bachsa
Moderator
Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Văn Bổn đã công bố các truyền thuyết sưu tầm được liên quan đến cây quế Trà My vô cùng cảm động và đầy màu sắc lãng mạn : khi công chúa Trần Huyền Trân từ biệt xã tắc và người yêu, cất bước vu quy để đem về cho Tổ quốc hai châu Ô và Lý; lúc nàng gạt nước mắt cũng là lúc mùi hương từ mái tóc dài óng mượt bay tạt vào rừng, từ đó khắp vùng ấy trở thành rừng quế, cây nào cũng thơm lừng lựng.
Một truyền thuyết khác kể rằng : Huyền Trân lúc trở thành hoàng hậu với mỹ hiệu là Paramecvari đã thường xuyên mắc bệnh phong thấp, vua Chiêm là Chế Mân vốn rất yêu vợ nên sai quan hầu lên tận rừng Trà My tìm cho được gỗ quế làm guốc cho nàng, từ đó bệnh dần dần dứt hẳn (theo Nguyễn Văn Bổn : Văn nghệ dân gian Quảng Nam miền biển - Sở VH-TT, 2001). Một truyện khác của đồng bào Cadong kể, có chàng mồ côi hiền lành (mô-tip chuyện kể dân gian các dân tộc miền núi ) vì nghèo mà bỏ làng ra đi; trong một lần gặp phải dông tố, bão bùng nên cả thân mình bị rét mướt, đói lả và thiếp đi dưới tán cây rừng. Ngay đêm ấy, Giàng hiện lên mách bảo rằng : cả thân, vỏ, rễ, lá cây mà chàng đang nằm là phương thuốc quý. Tỉnh dậy, chàng nếm thử, và quả thật cả thân mình được ấm áp và thơm lựng làm sao. Từ đó, chàng đổi quế lấy muối, chiêng, ché... và trở nên giàu có nhất vùng. Còn nhiều chuyện kể khác nữa...
Cây quế Trà My được các nhà khoa học đặt tên là Cinnamonnum Cassia, thuộc họ Cinnamonnum ( là một trong bốn loại quế quý ở Đông Dương). Nó là nguồn hương liệu, dược liệu cả Đông và Tây y ưa chuộng. Đã nhiều thời cây quế Trà My là mặt hàng xuất khẩu giá trị của Quảng Nam, bởi lượng tinh dầu lớn, thơm và có vị ngọt ngào hơn hẳn quế của các nơi khác. Ấy thế nhưng cũng có một thời, người dân Trà My điêu đứng bởi trồng quá nhiều quế ở nơi khác du nhập đến (“tiếc thay cây quế giữa rừng” vì không phải là... quế Trà My) - cây thì chóng lớn mà vỏ mỏng hơn, hương ít thơm hơn, vị ngọt ít hơnlượng tinh dầu thấp... Rồi mới năm nay, cây quế lại rớt giá, không đủ chi phí bỏ ra và không xứng công lao của người trồng cây. Nhưng không phải vì lẽ đó mà diện tích trồng quế bị thu hẹp. Trà My đã trở thành hai đơn vị hành chính cấp huyện : Nam Trà My và Bắc Trà My, nhưng cây quế ở vùng này chỉ một tên gọi. Bây giờ cây quế Trà My đã có mặt khắp núi rừng Quảng Nam. Dẫu ở Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức hay Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang... , quế vẫn ngọt nồng tên gọi : Trà My - quế Quảng Nam.
Sực nhớ năm nay, đúng 700 năm (1306-2006 ) ngày Huyền Trân công chúa hy sinh tình riêng để giang sơn được hòa hảo, bờ cõi Đại Việt mở rộng về phương Nam. Theo thời gian, tấc lòng thơm thảo của công chúa cùng với hương quế Trà My vẫn còn phảng phất...
Một truyền thuyết khác kể rằng : Huyền Trân lúc trở thành hoàng hậu với mỹ hiệu là Paramecvari đã thường xuyên mắc bệnh phong thấp, vua Chiêm là Chế Mân vốn rất yêu vợ nên sai quan hầu lên tận rừng Trà My tìm cho được gỗ quế làm guốc cho nàng, từ đó bệnh dần dần dứt hẳn (theo Nguyễn Văn Bổn : Văn nghệ dân gian Quảng Nam miền biển - Sở VH-TT, 2001). Một truyện khác của đồng bào Cadong kể, có chàng mồ côi hiền lành (mô-tip chuyện kể dân gian các dân tộc miền núi ) vì nghèo mà bỏ làng ra đi; trong một lần gặp phải dông tố, bão bùng nên cả thân mình bị rét mướt, đói lả và thiếp đi dưới tán cây rừng. Ngay đêm ấy, Giàng hiện lên mách bảo rằng : cả thân, vỏ, rễ, lá cây mà chàng đang nằm là phương thuốc quý. Tỉnh dậy, chàng nếm thử, và quả thật cả thân mình được ấm áp và thơm lựng làm sao. Từ đó, chàng đổi quế lấy muối, chiêng, ché... và trở nên giàu có nhất vùng. Còn nhiều chuyện kể khác nữa...
Cây quế Trà My được các nhà khoa học đặt tên là Cinnamonnum Cassia, thuộc họ Cinnamonnum ( là một trong bốn loại quế quý ở Đông Dương). Nó là nguồn hương liệu, dược liệu cả Đông và Tây y ưa chuộng. Đã nhiều thời cây quế Trà My là mặt hàng xuất khẩu giá trị của Quảng Nam, bởi lượng tinh dầu lớn, thơm và có vị ngọt ngào hơn hẳn quế của các nơi khác. Ấy thế nhưng cũng có một thời, người dân Trà My điêu đứng bởi trồng quá nhiều quế ở nơi khác du nhập đến (“tiếc thay cây quế giữa rừng” vì không phải là... quế Trà My) - cây thì chóng lớn mà vỏ mỏng hơn, hương ít thơm hơn, vị ngọt ít hơnlượng tinh dầu thấp... Rồi mới năm nay, cây quế lại rớt giá, không đủ chi phí bỏ ra và không xứng công lao của người trồng cây. Nhưng không phải vì lẽ đó mà diện tích trồng quế bị thu hẹp. Trà My đã trở thành hai đơn vị hành chính cấp huyện : Nam Trà My và Bắc Trà My, nhưng cây quế ở vùng này chỉ một tên gọi. Bây giờ cây quế Trà My đã có mặt khắp núi rừng Quảng Nam. Dẫu ở Tiên Phước, Phước Sơn, Hiệp Đức hay Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang... , quế vẫn ngọt nồng tên gọi : Trà My - quế Quảng Nam.
Sực nhớ năm nay, đúng 700 năm (1306-2006 ) ngày Huyền Trân công chúa hy sinh tình riêng để giang sơn được hòa hảo, bờ cõi Đại Việt mở rộng về phương Nam. Theo thời gian, tấc lòng thơm thảo của công chúa cùng với hương quế Trà My vẫn còn phảng phất...
Phan Thanh Minh
Nguồn: Báo Quảng Nam
Nguồn: Báo Quảng Nam