lelongwebmaster
New member
Mặc dù cơ quan chức năng đã “điểm mặt chỉ tên” một số tổng đài tin nhắn thường gửi tin nhắn rác nhưng tình trạng này vẫn gia tăng trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, các số điện thoại đẹp là đích nhắm chủ yếu của đối tượng nhắn tin.
Anh T- chủ nhân số điện thoại tứ quý 0982.xxxxx phàn nàn: “Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục tin nhắn quảng cáo, đủ các nội dung về mọi lĩnh vực”. Cụ thể, số điện thoại 0942.058217 gửi tin nhắn với nội dung: “Theo quy luật hàng năm sẽ có 2 cặp lô tô chắc ăn. Soạn 8788 để nhận 2 cặp lô tô chắc ăn này. Soạn X2 gửi 8788 nhận Xiên 2”. Chủ nhân của số điện thoại này cũng cho hay, có ngày anh nhận được 2, 3 tin nhắn cùng nội dung nhưng được gửi từ các số điện thoại khác nhau: (bùa yêu).
"Theo một số tài liệu bùa yêu là có thật. Để biết cách làm bùa yêu, hãy soạn tin: Yêu gửi 8788. Chú ý, chỉ tham khảo, không sử dụng”. Tin nhắn này được gửi từ một số điện thoại 10 số của Vinaphone, đầu 0942. Theo anh T., chính vì dòng chú ý phía sau của tin nhắn mà anh đã bị lừa bởi anh nghĩ đây là tin nhắn trêu đùa của người bạn. Tuy nhiên, nhắn tin mất tiền rồi anh mới biết không phải tin nhắn từ người thân.
Số điện thoại đẹp đang là đích nhắm mới của nạn giả mạo, lừa đảo (Ảnh minh họa)
Anh T.A, chủ nhân 1 số điện thoại đẹp khác cũng nhận được những tin nhắn với nội dung tương tự cho hay: “Khi nhận được 2 tin nhắn cùng tổng đài trên, tôi đã gọi lại, máy đổ chuông nhưng không có ai nghe. Điều đó chứng tỏ thuê bao gửi tin được dùng cố định, không phải hết tiền là vứt đi”. Nếu như trước đây, tin nhắn rác thường được gửi từ các thuê bao có 11 số, thì hiện nay, rất nhiều thuê bao 10 số thực hiện hành vi này, khiến không ít người nhầm lẫn.
Đầu năm 2010, khi thấy nạn tin nhắn rác tái phát, các cơ quan quản lý của Việt Nam đã có thông cáo về tình trạng trên, đồng thời, “điểm mặt chỉ tên” những tổng đài nhắn tin thường nhận tin nhắn lừa đảo và số tiền cho mỗi tin nhắn này, nhưng đến nay, tình hình vẫn phức tạp. Dư luận đặt câu hỏi, liệu cơ quan chức năng có bó tay đứng nhìn tin nhắn rác lộng hành bởi những lý do quá cũ, chưa khắc phục được như: chờ thống nhất dữ liệu cá nhân của thuê bao di động và chứng minh thư từ Bộ Công an, hay đã cảnh báo các nhà mạng, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung? Anh T. cho rằng, thông tin kiểm tra, xử phạt các tổng đài, các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng vi phạm quy định cần được công khai để mọi khách hàng được biết.
Trong khi các số điện thoại đẹp đang bị tin nhắn rác hoành hành dữ dội thì nhiều chủ thuê bao khác cho biết, vài ngày họ mới nhận được tin nhắn quảng cáo 1 lần. Những tin này thường được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thông báo về chương trình khuyến mại hay chính sách mới nào đó.
Không dừng lại ở việc bị tin nhắn rác tấn công, anh P. chủ thuê bao sim số đẹp của Viettel, giảng viên 1 trường đại học tại Hà Nội than thở: “Tôi vừa kết thúc 4 tiết giảng bài trên lớp cho sinh viên, về đến phòng làm việc, mở điện thoại di động thì có người xưng là công an gọi đến, trao đổi về việc vừa có nạn nhân tố cáo với công an tôi đã gọi điện tống tiền họ. Vị cán bộ công an hỏi han rất nhiều, đọc đi đọc lại số máy của tôi. Tôi xác nhận đúng số máy của mình, nhưng cả buổi sáng tôi lên lớp nên tắt máy. Mặt khác, người mạo danh cuộc gọi của tôi cũng có tên khác, hẹn đến “cơ quan” nhưng ở địa chỉ khác”. Đến tận bây giờ, anh P. vẫn thấp thỏm không biết người mạo danh mình là ai và cuộc điều tra của công an đến đâu!
Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, không chỉ giả mạo cuộc gọi, nhiều thuê bao di động khác đang bị mạo danh tin nhắn. Mặc dù cảnh báo của bộ phận an ninh mạng Bkis đã được thông báo rộng rãi nhưng rất nhiều người sử dụng điện thoại di động vẫn hoang mang, không biết thực hư ra sao. Các nhà mạng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ khách hàng trước nạn giả mạo tin nhắn, cuộc gọi nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do các cuộc gọi hay nhắn tin giả mạo đều được tiến hành từ internet, ngăn chặn không hề đơn giản. Theo quy định của pháp luật, hành vi giả mạo số điện thoại để nhắn tin, gọi điện nhằm mục đích xấu có thể xử lý hình sự. Khách hàng đang nóng lòng chờ được nhà mạng và các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi.
Anh T- chủ nhân số điện thoại tứ quý 0982.xxxxx phàn nàn: “Mỗi ngày tôi nhận được hàng chục tin nhắn quảng cáo, đủ các nội dung về mọi lĩnh vực”. Cụ thể, số điện thoại 0942.058217 gửi tin nhắn với nội dung: “Theo quy luật hàng năm sẽ có 2 cặp lô tô chắc ăn. Soạn 8788 để nhận 2 cặp lô tô chắc ăn này. Soạn X2 gửi 8788 nhận Xiên 2”. Chủ nhân của số điện thoại này cũng cho hay, có ngày anh nhận được 2, 3 tin nhắn cùng nội dung nhưng được gửi từ các số điện thoại khác nhau: (bùa yêu).
"Theo một số tài liệu bùa yêu là có thật. Để biết cách làm bùa yêu, hãy soạn tin: Yêu gửi 8788. Chú ý, chỉ tham khảo, không sử dụng”. Tin nhắn này được gửi từ một số điện thoại 10 số của Vinaphone, đầu 0942. Theo anh T., chính vì dòng chú ý phía sau của tin nhắn mà anh đã bị lừa bởi anh nghĩ đây là tin nhắn trêu đùa của người bạn. Tuy nhiên, nhắn tin mất tiền rồi anh mới biết không phải tin nhắn từ người thân.

Số điện thoại đẹp đang là đích nhắm mới của nạn giả mạo, lừa đảo (Ảnh minh họa)
Anh T.A, chủ nhân 1 số điện thoại đẹp khác cũng nhận được những tin nhắn với nội dung tương tự cho hay: “Khi nhận được 2 tin nhắn cùng tổng đài trên, tôi đã gọi lại, máy đổ chuông nhưng không có ai nghe. Điều đó chứng tỏ thuê bao gửi tin được dùng cố định, không phải hết tiền là vứt đi”. Nếu như trước đây, tin nhắn rác thường được gửi từ các thuê bao có 11 số, thì hiện nay, rất nhiều thuê bao 10 số thực hiện hành vi này, khiến không ít người nhầm lẫn.
Đầu năm 2010, khi thấy nạn tin nhắn rác tái phát, các cơ quan quản lý của Việt Nam đã có thông cáo về tình trạng trên, đồng thời, “điểm mặt chỉ tên” những tổng đài nhắn tin thường nhận tin nhắn lừa đảo và số tiền cho mỗi tin nhắn này, nhưng đến nay, tình hình vẫn phức tạp. Dư luận đặt câu hỏi, liệu cơ quan chức năng có bó tay đứng nhìn tin nhắn rác lộng hành bởi những lý do quá cũ, chưa khắc phục được như: chờ thống nhất dữ liệu cá nhân của thuê bao di động và chứng minh thư từ Bộ Công an, hay đã cảnh báo các nhà mạng, các nhà cung cấp dịch vụ nội dung? Anh T. cho rằng, thông tin kiểm tra, xử phạt các tổng đài, các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng vi phạm quy định cần được công khai để mọi khách hàng được biết.
Trong khi các số điện thoại đẹp đang bị tin nhắn rác hoành hành dữ dội thì nhiều chủ thuê bao khác cho biết, vài ngày họ mới nhận được tin nhắn quảng cáo 1 lần. Những tin này thường được gửi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thông báo về chương trình khuyến mại hay chính sách mới nào đó.
Không dừng lại ở việc bị tin nhắn rác tấn công, anh P. chủ thuê bao sim số đẹp của Viettel, giảng viên 1 trường đại học tại Hà Nội than thở: “Tôi vừa kết thúc 4 tiết giảng bài trên lớp cho sinh viên, về đến phòng làm việc, mở điện thoại di động thì có người xưng là công an gọi đến, trao đổi về việc vừa có nạn nhân tố cáo với công an tôi đã gọi điện tống tiền họ. Vị cán bộ công an hỏi han rất nhiều, đọc đi đọc lại số máy của tôi. Tôi xác nhận đúng số máy của mình, nhưng cả buổi sáng tôi lên lớp nên tắt máy. Mặt khác, người mạo danh cuộc gọi của tôi cũng có tên khác, hẹn đến “cơ quan” nhưng ở địa chỉ khác”. Đến tận bây giờ, anh P. vẫn thấp thỏm không biết người mạo danh mình là ai và cuộc điều tra của công an đến đâu!
Theo tìm hiểu của PV ANTĐ, không chỉ giả mạo cuộc gọi, nhiều thuê bao di động khác đang bị mạo danh tin nhắn. Mặc dù cảnh báo của bộ phận an ninh mạng Bkis đã được thông báo rộng rãi nhưng rất nhiều người sử dụng điện thoại di động vẫn hoang mang, không biết thực hư ra sao. Các nhà mạng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm bảo vệ khách hàng trước nạn giả mạo tin nhắn, cuộc gọi nhưng hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do các cuộc gọi hay nhắn tin giả mạo đều được tiến hành từ internet, ngăn chặn không hề đơn giản. Theo quy định của pháp luật, hành vi giả mạo số điện thoại để nhắn tin, gọi điện nhằm mục đích xấu có thể xử lý hình sự. Khách hàng đang nóng lòng chờ được nhà mạng và các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi.