BNN
Hỏa Sơn
Làm gì với Hải Vân quan?
(Cadn.com.vn) - Phải làm gì với Hải Vân quan để nó trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới xứng tầm với giá trị vốn có? Cả Đà Nẵng và TT – Huế đã làm gì trong suốt những năm qua, để rồi bây giờ Hải Vân quan vẫn chỉ là hình ảnh nhếch nhác, xuống cấp, đôi khi thấy quặn lòng ?
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Đường đến với di tích cỏ mọc um tùm.
</td></tr></tbody></table>KHÁC NHƯNG CHƯA ĐỦ! Có lẽ không phải nói nhiều độc giả cũng biết Hải Vân quan là địa điểm du lịch lý tưởng. Nơi đó không chỉ có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn chứa đựng những di tích lịch sử-văn hóa qua ba giai đoạn: Phong kiến – chống Pháp – Mỹ. Hãy lắng nghe du khách từ Châu Âu, Châu Mỹ nói về nơi này. Anh Lvis Fepnante (Tây Ban Nha): Tôi tới Huế và quyết định thuê xe máy để trải nghiệm vượt đèo Hải Vân trước khi vào Hội An. Tôi khá bất ngờ bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ. Đây thực sự là điểm dừng chân nghỉ ngơi lý tưởng sau những vòng cua mạo hiểm vượt đèo. Tôi đã chụp nhiều ảnh để lưu giữ kỷ niệm tại đây. Cảm nhận của Lvis đồng điệu với khá nhiều du khách quốc tế, song không phải là tất cả.
Chị Maria Garcia (Chile) cho biết, chị có đọc sách nói về hệ thống di tích trên đỉnh Hải Vân, rất khát khao lên tận đây tìm hiểu. Nhưng khi tận mắt chứng kiến, chị có chút chạnh lòng, bởi di tích đang xuống cấp nhưng chưa được bảo tồn, có chỗ cỏ hoang mọc, rác nhếch nhác, chỉ muốn nhìn qua không muốn bước vào. Chị Maria nói, địa phương cần tu bổ lại di tích, lập bảng chỉ dẫn, giới thiệu chi tiết và dọn sạch sẽ, như vậy mới không làm du khách có phần thất vọng.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Đỉnh Hải Vân bao năm vẫn chỉ là những lều quán lụp xụp, thiếu các dịch vụ đúng nghĩa
của điểm đến du lịch.
</td></tr></tbody></table>của điểm đến du lịch.
Anh Nguyễn Vinh, hướng dẫn viên du lịch Cty Mặt Trăng Xanh (Đà Nẵng) cho biết, nhờ Đà Nẵng làm quyết liệt nên tình trạng chèo kéo, bu bám, giành giật khách hiện nay mới chấm dứt. Khoảng 3 tháng trước, tình trạng này là vấn nạn kinh hoàng. Tuy vậy, anh Vinh cho rằng, do ở đây thiếu các dịch vụ đủ sức hút giữ chân du khách, nên khi tới, họ chỉ chụp ảnh, tham quan chớp nhoáng, mua một ít đồ lưu niệm bằng ngọc trai rồi đi. Cũng có nghĩa, việc khai thác du lịch từ điểm đến này, giá trị chưa cao. Ông Trần Chí Cường- Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng cho biết, trên đỉnh Hải Vân hiện đón khoảng 1 ngàn lượt khách mỗi ngày, trong đó chủ yếu là khách quốc tế. Hiện có 15 ki-ốt kinh doanh đều là người dân từ Hòa Hiệp Bắc- Liên Chiểu lên. Trước đây, tình trạng lộn xộn, tranh giành, bu bám, chèo kéo khách cộng với công tác vệ sinh môi trường không được đảm bảo, đội ngũ hàng rong tái diễn, đã gây phản cảm, nhức nhối cho du khách. Tuy vậy, từ đầu tháng 5-2012, Q. Liên Chiểu đã tổ chức nhiều biện pháp chấn chỉnh như kiểm tra, định giá và niêm yết các mặt hàng kinh doanh; quy định đồng phục và phát 50 mũ, thẻ kinh doanh ghi tên quầy, tên người bán, số điện thoại liên lạc; dựng các biển cấm dừng đậu xe... Đặc biệt, ĐồN biên phòng 244 được giao nhiệm vụ thường xuyên kiểm soát tình trạng chèo kéo, bán hàng rong, thay vì giao cho CAP như trước đây (ở xa, hầu hết lại là người địa phương, quen biết, làm không hiệu quả). Ông Cường nói, bộ mặt du lịch tại Hải Vân quan đã cải thiện rất nhiều, song chỉ là biện pháp tạm thời, về cơ bản cần có sự thay đổi mới cho toàn bộ khu vực đỉnh đèo.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Khách quốc tế tham quan Hải Vân quan.
</td></tr></tbody></table>VÌ SAO?
Đã hơn 10 năm thông hầm Hải Vân, không còn tình trạng các loại xe đều phải đổ lên đỉnh đèo, tạo sự phức tạp, nhếch nhác, khó quản lý, khó phát triển du lịch như trước. Bây giờ, toàn bộ đèo, đỉnh đèo Hải Vân hầu như chỉ dành cho du lịch. Sự an toàn, sạch sẽ, không gian trong lành, cảnh quan hùng vĩ vô cùng thuận lợi để biến Hải Vân quan, một địa danh đã rất nổi tiếng thế giới thành một điểm tham quan không thể khước từ với du khách gần xa. Nhưng, Hải Vân quan vẫn như xưa, chỉ có thời gian phủ lên các di tích làm lộ rõ sự xuống cấp. Đã đến lúc phải đặt ra câu hỏi vì sao và phải làm gì với Hải Vân quan?. Ông Cường nói, phải xây dựng Hải Vân quan thành điểm du lịch quốc gia của 2 địa phương Huế, Đà Nẵng thì mới áp dụng được các khung, chuẩn để xây dựng, quản lý, trùng tu... như một điểm đến du lịch. Nhưng cái khó là chưa tìm được tiếng nói chung giữa hai địa phương. Đỉnh đèo là nơi phân chia ranh giới 2 địa phương, nên cả hai đều muốn được xây dựng, quản lý, khai thác điểm đến du lịch này. Và... cái ranh giới tưởng đơn giản ấy lại không thể bước qua để nghĩ và làm một việc lớn hơn, ích lợi hơn.
Không cam chịu tình trạng này kéo dài, Đà Nẵng đã có bước đi riêng. Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng đã trình UBND TP về phương án khai thác, quản lý đỉnh đèo Hải Vân. Theo đó, sẽ lập quy hoạch chi tiết khu vực đỉnh đèo Hải Vân với các nội dung cụ thể như xây dựng hệ thống ki-ốt bán hàng,các loại dịch vụ; hạ thế điện để lắp đặt và trang trí hệ thống điện chiếu sáng tại đỉnh đèo (hiện chưa có điện); xây dựng hệ thống nước sạch, lắp các bảng hướng dẫn du lịch, bảng nội quy tham quan, bảo vệ môi trường; xây dựng nhà vệ sinh công cộng theo chuẩn của Tổng cục Du lịch, bãi đậu xe, nhà vọng cảnh, khu vực cảnh quan, cây xanh... Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, để tạo điểm nhấn du lịch ngay tại cửa ngõ TP, có 2 phương án được đưa ra. Cụ thể: Q.Liên Chiểu sẽ xây mới các ki-ốt theo mẫu chung (xây 12 ki-ốt bên địa phận Đà Nẵng, còn Huế giữ nguyên hiện trạng, sau này phía Huế sẽ tiến hành giải tỏa). Các ki-ốt này sẽ được cho hộ dân thuê lại, lấy kinh phí làm công tác duy trì đội trật tự, dọn vệ sinh môi trường... Một phương án quan trọng khác đó là giải tỏa hết các hộ kinh doanh hiện tại (định hướng chuyển đổi ngành nghề cho họ) và kêu gọi nhà đầu tư đủ tiềm lực kinh tế đầu tư, khai thác dịch vụ toàn bộ khu vực đỉnh đèo theo quy hoạch.
Với những động thái dứt khoát từ phía Đà Nẵng, hy vọng không lâu nữa, Hải Vân quan sẽ trở thành điểm đến du lịch đẳng cấp đúng với giá trị vốn có của nó.
Hải Hậu (CAĐN)