[Kho tàng] KIẾN THỨC PHỔ THÔNG

tulip6193

Moderator
Trong nước, bạn có thể thấy rõ mọi vật không?


boi.jpg

Khi bơi lặn, bạn tưởng rằng chỉ cần nước trong suốt là nhìn mọi vật ở dưới nước cũng sẽ rõ ràng như trong không khí vậy. Bạn nhầm rồi! Nếu không muốn trở thành mù dở, bạn phải là người cận thị nặng mới thể thấy rõ mọi vật dưới "thuỷ cung".

Nhưng, hãy nhớ lại bệnh mù của người vô hình. Chúng ta thấy sở dĩ người vô hình không nhìn thấy các vật là vì chiết suất của mắt người đó bằng chiết suất của không khí. Hết thảy những điều kiện khi chúng ta ở dưới nước rất gần với những điều kiện của "người vô hình" khi ở trong không khí. Nhìn những con số dưới đây chúng ta sẽ càng thấy rõ hơn. Chiết suất của nước là 1,34 mà chiết suất của các môi trường trong suốt của mắt người là:

Màng cứng và thủy tinh dịch...1,34
Thủy tinh thể...........................1,43
Thủy dịch.................................1,34

Bạn thấy rằng chiết suất của thủy tinh thể chỉ lớn hơn chiết suất của nước có 1/10, còn chiết suất của các phần khác trong con mắt của chúng ta thì đều bằng chiết suất của nước. Do đó ở dưới nước, tiêu điểm mà ánh sáng hình thành ở trong mắt người sẽ ở rất xa về phía sau võng mạc, cho nên ảnh hiện trên võng mạc nhất định sẽ rất mờ, làm cho người ta rất khó nhìn rõ những cái cần nhìn. Chỉ có những người cận thị nặng mới có thể nhìn thấy những vật ở dưới nước tương đối bình thường.

Nếu bạn muốn hình dung xem những vật nhìn thấy ở dưới nước ra sao, xin hãy đeo những kính phân kỳ mạnh (thấu kính hai mặt lõm); khi ấy, tiêu điểm do những tia sáng bị khúc xạ vào trong mắt sẽ hình thành ở rất xa võng mạc, kết quả là khi bạn nhìn xung quanh (dĩ nhiên ở trong không khí), bạn sẽ thấy một cảnh tượng mơ hồ không rõ nét.

Thế thì ở dưới nước, con người có thể nhờ vào những kính chiết quang mạnh để nhìn rõ các vật được không?

Những loại kính làm bằng thủy tinh thông thường ở đây không thích hợp; chiết suất của thủy tinh thường là 1,5 nghĩa là chỉ lớn hơn chiết suất của nước (1,34) chút xíu. Những kính như thế khúc xạ ánh sáng ở dưới nước rất yếu. Cần phải sử dụng loại thủy tinh đặc biệt, có năng suất chiết quang cực mạnh, có chiết suất xấp xỉ bằng hai. Ở dưới nước, với loại kính này ta có thể nhìn tương đối rõ.

Bây giờ thì chúng ta có thể hiểu rõ, tại sao thủy tinh thể của cá lại lồi ra một cách đặc biệt: nó hình cầu, chiết suất của nó là chiết suất lớn nhất trong hết thảy những động vật mà ta biết. Nếu không thế, những loài cá sống trong những môi trường trong suốt, có năng suất chiết quang cực mạnh, thì có mắt cũng như không.
 

tulip6193

Moderator
Tại sao mình nhím mọc nhiều gai trâm?



Xa xưa trên thân nhím chỉ có lông phủ, đôi ba con ngẫu nhiên trên mình mọc ra vài cái gai trâm dài và cứng. Song, chính vũ khí ấy lại phát huy tác dụng tự vệ rất hữu ích trước những kẻ địch to khỏe. Đặc trưng này do đó được di truyền cho đời sau, dần dần tăng lên.

Thời gian trôi lâu dần, lông phủ biến thành gai trâm mọc dày trên cơ thể. Rồi những con nhím chỉ có lông phủ, mà thiếu gai trâm, thì chết dần do sự đào thải tự nhiên. Kết quả là nhím trông như quả cầu gai ngày nay.

Nếu gặp địch hại, việc đầu tiên là nhím ta dựng đứng những cái gai trâm nhọn hoắt, sau đó cọ xát các gai vào nhau làm phát ra tiếng “soa, soa, soa”, trong khi miệng kêu “iê, iê” để dọa dẫm. Nếu kẻ địch không hề chú ý đến việc cảnh báo này, mà cứ tiếp tục lao vào nhím, thì nó sẽ quay lưng đi lại giật lùi trúng kẻ địch, vật lộn với địch.

Thân mình nhím béo mập, nặng mười mấy kg, răng rất sắc, đầu hơi giống chuột, toàn thân màu nâu lá cọ, suốt từ lưng đến đuôi đầy những gai sừng cắm như một chùm mũi tên, gai sừng ở phần hông dài và tập trung, cái đuôi bé và ngắn hầu như bị gai châm che lấp hết. Chiếc gai trâm dài và thô nhất giống như chiếc đũa, hình thoi, cái dài nhất tới 0,4m, mỗi cái gai có đoạn màu đen, đoạn trắng xen kẽ nhau.

Nhím là động vật ưa hoạt động về đêm, ngày ẩn trong các hang hốc ở bãi cỏ hoặc rừng rậm ở dốc núi, đến đêm bò ra kiếm ăn; có lúc đi thành đàn nhỏ vài con để hoạt động. Mỗi năm nhím đẻ một lần, mỗi lần đẻ 2 - 4 con, gai trên thân của nhím mới đẻ rất mềm, song rất nhanh cứng lại. Nhím ăn thức ăn có tính thực vật, các loại nông sản như quả dưa, rau xanh, ngô, lạc, củ cải và khoai.
 

tulip6193

Moderator
Llama - động vật lạ ở Nam Mỹ

Hầu hết các loài động vật sống rải rác trên khắp trái đất, nhưng một vài loài chỉ sống riêng tại từng châu lục, trong đó có con Llama ở Nam Mỹ. Chúng cao từ 0,9 đến 1,3 m, có con cao đến 2 m. Toàn thân lông dài màu trắng, đen hoặc nâu; đôi khi toàn trắng hoặc đen tuyền.

Trên dãy núi Andes ở Peru và Bolivia, người ta dùng con đực để chuyên chở hàng hóa. Nó có thể mang khoảng 90 kg, và đi 12 tiếng mỗi ngày, thế nhưng người ta không thể cưỡi được nó. Nếu mệt quá, nó nằm lì không nhúc nhích, đôi khi phun nước bọt (nước miếng) vào người chăn dắt.

Những dấu vết hóa thạch cách đây 9 triệu năm ở bang California và Florida cho thấy loài vật này có nguồn gốc ở Bắc Mỹ. Một nhánh qua miền Bering, xưa kia còn là đất liền, đi vào châu Á, tiến hóa thành lạc đà ngày nay. Vào thời xa xưa, dân Inca ở Bắc Mỹ đã dùng Llama vào việc chuyên chở. Một nhánh khác di chuyển xuống Nam Mỹ, tạo thành họ hàng Llama hiện nay. Ngày nay, Llama ở miền tây của Nam Mỹ, hầu hết ở Bolovia, Chile và Peru.

Có 4 giống Llama: hai giống sống thành bầy nơi hoang dã, và hai giống đã được thuần hóa từ 4.000 năm nay.

Llama rất dễ huấn luyện. Tập cho nó làm động tác nào vài ba lần là nó có thể nhớ ngay. Khi đã quen thuộc với người chăn dắt, huấn luyện, nó đi theo sát người ấy đến bất cứ đâu. Người ta thường cột dây nơi cổ để dắt nó đi. Khi hàng hóa trên lưng nặng quá, nó phản kháng bằng cách nằm lì, phải lấy bớt hàng hóa chỉ còn vừa sức, nó mới chịu.

Con Llama trưởng thành có thể nặng đến 200 kg. Lúc mới sinh, nó đã cao trên 70 cm, nặng khoảng 15 kg, trưởng thành vào lúc 2-3 năm tuổi.

Llama hiền lành, thân thiện với người, nhất là với trẻ em. Có thể nuôi chung nó với các con vật hiền lành khác như cừu. Ngoài việc chuyên chở hàng hóa, con Llama còn cung cấp lông làm len, thịt ăn hoặc làm vật cưng của người.

Một trong những thói quen đặc biệt của con vật này là biết phun lá cỏ đã nhai nát. Cỏ hòa với nước bọt của nó tạo thành một mùi rất khó chịu nhưng cũng dễ rửa sạch. Nó phun vì những lý do: Bất mãn với người chăn dắt bắt nó làm việc quá sức; giành cỏ với con khác, tranh tài làm "sếp sòng" đồng loại, con cái khi có thai, phun đuổi con đực đi, không cho đồng loại mới lánh đến phần đất của nó, khi bị người chọc giận...
 

tulip6193

Moderator
Tại sao các sinh tố lại rất cần thiết đối với chúng ta?


Như ta biết chất protein, chất béo, muối và nước là những chất rất cần thiết trong thức ăn của chúng ta. Các sinh tố cũng rất cần để làm cho cơ thể khoẻ mạnh. Việc thiếu các sinh tố có thể gây ra nhiều rối loạn hoặc bệnh tật, chẳng hạn như khả năng tiêu hoá kém, mắt yếu, mệt mỏi, khô da, viêm nướu, bệnh thần kinh, bệnh còi xương, v.v...

Sinh tố là gì ? Từ "vitamin" lấy từ chữ Latinh "Vita", mang nghĩa "đời sống", từ này được đặt ra vào năm 1912. Sinh tố là những chất hữu cơ có trong thực phẩm và rất cần thiết cho cơ thể. Có nhiều loại sinh tố, mỗi sinh tố có một chức năng riêng biệt làm cho cơ thể khoẻ mạnh. Hai mười loại sinh tố khác nhau đã được tách riêng ra, trong đó có 6 sinh tố quan trọng nhất. Đó là sinh tố A, B, C, D, E và K.

Sinh tố A : có trong sữa, bơ , kem ,pho mát, trứng, dầu cá, bắp cải... Nó rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Thiếu sinh tố A làm cho mắt bị yếu và dẫn tới chứng quáng gà. Sinh tố A ngừa được những bệnh nhiễm trùng, bệnh ngoài da và nhiều bệnh thuộc về mắt.

Sinh tố B complex (phức hợp): sinh tố B complex gồm có nhiều loại sinh tố có thể hòa tan trong nước. Có nhiều loại sinh tố B :

1) Sinh tố B1 (hoặc Thiamine): có trong men (làm bánh mì), mầm lúa mì và thịt heo. Thiếu sinh tố B1 có thể gây ra bệnh thần kinh, chứng mệt mỏi, khó thở, chứng khó tiêu.

2) Sinh tố B2 (Riboflavin): có trong sữa, trứng và gan. Thiếu sinh tố B2 có thể gây ra những căn bệnh ngoài ra, tổn thương lưỡi, mắt , môi. Mắt cũng bị ảnh hưởng, nhìn mọi thứ bị mờ đi và có cảm giác bị rát trong mắt.

3) Sinh tố B6 (Nicotinic acid hoặc Niacin): có rất nhiều trong men (làm bánh mì), vỏ hạt ngũ cốc, trứng thịt, thận và gan. Cũng có một lượng nhỏ sinh tố B6 trong bột, gạo, trái cây, rau xanh và sữa. Thiếu sinh tố B6 có thể gây ra bệnh nứt da, căng thẳng thần kinh, viêm lưỡi, lợi, các bệnh về đường ruột và làm cho ta biếng ăn.

4) Sinh tố B7: có trong trứng, sữa, thịt và rau xanh. Thiếu sinh tố B7 thì rất có hại cho bao tử và đường ruột và gây ra chứng rối loạn tiêu hóa.

5) Sinh tố B12: có trong sữa, thịt ,gan... Để làm quân bình cho bữa ăn, ta nên dùng một lượng đủ sinh tố B12. Thiếu sinh tố B12 có thể gây ra bệnh thiếu hồng cầu, đau nhức, tê cứng cánh tay và chứng bại liệt. Sinh tố B12, acid folic và sinh tố C rất cần thiết trong việc tạo ra hồng huyết cầu.

Sinh tố C (Acid ascorbic) có rất nhiều trong cam, chanh, cà chua, dứa, cây xanh và các hạt mầm. Thiếu sinh tố C dẫn tới đau nhức các khớp xương, viêm nướu lợi, đau đầu, thiếu sinh lực, ốm yếu, mệt mỏi, đau chân, yếu mắt.

Sinh tố D: có trong sữa, bơ, dầu cá, trứng...Ánh nắng buổi sáng cũng có thể tạo ra sinh tố D trong cơ thể của chúng ta. Thiếu sinh tố D gây ra bệnh còi xương.

Sinh tố E: có trong các hạt ngũ cốc và các loại dầu. Hành củ có một lượng lớn sinh tố E. Thiếu sinh tố này sẽ ảnh hưởng xấu cho da, máu, não và gan.

Sinh tố K: có trong các loại lá rau. Các chất hữu cơ trong đường ruột tạo ra sinh tố K. Sinh tố này làm đông máu ở những chỗ bị thương.
 

tulip6193

Moderator
Một vết thương được chữa lành như thế nào ?


Khi bạn bị đứt da, các mạch máu bị vỡ lập tức thu hẹp lại. Điều này làm cho máu không chảy ra quá mức và loại các vi khuẩn ra khỏi máu. Rồi có những chất làm cho máu ở chỗ bị thương đông lại. Chỗ máu đông làm kết dính những mép rìa chỗ bị thương và tạo nên một lớp vảy khô để bảo vệ.

Đồng thời các tế bào bạch cầu trung tính ập tới vết thương và bắt đầu diệt các vi khuẩn mầm bệnh đang tấn công. Sau đó, các tế bào bạch cầu lớn hơn xuất hiện và diệt đi nhiều vi khuẩn hơn. Những chất phát hiện ra vi khuẩn được gọi là kháng nguyên, sau đó chúng tạo ra kháng thể, đó là những protein ngăn chặn hoạt động của các vi khuẩn.

Ở lớp trong của biểu bì ,các tế bào thuộc tầng tế bào sống (tầng Malpighi) chuyển tới vết thương và bắt đầu tạo các mô mới. Các mô này rất quan trọng để chữa lành vết thương. Ở lớp da ngoài, các tế bào chung quanh vết thương bắt đầu tăng nhanh và phủ đầy chỗ lõm ở vết thương. Khi tiến trình phát triển của lớp mô da mới bên dưới lớp vảy thực hiện gần xong, thì lớp vảy ở ngoài da bong ra và vết thương coi như đã được lành.
 

tulip6193

Moderator
Trái đất được hình thành như thế nào ?


Trái đất của chúng ta có cách đây khoảng 4 tỉ 6 năm. Giống như mặt trời và các hành tinh khác, nó cũng được hình thành từ những đám mây bụi và các loại khí. Tuy nhiên, trước khi có hình dạng như hiện nay, nó là một quả cầu lửa vây quanh bởi một bầu không khí gồm các loại khí đốt. Lúc đó nó quay quanh mặt trời dưới dạng vật thể hình cầu nóng. Hằng trăm năm sau đó, nó dần dần di chuyển cách xa mặt trời và vẫn tiếp tục tự quanh quanh mình. Khi nó di chuyển ngày càng xa mặt trời, nhiệt độ của trái đất giảm đi. Trái đất bắt đầu nguội dần và lớp ngoài của trái đất biến thành một lớp vỏ cứng. Sự cứng lại của lớp vỏ này đã tạo ra các vết nứt và dung nham ở bên trong trái đất bắt đầu xuất hiện. Sau hàng triệu năm, dung nham tạo ra núi đồi và thung lũng.

earthgali_s.gif
globe_s.jpg
rectangle_mike_s.gif


Sau một thời gian, lớp khí nóng dày đặc bao phủ trái đất nguội đi và chuyển thành những đám mây. Những đám mây này tạo ra mưa rơi xuống trái đất trong một thời gian dài. Nước mưa tích tụ trong những phần thấp của trái đất tạo thành các đại dương. Sau đó, có những thay đổi dữ dội bởi vì bề mặt của trái đất có chỗ được nâng cao lên có chỗ bị lún xuống. Điều này tạo ra các núi lửa. Dần dần trái đất trở nên lắng dịu từ từ, các đại dương, núi đồi đã được định hình.

Sau đó ,cách đây khoảng 570 triệu năm, các vi sinh vật bắt đầu phát triển trên trái đất, các sinh vật biển bắt đầu xuất hiện cách đây 345 triệu năm và các sinh vật biển này cũng biến đổi theo thời gian.

Thời kì tiến hoá tiếp theo là thời kỳ của những con bò sát khổng lồ (khủng long) và cuối cùng, con người xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng một triệu năm.
 

tulip6193

Moderator
Bên trong trái đất có gì?


Qua những cuộc nghiên cứu về động đất, các chấn động địa chất, các nhà khoa học đã cho chúng ta biết được trái đất có 3 lớp chính. Lớp ngoài ta gọi đó là vỏ trái đất, lớp thứ hai là lớp giữa tâm và vỏ trái đất, sau cùng là lõi trái đất.

earth_cutbk_sm.GIF


Vỏ trái đất có hai lớp bên dưới, lớp thứ nhất thì mỏng được gọi là lớp Si-ma (gồm có chất silicat và manhê), lớp thứ hai dầy hơn lớp thứ nhất được gọi là Si-al (gồm có chất silica và nhôm). Như vậy, vỏ trái đất chủ yếu bao gồm chất silicát. Chiều sâu của vỏ trái đất vào khoảng 16km đến 50 km trên đất liền và khoảng 5km tính từ đáy đại dương. Khối lượng của lớp vỏ trái đất chỉ chiếm 1% khối lượng trái đất và trọng lượng của nó bằng khoảng 4% trọng lượng trái đất. Càng đi sâu vào lớp vỏ, nhiệt độ càng tăng. Cứ 35 mét sâu thì nhiệt độ tăng lên 1 độ C. Ở độ sâu 3km, nhiệt độ tăng lên khoảng 100 độ C ( độ sôi của nước) và ở độ sâu 50km, nhiệt độ là 1.200 độ C (nhiệt độ đủ nóng để nấu chảy các tảng đá).

Lớp thứ hai (lớp giữa) dầy 2.880 km, chủ yếu gồm có các chất silic, manhê và sắt. Những khối đá trong lớp thứ hai này dầy hơn lớp Si-al và lớp Si-ma. Khối lượng của lớp này chiếm 84% khối lượng trái đất. Trọng lượng của lớp này vào khoảng 67% trọng lượng trái đất.

Lõi trái đất được cấu tạo bởi những chất rắn ở dạng khối đá có độ dầy khoảng 3.482km. Nhiệt độ lõi trát đất vào khoảng 4.800 độ C. Khối lượng của nó chiếm khoảng 15% khối lượng trái đất. Trọng lượng của nó bằng 32% trọng lượng trái đất.

Phần lõi này được bao phủ bởi sắt và nicken nóng chảy. Độ dày của khối kim loại nóng chảy này vào khoảng 2.240km và nhiệt độ của nó khoảng 3.900 độ C. Phần tâm của trái đất cách mặt đất khoảng 6.336 km.

earthint.gif
 

tulip6193

Moderator
Làm sao ta tính được khối lượng của trái đất ?


Khi ta muốn biết khối lượng của một vật nào đó, ta đem cân nó. Nhưng trái đất là một vật thể khổng lồ và khi nghĩ đến một cái cân để cân trái đất thì điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được. Vậy thì, có cách nào không?

Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được sử dụng để tính khối lượng của trái đất. Theo định luật này, có một lực hấp dẫn giữa bất kỳ hai vật thể nào trong vũ trụ và điều này phụ thuộc vào khối của hai vật thể cũng như khoảng cách của chúng. Lực hấp dẫn này tỉ lệ thuận với tích số khối lượng của hai vật thể tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật thể.

Dựa vào luật hấp dẫn của Newton, ta có thể tính được bằng cách làm một thí nghiệm như sau : Ta để một quả banh nhỏ bằng kim loại treo trên một sợi chỉ. Vị trí của trái banh này đã được xác định. Bây giờ để một quả banh lớn bằng chì nặng 1 tấn ở gần trái banh này. Trái banh nhỏ bị hút vào trái banh lớn bởi lực hấp dẫn và như thế trái banh nhỏ đã dời chỗ đi một chút từ vị trí ban đầu của nó tới chỗ trái banh lớn. Sự xê dịch vị trí của trái banh nhỏ này (ít hơn một phần 25cm) được đo bằng các dụng cụ rất chính xác. Áp dụng giá trị của việc xê dịch vị trí này bằng một công thức vật lý, người ta đã tính ra khối lượng của trái đất là 598 x 10 luỹ thừa mười chín tấn.
 

tulip6193

Moderator
Sức hút của trái đất là gì?


Trái đất hút tất cả các vật vào tâm của nó. Đó là lý do tại sao trái cây rơi từ trên cành xuống đất hoặc trái banh được tung lên cao rồi cũng rơi xuống mặt đất. Lực hấp dẫn giữa trái đất và bất kỳ vật thể nào được gọi là trọng lực. Trung tâm trọng lực của trái đất nằm ở tâm trái đất. Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ta đào một cái lỗ từ mặt bên này sang mặt bên kia xuyên qua tâm của trái đất, và trái banh được ném vào trong cái lỗ này.

Trái banh sẽ ngừng ở tâm trái đất, nó sẽ không đi qua mặt bên kia của trái đất. Trọng lượng của một vật thể sẽ nặng hơn nếu nó ở gần tâm trái đất hơn. Ngược lại, trọng lượng của một vật thể sẽ nhẹ hơn nếu nó ở xa tâm trái đất. Đó là lý do tại sao vật thể ở vùng cực trái đất nặng hơn vật thể ở vùng xích đạo. Bởi vì vùng cực trái đất ở gần tâm trái đất hơn những nơi trong vùng xích đạo. Không phải riêng trái đất mới có lực hút này, tất cả các hành tinh khác đều như vậy. Thật vậy, tất cả mọi vật trong vũ trụ đều hút lẫn nhau và chính lực này làm cho các ngôi sao và các hành tinh lơ lửng trên bầu trời. Lực hút này làm cho mặt trăng quay quanh trái đất và trái đất quay quanh mặt trời. Thực chất, mặt trăng cũng hút trái đất và tạo ra thuỷ triều lên xuống.

Tới cuối thế kỷ thứ 15, người ta vẫn cho rằng hai vật thể cùng lúc rơi trên cùng một độ cao trong chân không, thì vật nặng hơn sẽ rơi xuống trước. Điều này đã sai lầm. Galilê, nhà khoa học vĩ đại, vào năm 1590, đã chứng minh rằng bất kỳ các vật thể có trọng lượng như thế nào, khi rơi ở cùng một độ cao trong chân không đều rơi xuống cùng một lúc như nhau.

Kế đến, Newton đã đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn là lực hút giữa hai vật thể tỉ lệ thuận với tích số khối lượng và tỉ lệ nghịch với số bình phương cự ly của hai vật. Có nghĩa là lực hút sẽ gấp đôi lên nếu khối lượng của một trong hai vật to gấp hai. Ngược lại, nếu cự ly của hai vật xa gấp đôi thì lực hút sẽ giảm đi một phần tư so với giá trị ban đầu.

Các nhà khoa học không thể giải thích đầy đủ về lực hút của trái đất hoặc lực hút của các thiên thể khác.

Tốc độ rơi tự do của một vật thể rơi xuống trái đất tăng khoảng 9.8 mét mỗi giây, được gọi là gia tốc.
 

tulip6193

Moderator
Vì sao mặt trăng đi theo chúng ta?



Trăng thường chiếm khoảng rất nhỏ trong tầm nhìn của ta, nên ta thấy nó chuyển động chậm.

Những đêm trăng sáng, nếu vừa đi bộ vừa chú ý nhìn trăng, bạn sẽ thấy như chị Hằng đang đi theo bạn. Không riêng gì mặt trăng, nếu để mắt quan sát các đỉnh núi xa xa, bạn cũng sẽ có cảm giác tương tự.

Nguyên do là khi ta đi bộ, chúng ta không thể không chú ý tới mọi vật xung quanh. Nhưng tầm mắt của ta lại có giới hạn. Lúc ta đi về phía trước, mọi vật gần quanh ta (chiếm khoảng lớn trong tầm nhìn) trôi đi rất nhanh, nhưng những vật ở xa (chiếm khoảng rất nhỏ trong tầm nhìn) thì trôi đi rất chậm và rất lâu mới ra khỏi tầm mắt.

Các bạn hãy nhớ lại cảm giác trên xe lửa đi với tốc độ nhanh. Bạn sẽ thấy các cột điện ở dọc đường trôi qua vùn vụt ngoài cửa sổ, nhưng cây cối, cột điện, nhà cửa ở phía xa xa thì trôi rất chậm, còn dãy núi ở tận cuối chân trời thì như dán chặt vào cửa sổ. Hiện tượng này giống hệt như khi mặt trăng, các vì sao, cây cối, núi cao đi theo bạn. Những vật này cũng chiếm khoảng rất nhỏ trong tầm nhìn, nên bạn sẽ thấy nó rất lâu. Đặc biệt là mặt trăng, vì là vật to và sáng nhất trong đêm nên nó nổi bật hơn hẳn các vì sao và vật thể khác. Vì thế, ta luôn có cảm giác mặt trăng theo sát bước chúng ta.
 

tulip6193

Moderator
Tại sao chúng ta không cảm thấy trái đất đang quay ?


Cách đây vài trăm năm, người ta vẫn nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, nghĩa là mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao quay quanh trái đất. Điều này là do khi quan sát, người ta thấy trái đất đứng yên và các vì sao lại thay đổi vị trí. Vào năm 1545, nhà thiên văn người Ba Lan, Copernicus, đã nói rằng trái đất quay quanh mặt trời và chứng minh rằng trái đất quay một vòng quanh mặt trời mất đến 365 ngày 1/4 và tự quay quanh trục, một vòng tự quay mất đến 24 giờ.

Vậy tại sao chúng ta không cảm thấy trái đất đang quay ?

traidat.jpg

Chúng ta biết được trái đất chuyển động là dựa vào sự thay đổi vị trí của các ngôi sao.

Câu trả lời là do lực hút, tất cả mọi vật trên trái đất bao gồm bầu khí quyền cùng chuyển động với trái đất. Do đó, ta không cảm thấy trái đất đang quay. Bạn có thể hiểu được điều này theo một cách khác. Chẳng hạn, nếu bạn quay một trái banh có một con kiến ở trên đó, con kiến sẽ không cảm thấy trái banh đang quay.

Bằng chứng rõ nét nhất về việc trái đất quay quanh mặt trời là sự thay đổi các mùa và việc tự quay quanh trục tạo ra ngày và đêm. Nếu trái đất không quay quanh trục thì một phần trái đất sẽ luôn là ban ngày và phần bên kia sẽ luôn là ban đêm. Trục của trái đất nghiêng một góc là 23 độ 30 phút theo chiều thẳng đứng. Do đó, vùng địa cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.


QUOTE Vì sao chúng ta không cảm thấy trái đất chuyển động?


Mỗi giây, trái đất vượt được chặng đường 30 km quanh mặt trời. Đó là chưa kể tới việc nó tự quay quanh mình với tốc độ ở đường xích đạo là 465 mét/giây. Vậy mà có vẻ như trái đất đang đứng yên, trong khi chỉ cần ngồi lên xe, bạn sẽ thấy xe lao đi nhanh chóng mặt.

Trở lại với một tình huống thường gặp: Khi đi thuyền trên sông, bạn sẽ thấy thuyền lướt rất nhanh, cây cối và mọi vật hai bên bờ cứ trôi qua vùn vụt. Nhưng khi đi tàu thủy trên biển rộng, trước mắt là trời biển xanh biếc một màu, chim hải âu trông xa như một đốm trắng lơ lửng trên không trung, lúc đó, bạn sẽ cảm thấy tàu thủy đi quá chậm, mặc dù tốc độ của nó hơn hẳn tốc độ thuyền trên sông. Vấn đề chính là ở chỗ đó.

Khi đi thuyền, cây cối hai bên bờ sông không di chuyển mà chính là thuyền di chuyển. Nếu cây cối ven bờ lao đi càng nhanh, chứng tỏ tốc độ của thuyền càng lớn. Nhưng trên biển rộng không có gì làm mốc để ta thấy tàu đang đi nhanh. Bởi thế bạn thấy nó lướt đi rất chậm, thậm chí có lúc đứng yên.

Trái đất như một chiếc tàu khổng lồ trong không gian. Nếu bên cạnh quỹ đạo của nó cũng có những vật mốc như cây cối bên bờ sông, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy trái đất đang chuyển động. Nhưng ở gần trái đất, tiếc thay, lại không có vật gì làm chuẩn. Chỉ có những vì sao xa tít tắp giúp ta thấy được trái đất thay đổi vị trí theo ngày, tháng mà thôi. Các vì sao này ở quá xa, nên trong một thời gian ngắn mấy phút, mấy giây, chúng ta rất khó cảm nhận thấy trái đất đang chuyển dịch.

Còn về việc trái đất tự quay quanh nó với tốc độ khá nhanh, chúng ta và mọi vật ở trên đó cũng đang quay với cùng một tốc độ, bởi vậy chúng ta không cảm nhận được chuyển động này. Nhưng các bạn chớ quên rằng, hàng ngày, chúng ta nhìn thấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao mọc đằng đông và lặn đằng tây, đó chính là kết quả của việc trái đất tự quay quanh mình nó.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)
 

tulip6193

Moderator
Ngoài mặt trăng, trái đất còn có thêm vệ tinh?




Nếu ai hỏi câu ấy, có lẽ bạn sẽ trả lời ngay: Không, có chăng chỉ là vệ tinh nhân tạo! Thế nhưng lại có người nói rằng, trái đất còn có hai "vệ tinh thiên nhiên" nữa. Bạn có tin không?

Sự thật là thế này. Sau nhiều năm quan sát, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai đám mây lớn ở thể khí cũng quay quanh trái đất trên cùng quỹ đạo với mặt trăng. Một khối khí ở phía trước và một khối ở phía sau mặt trăng 60 độ trên quỹ đạo. Khoảng cách giữa chúng với mặt trăng đều là 40 vạn kilomet. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra hai khối khí này vào tháng 10/1956. Đến ngày 6/3/1960 và ngày 6/4/1960 các nhà thiên văn đã chụp được hình ảnh cả hai khối mây thể khí đó. Cuối cùng, vào tháng 9/1961, người ta đã chính thức chứng minh được sự tồn tại và xác định được cấu tạo của chúng.

Người ta có thể quan sát hai đám mây khí này vào những đêm không trăng. Khi đó chúng ta sẽ thấy chúng nằm ở vị trí ngược hướng với mặt trời. Chúng phản xạ ánh sáng mặt trời không được rõ lắm, thậm chí ánh quang của hệ ngân hà cũng át chúng đi. Vì quan trắc khó như vậy, nên người ta khó thấy chúng bằng mắt thường.

Hai khối khí này thực ra có thể được xem như những thiên thể, bởi thực tế, trong vũ trụ có rất nhiều vật thể tồn tại ở thể khí (ví dụ mặt trời là một quả cầu lửa thể khí khổng lồ). Tuy nhiên hiện nay, khoa học vẫn chỉ xếp mặt trăng là vệ tinh duy nhất của trái đất.
 

tulip6193

Moderator
Đảo hình thành như thế nào?




Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt, cũng đang một mình chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ?

Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ trái đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống, do đó mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển dâng lên làm nhấn chìm các phần lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng đất cao, đỉnh núi biến thành đảo.

Ngày nay người ta còn phát hiện được do chịu tác dụng của lực trương, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland đã phân tách từ lục địa châu Âu.

Từ núi lửa

Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quần đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước.

Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài vài năm thậm chí mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài.

Đến san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng, nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đầy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ lại thành những tảng đá ngầm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại dương.

San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài chục mét. Chúng cần bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ đông bắc Australia kéo dài hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phần giữa của núi lửa chìm xuống nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên biển.
 

tulip6193

Moderator
Có bao nhiêu loại khí hậu ?


Khí hậu là thời tiết trung bình ở một nơi trong một khoảng thời gian của năm. Có nhiều loại khí hậu trên thế giới và được chia làm 12 vùng khí hậu chính. Những vùng này được chia thành 3 vùng khí hậu tiêu biểu dựa trên vĩ tuyến và mức độ trải rộng của vùng đó. Đó là vùng có khí hậu ở vĩ tuyến thấp, vùng có khí hậu ở vĩ tuyến trung và vùng có khí hậu ở vĩ tuyến cao.

- Vùng có khí hậu ở vĩ tuyến thấp : Là khu vực nhiệt đới có không khí ẩm, vùng duyên hải có vùng gió mậu dịch (gió thổi về phía xích đạo), vùng sa mạc nhiệt đới và vùng thảo nguyên, vùng gió mùa nhiệt đới và vùng đồng cỏ nhiệt đới. Nhiệt độ ở các vùng này thì cao và luôn có mưa.

- Vùng có khí hậu ở vĩ tuyến trung : Bao gồm các khu vực như Trung Quôc, các nước Tây Âu, Địa Trung hải, sa mạc và thảo nguyên ở vĩ tuyến trung. Ở những vùng này, vào mùa hè ít nóng và mùa đông rất lạnh.

- Vùng có khí hậu ở vĩ tuyến cao : Gồm những vùng như Taiga, Tundra, những vùng ở địa cực thường xuyên có băng phủ và những khu vực núi cao. Ở những vùng này nhiệt độ rất thấp vào mùa đông và mùa hè rất lạnh.

12 vùng khí hậu được phân nhỏ ra là :

1) Khí hậu ẩm ướt vùng nhiệt đới.
2) Khí hậu ẩm và khô vùng nhiệt đới.
3) Khí hậu vùng cao nguyên.
4) Khí hậu vùng sa mạc.
5) Khí hậu vùng thảo nguyên.
6) Khí hậu vùng cận nhiệt đới.
7) Khí hậu ẩm ướt vùng biển.
8) Khí hậu ẩm ướt vùng đại lục.
9) Khí hậu ướt vùng cận nhiệt đới.
10) Khí hậu vùng cận Bắc cực.
11) Khí hậu vùng địa cực.
12) Khí hậu vùng thường xuyên có băng.

Khí hậu của các vùng khác nhau là do sự khác biệt ở vĩ tuyến, đất đai, nhiệt độ của nước và các lớp bề mặt của đất đai.
 

tulip6193

Moderator
Khí quyển là gì?


Khí quyển là bầu không khí bao quanh trái đất. Nó chứa nhiều loại chất khí và các phân tử của nhiều chất khác. Trong số các loại chất khí, nitơ chiếm 78%, oxy 21%, đioxít cácbon 0.03% và agon 0.9% . Bầu khí quyển cũng có các phân tử hơi nước. Mêtan, oxýtnitơ, monoxít cacbon, hydro, ôzôn , hêli, nêon, kripton và xênon. Ngoài ra, còn có các phân tử cát, khói, phân tử muối, phân tử tro núi lửa, bụi thiên thạch và phấn hoa khí quyển phủ dầy đặc ở gần bề mặt trái đất và nồng độ loãng dần ở phía ngoài. Người ta ước tính lớp khí quyển dày khoảng 1000km. Bầu khí quyển có nhiều lớp. Áp suất, độ đậm đặc và nhiệt độ của không khí làm thay đổi cự ly của khí quyển với trái đất. Ở độ cao 6km, áp lực không khí giảm xuống phân nửa so với áp lực ở bề mặt trái đất. Và cứ mỗi 91 mét nhiệt độ giảm đi 0,56 độ C.

Dựa trên cơ sở các đặc tính tự nhiên, bầu khí quyển được chia thành 5 tầng như sau:

cloud_tops_2_small.jpg
1) Hạ tầng khí quyển
Tầng này dày khoảng 17km tính từ mặt đất, nó chiếm khoảng 75% trọng lượng của khí quyển. Hầu hết các sinh vật đều sống trong tầng này. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, nhiệt độ giảm đến mức tối thiểu ở độ cao 10km. Mưa, mây , bão và tuyết đều hình thành ở tầng này. Đây là tầng khí quyển quan trọng nhất đối với sinh vật.

polar_strato_clouds_1_small.jpg
2) Tầng bình lưu
Tầng này dày khoảng 48km. Phần trên cùng có chứa khí ôzôn hấp thụ các tia cực tím từ mặt trời. Những tia này rất nguy hiểm cho đời sống. Ở tầng này không có gió mạnh và nhiệt độ thì không thay đổi.

earth_limb-sm.jpg
3) Tầng bình lưu thượng
Tầng này xuất hiện ở độ cao từ 50km. Ở tầng này nhiệt độ thấp đáng kể và nhiệt độ thấp nhất ở độ cao 85km.

auroras_s2.gif
4) Tầng Ion
Tầng này nằm ở trên tầng bình lưu thượng, nó dày khoảng 500km. Tầng này chỉ có các phân tử tích điện. Những phân tử tích điện này phản hồi sóng âm về trái đất.

thermo_sm.jpg
5) Thượng tầng khí quyển
Là tầng ở ngoài cùng của khí quyển. Ở tầng này, độ đậm đặc của không khí thì rất loãng, nó có chứa hêli và hydro. Do đó, nhiệt độ ở tầng này rất cao.

Bầu khí quyển cực kỳ hữu ích cho đời sống. Nếu không có khí quyển, chúng ta không thể tồn tại được. Nó bảo vệ chúng ta tránh được các tia phóng xạ nguy hểim từ mặt trời. Các thiên thạch cũng bị tiêu diệt sau khi bị đốt cháy do bới sự cọ xát ở bầu khí quyển.
 

tulip6193

Moderator
Không khí là gì và hữu ích với chúng ta như thế nào ?


Không khí bao phủ toàn bộ bề mặt của trái đất. Nó không màu , không mùi, không vị. Không khí phủ lên trái đất một lớp rất dày.

Không khí tối cần thiết cho đời sống . Không có sinh vật nào có thể tồn tại nếu thiếu không khí. Nó cho chúng ta năng lượng và cây cối có được dioxýt cacbon làm thức ăn. Không khí là một hỗn hợp nhiều loại chất khí : oxy, nitơ, đioxit cacbon, các loại khí trơ (heli, nêon, agon...) và hơi nước. Không khí chứa 78% nitơ, 21% oxy và 1% các loại khí khác.

Trước hết, oxy là một nhiên liệu làm cháy. Nếu không có oxy trong không khí, ta sẽ không thể đốt cháy bất cứ cái gì được. Nitơ cũng là một loại khí hữu dụng. Phân tử nitơ không có phản ứng hoá học (thuộc loại khí trơ) bởi vị sự liên kết giữa các nguyên tố rất vững mạnh, nhưng nó phản ứng với vài nguyên tố như oxy và hydro và đặc biệt các kim loại kiềm ở dưới đất, tạo ra các hợp chất nitrat.

Mặt khác, nitơ hoạt hoá được hình thành từ việc phóng điện tích gồm có các nguyên tử nitơ, rất dễ bị phản ứng hoá học. Các hợp chất nitơ dưới dạng phân bón rât hữu ích cho cây cối. Cây cối dùng dioxít cacbon để thở. Các hơi nước trong không khí tạo ra mưa. Lượng hơi nước trong không khí thay đổi tuỳ theo mỗi nơi.

Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm. Áp suất không khí ở miền núi thì thấp bởi vì các phân tử của không khí bị tách xa ra. Do đó, không khí ở miền núi thì loãng. Đó là lý do tại sao những người ở miền núi cần lượng oxy phụ thêm vào để thở hoặc họ phải đem theo bình oxy để thở.
 

tulip6193

Moderator
Không khí có trọng lượng không?


Như ta biết không khí phủ đầy trái đất. Nó là một hỗn hợp khí nitơ, oxy, đioxít cacbon, các phân tử bụi, hơi nước.. và ta biết rằng các phân tử đều có trọng lượng riêng của chúng, do đó không khí là một hỗn hợp có nhiều phân tử nên nó cũng có trọng lượng.

Ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau. Lấy một ruột trái banh chưa bơm hơi và một khúc dây nhỏ cột vào đầu ruột trái banh này, rồi đem cân chúng. Sau đó, bơm đầy hơi vào ruột trái banh và cột lại bằng khúc dây nhỏ đó rồi đem cân lại. Ta thấy trọng lượng của nó nặng hơn khi chưa được bơm hơi vào. Điều này cho ta thấy không khí có trọng lượng.

Bởi vì không khí có trọng lượng nên bầu không khí tác động áp lực lên mọi vật. Áp lực này khoảng 1km/cm "vuông" (luỹ thừa 2). Lòng bàn tay của chúng ta rộng khoảng 80cm "vuông" (luỹ thừa 2), nó phải chịu một áp lực là 82 kg. Tính toàn bộ lực tác động lên cơ thể chúng ta sẽ bằng trọng lượng của 3 con voi. Chúng ta không cảm thấy được điều đó bởi vì cơ thể của chúng ta chịu một áp lực tương đương ở bên trong cơ thể.

Ở trên đỉnh núi, áp lực không khí rất là thấp, bởi vì áp lực không khí giảm theo độ cao. Nhưng áp lực ở bên trong cơ thể thì vẫn vậy khi ở độ cao như thế. Nếu áp lực không khí thấp hơn nhiều so với áp huyết, thì máu sẽ chảy ra từ mũi hoặc tai.
 

tulip6193

Moderator
Tốc độ của gió được đo như thế nào ?


Gió làm không khí chuyển động. Ta có thể thấy được tốc độ của gió bằng cách nhìn lá rung trên cây khi có gió nhưng không thể đo được tốc độ của gió vì ta không thể thấy nó.

gN1524.jpg


Dụng cụ để đo tốc độ của gió được gọi là "phong kế" do nhà khoa học người Anh, Robert Hooke, phát minh vào năm 1667. Có nhiều loại phong kế, hầu hết đều có ba hoặc bốn miếng hình nhôm này có thể quay tự do khi gió thổi vào. Khi gió thổi mạnh thì chúng quay nhanh. Người ta tính tốc độ của gió tuỳ theo mức quay của những miếng nhôm này. Dụng cụ này có một bộ đo tốc dộ quay của những miếng nhôm. Từ đó, ta tính được tốc độ của gió.

Tại sao ta phải đo tốc độ của gió ?

Việc đo tốc độ của gió rất quan trọng khi con người chế tạo ra máy bay.

Lúc đầu con người đo tốc độ của gió bằng cách dùng các khinh khí cầu. Sau đó việc phát minh ra phong kế, việc đo tốc độ của gió trở nên dễ dàng hơn. Sau này, người ta đã chế tạo ra các phong kế có kích cỡ khoảng 10 đến 20cm.

Biết được tốc độ của gió thì rất hữu ích trong ngành khí tượng để dự báo thời tiết và rất cần thiết cho các thuỷ thủ.
 

tulip6193

Moderator
Gió mùa là gì?

wind_sm.gif


Từ "Monsoon" (gió mùa) có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập "mausim" có nghĩa là "mùa" . Đó là một cơn gió mùa ở miền Nam châu Á thổi từ biển tới đất liền vào mùa huè và từ đất liền thổi ra biển vào mùa đông.

Ở miền Nam châu Á, ngọn gió từ Ấn Độ , ngọn gió từ Ấn Độ dương thổi vào bờ được gọi là gió mùa. Ngọn gió này cho ta biết các thay đổi về mưa. Gió mùa gồm có hai loại:

_ Gió mùa Tây nam (hoặc gió mùa hè).

_ Gió mùa Đông bắc (hoặc gió mùa đông).

Những ngọn gió này thổi từ Ấn Độ dương tới bờ vào giữa tháng sáu, sau khi bị cản lại bởi ngọn Himalaya, chúng tạo ra mưa ở vùng đồng bằng. Ngược lại, ở Trung Á và Bắc Ấn Độ, những ngọn gió hanh khô và lạnh thổi ra biển vào mùa đông. Chúng được gọi là gió mùa đông. Chúng tạo ra một ít mưa ở vùng duyên hải.

Gió mùa làm thay đổi thời tiết miền duyên hải. Ở các khu vực Trung Á và Nam Á, thời tiết trở nên ấm áp vào mùa xuân và vào mùa hè thời tiết trở nên rất nóng so với vùng Ấn Độ dương ở phía Nam và vùng Thái Bình dương ở phía Đông. Bởi vì nhiệt độ tăng, nên áp suất không khí ở đất liền giảm nên gió bắt đầu thổi từ biển vào bờ. Đó là gió mùa hè. Vào mùa thu, thời tiết châu Á bắt đầu mát hơn và lúc lập đông, nhiệt độ giảm đi nhiều so với nhiệt độ của nước biển vùng tiếp giáp. Điều này làm tăng áp suất không khí, vào mùa đông, gió màu bắt đàu thổi từ bờ ra biển. Miền Nam và miền Tây châu Á là những vùng có khí hậu gió mùa.
 

tulip6193

Moderator
Mây được hình thành như thế nào ?


Ta biết rằng nước ở sông, hồ và biển chuyển hoá thành hơi nước do sức nóng của mặt trời và hơi nước hoà vào không khí. Không khí nóng, hoà với hơi nước, bốc lên trời. Khi không khí hoà với hơi nước, chúng tích tụ ở một nơi và có hình thù giống như khói, ta gọi đó là mây.

altocumulus.field_s.gif
sunlit.cumulus.towers_s.gif
supercell_s.gif
cloud_sat2_s.jpg

Dựa theo hình thể và kích cỡ khác nhau, mây được chia làm bốn loại chính.

1) Mây ti
Mây ti được hình thành ở trên tầng rất cao. Chúng có màu trắng và trông giống như lông vũ. Chúng ở độ cao từ 8.000 tới 11.000mét. Chúng được hình thành bởi các phân tử băng.

2) Mây tầng
Mây tầng được hình thành ở độ cao khoảng 2.438 mét. Chúng trông giống như những lớp sương mù. Chúng báo hiểu cho biết thời tiết xấu và có mưa phùn.

3) Mây tích
Mây tích được hình thành ở độ cao từ 1.292 đến 1.524 mét. Chúng có dạng mái vòm ở đỉnh và dẹt ở phần đáy. Chúng trông giống như ngọn núi trắng ở trên bầu trời.

4) Mây dông
Mây dông được hình thành ở độ cao thấp nhất. Chúng có màu xám hoặc đen. Khi có mây dông là trời sắp mưa. Nếu không khí bên dưới những đám mấy có chứa hơi nước ngưng tụ mát lạnh, kích cỡ của những hạt nước trong mây sẽ tiếp tục tăng lên đến một mức độ đủ để rơi xuống mặt đất và tạo ra mưa.

Tương tự, nếu không khí bên dưới những đám mây không lạnh, những giọt nước trong mây chuyển hoá lại thành hơi nước. Do đó, những đám mây sẽ biến mất nếu không có mưa.
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
C [Xã hội] Khoắng sạch kho hàng ở Đà Nẵng đưa vào Quảng Nam tiêu thụ Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Dự án Xây dựng, cải tạo kho xăng dầu K83 làm bờ biển Hòa Hiệp Bắc xâm thực mạnh Tin tức 24h 0
rcp Cá cấn kho lá nén, món ngon xứ Quảng Quảng Nam quê mình 5
C [Xã hội] Vì sao PCT P Hòa Thuận Tây bỏ nhiệm sở, đi khỏi nơi cư trú? Tin tức 24h 2
A [Khuyến mãi] Hoc tieng anh- KHO hay DE!!!!!!!!!!!!! Tin dịch vụ 0
C [Kinh tế] ĐAU ĐẦU VỚI HÀNG TỒN KHO - Doanh nghiệp đang thoi thóp (2) Tin tức 24h 0
C [Doanh nghiệp] Tiếp tục hỗ trợ và gỡ khó cho doanh nghiệp Tin tức 24h 0
rcp Thời của các kho lưu trữ trực tuyến Thủ thuật - Mẹo vặt 0
rcp [Việt Nam] Kho đạn đá cổ dưới chân thành nhà Hồ Tin tức 24h 0
rcp Làng cá kho Đại Hoàng vào Tết Vùng miền khác 0
rcp [Sức khỏe] Lộ kho rượu 'khủng' ngâm chất ma túy tại Hà Nội Tin tức 24h 0
BNN [Sức khỏe] Phát hiện kho rượu giả đội lốt hàng ngoại tại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Thương hiệu] Nhượng quyền thương hiệu - Kho báu bị bỏ quên trong marketing mix Xây dựng thương hiệu 0
prettyboy106 Cập nhật Kho LAPTOP CŨ ĐÀ NẴNG hàng ngày - GIA TÍN Computer Máy tính - Điện thoại 33
K [Nhà Đất] Kho video clip 18+ Hot nhất 2012 giành cho điện thoại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 1
K [Nhà Đất] Kho video clip 18+ Hot nhất 2012 giành cho điện thoại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
K [Nhà Đất] Kho video clip 18+ Hot nhất 2012 giành cho điện thoại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
K [Nhà Đất] Kho video clip 18+ Hot nhất 2012 giành cho điện thoại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
K [Nhà Đất] Kho video clip 18+ Hot nhất 2012 giành cho điện thoại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 1
S Kho tài liệu học tập - ngoại ngữ - luận văn miễn phí Kho download 0
L [Nhà Đất] Kho hàng bán sỉ {giầy dép} made in viet nam 0979.535.386 QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
L [Nhà Đất] Trung Tâm Bán buôn hàng Made in Viet nam 0976.89.7787 kho tại Hà Nội QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
rcp Cá linh kho bứa Vùng miền khác 0
L [Nhà Đất] Bán buôn quần áo made in viet nam kho tại hà nội 097.689.7787 QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
rcp Bống kho sông Trà Vùng miền khác 0
B [Xã hội] Bí mật “kho vàng” trên núi Chúa - Bà Nà Tin tức 24h 1
BNN [Môi trường] Nghề nhặt rác Khánh Sơn, vất vả nhưng kho bỏ Tin tức 24h 0
K [PhimHD.Com.VN] Sang Phim HD Chuyên Nghiệp Với Kho Phim Số 1 Máy tính - Điện thoại 162
rcp Mặn nồng cá bống kho tiêu cuối mùa mưa Hướng dẫn Nấu Ăn 5
T Sự tích Kho Vàng Bà Nà-Núi Chúa! Tin tức 24h 7
BNN [Xã hội] Cháy kho xăng ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
M Tủ sách luyện thi – kho tài liệu bổ ích trên BookBuy Kho download 1
BNN [Đà Nẵng] Cháy kho hàng, gần 1 tỷ đồng từ thiện ra tro Tin tức 24h 0
mulove Kho pháo hoa Mỹ ĐÌnh bị nổ Tin tức 24h 0
L Một kho bài tập , đồ án vb,c#,c++,asp.net.. cho các bạn này . Mã nguồn mở 3
T Tuyển kế toán kho làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh - Hạn nộp hồ sơ: 20-8-2010 Giáo dục - Việc làm 0
bachsa Tuyển kế toán kho làm việc tại Đà Nẵng - Hạn chót nộp hồ sơ: 4-7-2010 Giáo dục - Việc làm 0
bachsa Kế toán hàng tồn kho Kiến thức Kế toán 0
Viết Sang Tây Sơn Thất hổ tướng - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
Viết Sang XỨ ĐÀNG TRONG NĂM 1621-Cristophoro Borri - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
Viết Sang Lịch sử Chăm Pa - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
Viết Sang Bí mật vụ trân châu cảng - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
bachsa [Sổ tay] Chú giải các thuật ngữ kinh tế - Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Kho sách online Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Lời kết: Phía sau kinh tế học - Khái quát về nền kinh tế Mỹ - Kho sách online Thư viện - Sổ tay 0
Viết Sang Lịch sử thế giới Cổ Trung 1 - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
Viết Sang Lịch sử văn minh Thế Giới - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 3
bachsa [Sổ tay] Kiểm tra hiệu suất làm việc - Kỹ năng thương lượng - Kho sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Chuyển mục tiêu thành văn bản Kỹ năng thương lượng - Kho sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Trao quyền chứ không quản lý vi mô - Kỹ năng thương lượng - Kho sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 1
Viết Sang Ký ức đường Trường Sơn - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0

Similar threads

Top