Viết Sang
Moderator
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG 1
Biên soạn : Trương Thị Kim Phượng
Biên soạn : Trương Thị Kim Phượng
Thông tin ebook :
Nguồn : Đại học Cần Thơ
Thực hiện ebook : hoi_ls
Nguồn : Đại học Cần Thơ
Thực hiện ebook : hoi_ls
Vài suy nghĩ về vấn đề quyền con người trong Văn học phương Tây nói:Khi văn học vừa mới hình thành, bởi không ai phủ nhận định nghĩa nổi tiếng của Macxim Gorki: Văn học là nhân học.
Xem xét lịch sử văn học của con người, từ khởi thủy đến nay, từ phương Ðông sang phương Tây là một việc làm vượt quá khả năng cho phép trong khuôn khổ một bài nghiên cứu ngắn. Do đó người viết chỉ xin được giới hạn trong việc nêu lên vài suy nghĩ về vấn đề quyền con người trong văn học phương Tây từ cổ đại đến nay.
Ðiều đơn giản là hầu như bất cứ kiệt tác văn chương nào của nhân loại cũng đều đề cập đến một hay nhiều quyền của con người, mà chúng ta có thể căn cứ vào bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền ra ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Liên Hợp Quốc đã quy định, trong đó, có những quyền căn bản như: Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về các quyền. Mọi người đều vốn có lương tâm và lý trí và phải tác động lẫn nhau theo tinh thần thiện chí. (Ðiều 1), Mỗi người đều chính đáng được hưởng tự do và các quyền mà tuyên ngôn này quy định, không có mọi sự phân biệt, kể cả phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo. . . (Ðiều 2), Mỗi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân (Ðiều 3), Không ai phải chịu chế độ nô lệ hay bị nô dịch. . .(Ðiều 4), Không ai phải chịu tra tấn hay xử sự tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm. (Ðiều 5), Mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. (Ðiều 6). . .
Từ thời Cổ đại, quyền con người đã xuất hiện trong những tác phẩm anh hùng ca vĩ đại của Homère, các vở bi kịch xuất sắc của Eschyle, Sophocle, Euripide. Ðây đều là những sáng tác nêu lên những vấn đề lớn lao của nhân loại: Tâm tư, tình cảm, hành động của con người thời Cổ đại trong chiến tranh, trong hòa bình (Iliade, Odyssée); cuộc đấu tranh cho tự do và hạnh phúc của con người(Prométhée bị xiềng); cuộc đấu tranh giữa con người và số mệnh bi thảm (Oedipe làm vua); thân phận người phụ nữ và ước mơ được quyền sống bình đẳng, hạnh phúc của họ ( Médeé). . . Câu chuyện nàng Médée bị chồng phụ bạc trắng trợn đã nổi giận giáng một đòn trả thù khủng khiếp và độc ác xuống người chồng chính là lời kêu gọi xã hội hãy quan tâm hơn đến người phụ nữ của tác giả Euripide.
Thời Phục hưng, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Nhân Văn (Humanism), một nền văn học Lấy con người làm trung tâm đã phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu chói ngời trong kho tàng văn học nhân loại. Trào lưu văn học Nhân Văn chủ nghĩa chính là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng, thời đại mà Anghen đã gọi là Thời đại khổng lồ. Nó đã chung đúc lại những yêu cầu và khát vọng muốn tự giải phóng của con người thời đó thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của Trung cổ, Phong kiến và nhà thờ. Theo một định nghĩa của Vônghin, chủ nghĩa Nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài đời sống của nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó, và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn.
Sửa lần cuối: