văn Trỗi là ngày đơn vị ông quyết tâm đánh sập nó và có những đồng đội của ông mãi mãi nằm lại dưới chân cầu.
Đêm 28 Tết, khi chuẩn bị xuôi theo dòng sông để tiếp cận chân cầu thì bị lộ, địch cho ca nô đến bao vây. 4 đồng chí Tào, Chất, Núi, Hường đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi anh dũng hy sinh. Đồng đội của tôi đã nằm lại dưới dòng sông Hàn”. Đến năm 1975, suýt nữa thì cầu Nguyễn Văn Trỗi đã không còn tồn tại cho đến ngày nay vì lúc ấy đơn vị của ông Sanh đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh sập nó nhưng nhờ quân ta giải phóng Đà Nẵng nhanh chóng nên điều đó đã không xảy ra. Và, cũng chính tại cây cầu này đã chứng kiến sự hy sinh của người chiến sĩ biệt động thành Nguyễn Văn Dự, khi ta tiến công giải phóng Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975.
Trải qua nhiều thăng trầm, 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý đã hoàn thành sứ mạng của mình. Giờ đây, do yêu cầu của sự phát triển, Đà Nẵng cần có một cây cầu mới, vững chãi và đẹp hơn thay cho các cây cầu cũ, âu đó cũng là lẽ tất yếu. Đúng như lời ông Sanh tâm sự: “Tôi rất vui khi thành phố xây dựng cầu mới thay cho cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, nhưng hình ảnh cây cầu xưa với các dấu tích một thời, thì tôi không thể quên...”.
(Cadn.com.vn) - Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, từ ngày 7-5, các phương tiện tham gia giao thông và người đi bộ ngừng lưu thông qua cầu Trần Thị Lý nhằm phục vụ việc thi công xây dựng cầu mới. Thế là sau 40 năm tồn tại, 2 cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn sẽ phải “ra đi” nhường chỗ cho cây cầu mới vững chãi, to đẹp hơn. Dù vậy, vẫn còn đây sự hoài niệm về 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, nơi gắn liền với nhiều mốc son lịch sử và trong đời sống người dân Đà Nẵng.
Khi tấm biển báo cấm lưu thông trên cầu Trần Thị Lý được dựng lên thì các phương tiện giao thông đều dồn vào cầu Nguyễn Văn Trỗi. Cây cầu như quá nhỏ để phục vụ cho lượng phương tiện khổng lồ, đôi lúc rung lên khi một chiếc xe tải lớn chạy qua. Nhiều người do quen đường vẫn cho xe chạy vào cầu Trần Thị Lý để rồi lặng lẽ quay ra khi thấy một thanh sắt chắn ngang đường.
Không ít người thấy lạ lẫm, rồi tiếc nuối về sự “ra đi” của cây cầu, bởi nó đã trở nên quen thuộc với họ, nơi họ vẫn đi về trên bước đường mưu sinh. Tôi đi trên cầu Nguyễn Văn Trỗi cũng với cảm giác như thế. Và để tìm hiểu về 2 cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn, không gì hay hơn tìm gặp những người đã gắn bó với nó. Tôi gặp ông Võ Văn Giỏi, khi ông đang tất bật với công việc chài lưới của mình.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi xưa.
Từ vài tuần nay, khi nghe thông tin chuẩn bị tháo dỡ cầu Trần Thị Lý, ông Giỏi cùng nhiều ngư dân khác đã chuẩn bị di chuyển đi nơi khác làm ăn. Dù vậy, ông Giỏi tỏ ra luyến tiếc cái... chân cầu mà từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của mình. Ông nói: “Làm chài lưới dưới 2 chân cầu này đã được 20 năm nên chừ thấy cầu chuẩn bị tháo dỡ để xây cầu mới, tôi cảm thấy như mất đi một cái gì đó”. Nỗi buồn của ông Giỏi cũng là lẽ dễ hiểu vì ở chân cầu này là nơi mưu sinh, chỗ tránh gió bão cho ghe thuyền của gia đình ông. Tại đây, đêm đêm những ngư dân tỏa đi khắp dòng sông Hàn buông lưới, để rồi sáng hôm sau mang về nhiều cá tôm. Ông Giỏi kể: “Mỗi đêm tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, đủ lo cho gia đình, còn lúc mô gió lớn thì cho ghe vào đây tránh. Sống dưới chân cầu này nên tôi có nhiều kỷ niệm lắm. Có lần, tôi đang nằm trên ghe nghỉ trưa dưới cầu Nguyễn Văn Trỗi thì có một thanh sắt bất ngờ rơi xuống, may mà nó không trúng tôi. Hai cây cầu này xuống cấp nhiều rồi”.
Cầu Trần Thị Lý đã cấm lưu thông từ ngày 7-5.
Mưu sinh dưới 2 chân cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý còn có nhiều ngư dân khác và mỗi người có một chuyện khác nhau để kể về chúng. Ông Nguyễn Tấn Trung (quê xã Bình Dương, H. Thăng Bình, Quảng Nam) đã đến kiếm sống dưới 2 chân cầu này được vài năm. Ông kể: “Ở đây thường xuyên nên tôi chứng kiến nhiều sự việc diễn ra. Tôi nhớ vào năm ngoái, có một cô gái nhảy cầu Nguyễn Văn Trỗi định tự tử. Thấy thế, tôi và vài người nữa bơi ghe ra cứu, may mà kịp. Hay vụ chiếc xe tải chạy suýt rơi xuống sông, lúc đó tôi đang neo ghe dưới cầu, nghe rầm một cái thì thấy đầu chiếc xe đã ra khỏi thành cầu. Nói dại, lúc ấy chiếc xe rơi xuống thì tôi không biết chạy đường mô. Mỗi khi có xe lớn chạy qua là cầu Nguyễn Văn Trỗi lại rung lên bần bật, ở dưới này nhiều khi đứng tim”.Với ông Giỏi, ông Trung, 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý là nơi để họ nương náu trong cuộc mưu sinh thì với nhiều thế hệ người Đà Nẵng, nơi đây là dấu tích trực quan hiếm hoi còn lại về một “căn cứ quân sự liên hợp khổng lồ” của quân đội Mỹ - ngụy dựng lên. Hai cây cầu gợi lại hoài niệm về thời chưa xa. Với đại tá Phạm Xuân Sanh thì kỷ niệm về cầu Nguyễn Văn Trỗi là ngày đơn vị ông quyết tâm đánh sập nó và có những đồng đội của ông mãi mãi nằm lại dưới chân cầu.
Ông Giỏi và ông Trung mưu sinh hàng ngày tại chân cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý.
Ngày đó, quân đội Mỹ xây dựng lại cây cầu này chỉ nhằm mục đích quân sự và tên là cầu Trịnh Minh Thế. Lúc đó, đây là cây cầu duy nhất bắc qua sông Hàn vì thế trở thành mục tiêu đánh phá. Trách nhiệm này được giao cho Đội Đặc công nước. Ông Sanh kể: “Trong cuộc Tổng tấn công năm 1968, đơn vị chúng tôi nhận được lệnh đánh sập cầu Trịnh Minh Thế. Lúc ấy, tôi là ĐộI trưởng Đội Đặc công nước, trước khi lên đường chúng tôi lên phương án cẩn thận, 4 đồng chí sẽ mang theo 150kg chất nổ C4 để đánh cầu. Đêm 28 Tết, khi chuẩn bị xuôi theo dòng sông để tiếp cận chân cầu thì bị lộ, địch cho ca nô đến bao vây. 4 đồng chí Tào, Chất, Núi, Hường đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi anh dũng hy sinh. Đồng đội của tôi đã nằm lại dưới dòng sông Hàn”. Đến năm 1975, suýt nữa thì cầu Nguyễn Văn Trỗi đã không còn tồn tại cho đến ngày nay vì lúc ấy đơn vị của ông Sanh đã chuẩn bị sẵn sàng để đánh sập nó nhưng nhờ quân ta giải phóng Đà Nẵng nhanh chóng nên điều đó đã không xảy ra. Và, cũng chính tại cây cầu này đã chứng kiến sự hy sinh của người chiến sĩ biệt động thành Nguyễn Văn Dự, khi ta tiến công giải phóng Đà Nẵng vào ngày 29-3-1975.
Trải qua nhiều thăng trầm, 2 cây cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý đã hoàn thành sứ mạng của mình. Giờ đây, do yêu cầu của sự phát triển, Đà Nẵng cần có một cây cầu mới, vững chãi và đẹp hơn thay cho các cây cầu cũ, âu đó cũng là lẽ tất yếu. Đúng như lời ông Sanh tâm sự: “Tôi rất vui khi thành phố xây dựng cầu mới thay cho cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lý, nhưng hình ảnh cây cầu xưa với các dấu tích một thời, thì tôi không thể quên...”.
Bài, ảnh: Lưu Hoàng Anh