Congvien_it
Moderator
Khu Công nghệ thông tin Đà Nẵng - DITP
Khát vọng công nghiệp phần mềm Đà Nẵng
Khát vọng công nghiệp phần mềm Đà Nẵng
Sáng ngày 6-4, đại diện UBND thành phố Đà Nẵng cùng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chính thức “cắm xẻng đất” khởi công xây dựng Khu Công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Đà Nẵng (DITP). Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến nhìn nhận, đây là dự án đầu tiên hiện thực hóa việc lấy “Công nghệ cao - CNTT làm mũi nhọn đột phá” của địa phương trong giấc mơ phát triển nền công nghiệp phần mềm mạnh mẽ, ngang tầm quốc tế.
Trả lời giới báo chí về việc đã có khu công nghệ cao, đã có một “thế giới phẳng” trong lĩnh vực CNTT toàn cầu, vậy mà Đà Nẵng vẫn làm khu CNTT với diện tích 341 hecta, ông Phạm Kim Sơn, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng thổ lộ: Thế giới phẳng, nhưng không phải phẳng đều. Đà Nẵng đang nhắm vào điểm còn “chưa phẳng” của thế giới công nghệ, mạnh dạn đầu tư khu CNTT riêng biệt cho mình, mà chung cục cho cả miền Trung.
<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr> <td>
Phác thảo không gian Khu CNTT Đà Nẵng
</td> </tr> </tbody> </table> Đón đầu cơ hội “không phẳng”
Ông Sơn lý giải, nhìn vào toàn cảnh nền công nghệ phần mềm, nhất là CNTT ứng dụng toàn cầu, người ta dễ lầm tưởng các nền công nghiệp phần mềm và nội dung số thế giới đã “xích gần nhau”. Một doanh nghiệp CNTT ở Mỹ rất dễ tìm được những nhóm nhân lực nhu liệu (outsoure) đông đảo, giá tiền công rẻ tại Ấn Độ, hay Trung Quốc để giao những phần việc gia công nhu liệu cơ bản. Sau đó, kết hợp những đội ngũ kỹ sư CNTT ứng dụng ở Nhật, Mỹ, Hàn quốc… chế tác các phần mềm công nghệ số. Việc trao đổi, đóng gói, dịch chuyển các phần mềm số trên mạng toàn cầu giờ đây rất dễ dàng, cảm tưởng như nhà đầu tư chỉ cần ngồi một chỗ cũng có được hàng loạt dự án triển khai khắp nơi.
Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, thực tiễn các dự án luôn cần có sự cọ xát nhu cầu xã hội và muốn làm được phải đi đúng luồng năng lực gia công, sản xuất. Các khu CNTT tập trung ở Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan… dù lớn nhưng vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu sáng tạo phần mềm từ các dự án. Thế giới số càng mở rộng, nguồn nhân lực này càng phải đa dạng. Mà cơ bản, nhà đầu tư hướng vào mảng công nghệ số nào thì mới thực sự cần tích hợp đúng với nhóm nhân lực phục vụ cụ thể.
Vì thế, không ít nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang đến Việt Nam, đến Đà Nẵng từ hướng Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ để tìm kiếm thêm nguồn nhân lực mới, cơ hội đầu tư dự án mới, hài hòa kỹ thuật và tiết kiệm chi phí hơn. Có doanh nghiệp đặt luôn vấn đề sẽ đầu tư nhà máy ứng dụng CNTT hiện đại, miễn là Đà Nẵng có được nguồn 6.000 - 7.000 công nhân nhu liệu. “Chúng tôi đã phải lắc đầu, không đón được dự án đầu tư rất tốt vì không có mặt bằng CNTT và nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của họ”, ông Sơn tâm sự.
Với khu CNTT tập trung Đà Nẵng như hoạch định hiện nay, dự báo sẽ có hơn 25.000 lao động kỹ thuật CNTT làm việc trong vòng 10 năm nữa. Con số đó có lẽ lớn so với năng lực đáp ứng hiện nay, nhưng thật ra vẫn rất là nhỏ bé so với nhu cầu thực nếu miền Trung thu hút được các dự án công nghệ số - CNTT lớn. Cho nên, có thêm khu CNTT, thực chất Đà Nẵng mong đón đúng luồng cơ hội “không phẳng” của thế giới số tương lai.
Địa phương và nhà đầu tư chung tay
Ông Paul Ta, đại diện nhà đầu tư hạ tầng Rocky Lai (Mỹ) khẳng định, ý tưởng xây dựng một khu CNTT tập trung của doanh nghiệp ông đã may mắn “ăn khớp” với mong muốn của địa phương. Do đó, Rocky Lai cam kết sẽ gắn bó cùng Đà Nẵng để hiện thực hóa giấc mơ “có một thung lũng Silicon và khu công nghệ Tân Trúc tại miền Trung”.
DITP là kết quả sự chung tay ấy, bao gồm cả nỗ lực mời chào của Đà Nẵng với các nhà đầu tư đến tiếp cận địa phương, lẫn Tập đoàn Rocky Lai với những quan hệ tìm hiểu đối tác từ phía tây địa cầu.
<table class="image center" align="center" width="600"> <tbody> <tr> <td>
San lấp mặt bằng Khu CNTT Đà Nẵng
</td> </tr> </tbody> </table> Theo hoạch định của Rocky Lai, Đà Nẵng cần 10 năm để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho DITP với số vốn hơn 278 triệu USD từ nguồn góp của tập đoàn này, tập đoàn IT Nhật Bản và các nhà đầu tư khác. Dự kiến sẽ có khoảng 100 nhà đầu tư được thu hút về đây, kiếm doanh thu 3 tỷ USD/năm…
Nhưng tất cả sẽ chỉ là “bánh vẽ” nếu ngay từ bây giờ, Đà Nẵng không cùng nhà đầu tư đi đến những thống nhất hành động, chuẩn bị nguồn nhân lực với hệ thống các trường, cơ sở đào tạo ở địa bàn, nắm chắc các dự án khảo sát đầu tư với hệ thống quản lý hành chính địa phương…
“Không phải đơn giản mà nhà đầu tư đến là ký dự án ngay. Họ phải so sánh, khảo sát, xem xét rất kỹ mọi điều, có thời gian thẩm tra cả những lời hứa của chính quyền ưu đãi gì cho họ, thì họ mới tin tưởng làm. Muốn thế thì không phải chỉ nghe nói, và cũng không chỉ có chúng tôi hay UBND Đà Nẵng nói”. Ông Paul Ta nhấn mạnh.
Một điển hình đã có ở Đà Nẵng là dự án đô thị công nghệ FPT, được chính quyền tạo điều kiện triển khai nhanh gần 5 năm qua, đến nay vẫn chủ yếu chỉ dừng lại ở khai thác hạ tầng, đi tìm các nhà đầu tư cùng với việc lo chuyện địa ốc. DITP cũng có một phần lớn hoạch định là các phần đất đô thị, nhà ở cho các chuyên gia, đối tượng lao động kỹ thuật CNTT cùng gia đình sống và làm việc. Nếu nhà đầu tư không xác lập định hướng mạch lạc về thu hút đầu tư các dự án CNTT, phải chăng khả năng lặp lại hình ảnh FPT City đang “lúng túng” là có thật?
“Nếu chúng ta không nhanh chóng đón cơ hội “không phẳng” của thế giới công nghệ số, chúng ta sẽ không có một nền công nghiệp phần mềm bảo đảm. Mà nếu Đà Nẵng không đầu tư vào CNTT, công nghệ số, thì nền sản xuất sẽ không thể đáp ứng nổi nhu cầu phát triển trong vòng mươi năm tới của thành phố này”, ông Kim Sơn đánh giá.
Nguyên Đức
Theo Báo Đà Nẵng
Theo Báo Đà Nẵng