3000 chỉ tiêu NV2 vào ĐH DUY TÂN (Đà Nẵng)
Bạn vừa trải qua kì thi đại học và nguyện vọng 1 đã bỏ lại sau lưng. Bạn đang cầm trên tay tấm vé NV2 và boăn khoăn lựa chọn cho mình một trường đại học khác. Điều quan trọng nhất với bạn bây giờ là làm sao chọn được một trường vừa có chất lượng và vừa chắc chắn có thể trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Cơ hội nào cho bạn hôm nay?
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu của bạn bây giờ là vào đại học. Bằng đại học là điều cần thiết trong xã hội thế kỷ 21, nó phù hợp với nền kinh tế tri thức trong tương lai. Bạn đã có kết quả thi bằng điểm sàn nghĩa là cơ hội vào ĐH vẫn còn dành cho bạn. Nguyện Vọng 1 thất bại có lẽ đã cho bạn thấy được sai lầm khi không biết lượng sức mình. Chắc chắn bạn sẽ không muốn lặp lại điều đó ở NV2 này. Xét về tổng thể, lựa chọn NV2 khó hơn và khắc nghiệt hơn nhiều so với NV1. Các trường công lập tuyển NV2 đa số ở những ngành học ít người lựa chọn. Tiêu chí xét tuyển là lấy điểm từ trên xuống. Do đó, điểm trúng tuyển NV2 bao giờ cũng cao hơn so với điểm trúng tuyển NV1 ở cùng một khối ngành. Đơn cử như việc tuyển NV2 tại ĐH Đà Nẵng vào năm 2009 vừa rồi. NV2 thường tuyển ở những ngành ít thí sinh đăng kí NV1. ĐH Bách Khoa và ĐH Kinh Tế lấy điểm chuẩn vào trường lần lượt là 19, 20 điểm. Không tuyển NV2 bên ngoài mà xét tuyển ngay với các thí sinh đăng kí vào trường mình. Các trường còn lại như ĐH Sư Phạm, ĐH Ngoại Ngữ điểm trúng tuyển NV2 cao hơn từ 3 đến 4 điểm so với NV1. Nộp NV2 vào những trường như vậy tức là bạn không có nhiều cơ hội chọn ngành mình thích và cũng không thể làm chủ được số phận của mình.
Nhưng cánh cửa NV2 lại rộng mở cho các thí sinh ở các trường dân lập. Hầu hết các trường dân lập đều dành đa số chỉ tiêu cho NV2 và nhiều ngành học hấp dẫn vẫn đang rộng cửa đón mời thí sinh. Tuy nhiện, khi chọn một trường dân lập nhiều thí sinh lại vấp phải định kiến phân biệt trường công, trường tư và những lo lắng về vấn đề học phí cao. Vậy phải giải quyết vấn đề trên như thế nào? Trước hết, cần phải nói vấn đề phân biệt trường công trường tư vốn là một vấn đề khá sai lầm trong tâm thức người Việt. Hai trong số 5 trường đại học đứng đầu thế giới hiện nay là các trường tư thục như Đại học Harvard, Đại học YALE (Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, nhiều trường ĐH tư cũng đã khẳng định được chất lượng của mình như ĐH Văn Lang (TP.HCM), ĐH Thăng Long (Hà Nội) và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)… Thời đại mới là thời đại của hội nhập với thế giới, những người trí thức hơn ai hết là những người dám vượt qua những quan niệm này. Trường công hay trường tư đều nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia, giá trị bằng cấp là như nhau về mặt pháp lí. Điều đáng quan tâm là cơ sở của trường đó ra sao và chất lượng đào tạo của trường đó như thế nào? chính vì vậy phân biệt trường công và tư là một sai lầm cần loại bỏ khi quyết định chọn lựa NV2. Vấn đề học phí là vấn đề cần nói hơn. Học phí trường tư thường cao hơn các trường công là bởi trường tư không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Nhưng với chính sách vay vốn của nhà nước hiện nay, sinh viên có thể vay tiền trong suốt 4 năm học. Với sự ưu đãi này, sinh viên có thể vay tiền nhà nước để đóng học phí. Sau khi tốt nghiệp, có việc làm ổn định sẽ hoàn trả lại sau. Như vậy, nếu mức điểm thi bằng điểm sàn hoặc trên sàn từ 1 đến 3 điểm thì việc chọn NV2 vào các trường dân lập sẽ giúp các thí sinh dễ dàng chọn được ngành học mình yêu thích và có nhiều cơ hội trở thành tân sinh viên trong năm học mới này.
ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) được xem là trường đại học tư thục lớn nhất miền Trung hiện nay. Trường là một trong 4 trường đại học tư đầu tiên của Việt Nam, thành lập cách đây 16 năm và đã đào tạo hơn 11.000 cử nhân, kĩ sư cho cả nước. Hiện nay có khoảng 15.000 sinh viên các hệ đang theo học tại trường. Trường đã được Bộ giáo dục kiểm định chất lượng và xếp loại ngang bằng với ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Trường có 5 cơ sở nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Hầu hết các cơ sở đều được xây dựng hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập. Đội ngũ giảng viên hơn 500 người đa số có học vị thạc sĩ, tiến sĩ... Đại học Duy Tân là một đại học đa ngành, trong mùa tuyển sinh năm 2010, trường dành hơn 3000 chỉ tiêu xét tuyển NV2 vào trường. Trường có 15 khoa đào tạo với 29 chuyên ngành đại học ở các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế, Xây dựng, Môi Trường, Du lịch, Ngoại ngữ, Kiến trúc, Y dược, Xã hội nhân văn…. Ngoài ra trường cũng tuyển sinh 4 ngành thuộc hệ cao đẳng gồm: xây dựng, kế toán, du lịch và công nghệ thông tin. Trường xét tuyển NV2 ở các khối A, B, C, D, V… và liên tiếp trong những năm vừa qua điểm chuẩn vào trường thường bằng với điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Như vậy, nếu mục tiêu của bạn là có được một tấm bằng đại học cho tương lai và số điểm của bạn không quá cao so với điểm sàn của Bộ thì chọn NV2 vào các trường dân lập là điều nên làm. ĐH Duy Tân có nhiều ngành để bạn tự do lựa chọn theo ý thích. Điểm chuẩn vào trường không quá cao so với nhiều trường khác. Cơ sở vật chất hiện đại. Chất lượng đào tạo và uy tín của trường đã được khẳng định trong nhiều năm qua… Đại học Duy Tân là một địa chỉ tin cậy cho sự chọn lựa của bạn.
Bạn vừa trải qua kì thi đại học và nguyện vọng 1 đã bỏ lại sau lưng. Bạn đang cầm trên tay tấm vé NV2 và boăn khoăn lựa chọn cho mình một trường đại học khác. Điều quan trọng nhất với bạn bây giờ là làm sao chọn được một trường vừa có chất lượng và vừa chắc chắn có thể trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Cơ hội nào cho bạn hôm nay?
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu của bạn bây giờ là vào đại học. Bằng đại học là điều cần thiết trong xã hội thế kỷ 21, nó phù hợp với nền kinh tế tri thức trong tương lai. Bạn đã có kết quả thi bằng điểm sàn nghĩa là cơ hội vào ĐH vẫn còn dành cho bạn. Nguyện Vọng 1 thất bại có lẽ đã cho bạn thấy được sai lầm khi không biết lượng sức mình. Chắc chắn bạn sẽ không muốn lặp lại điều đó ở NV2 này. Xét về tổng thể, lựa chọn NV2 khó hơn và khắc nghiệt hơn nhiều so với NV1. Các trường công lập tuyển NV2 đa số ở những ngành học ít người lựa chọn. Tiêu chí xét tuyển là lấy điểm từ trên xuống. Do đó, điểm trúng tuyển NV2 bao giờ cũng cao hơn so với điểm trúng tuyển NV1 ở cùng một khối ngành. Đơn cử như việc tuyển NV2 tại ĐH Đà Nẵng vào năm 2009 vừa rồi. NV2 thường tuyển ở những ngành ít thí sinh đăng kí NV1. ĐH Bách Khoa và ĐH Kinh Tế lấy điểm chuẩn vào trường lần lượt là 19, 20 điểm. Không tuyển NV2 bên ngoài mà xét tuyển ngay với các thí sinh đăng kí vào trường mình. Các trường còn lại như ĐH Sư Phạm, ĐH Ngoại Ngữ điểm trúng tuyển NV2 cao hơn từ 3 đến 4 điểm so với NV1. Nộp NV2 vào những trường như vậy tức là bạn không có nhiều cơ hội chọn ngành mình thích và cũng không thể làm chủ được số phận của mình.
Nhưng cánh cửa NV2 lại rộng mở cho các thí sinh ở các trường dân lập. Hầu hết các trường dân lập đều dành đa số chỉ tiêu cho NV2 và nhiều ngành học hấp dẫn vẫn đang rộng cửa đón mời thí sinh. Tuy nhiện, khi chọn một trường dân lập nhiều thí sinh lại vấp phải định kiến phân biệt trường công, trường tư và những lo lắng về vấn đề học phí cao. Vậy phải giải quyết vấn đề trên như thế nào? Trước hết, cần phải nói vấn đề phân biệt trường công trường tư vốn là một vấn đề khá sai lầm trong tâm thức người Việt. Hai trong số 5 trường đại học đứng đầu thế giới hiện nay là các trường tư thục như Đại học Harvard, Đại học YALE (Hoa Kỳ). Tại Việt Nam, nhiều trường ĐH tư cũng đã khẳng định được chất lượng của mình như ĐH Văn Lang (TP.HCM), ĐH Thăng Long (Hà Nội) và ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)… Thời đại mới là thời đại của hội nhập với thế giới, những người trí thức hơn ai hết là những người dám vượt qua những quan niệm này. Trường công hay trường tư đều nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia, giá trị bằng cấp là như nhau về mặt pháp lí. Điều đáng quan tâm là cơ sở của trường đó ra sao và chất lượng đào tạo của trường đó như thế nào? chính vì vậy phân biệt trường công và tư là một sai lầm cần loại bỏ khi quyết định chọn lựa NV2. Vấn đề học phí là vấn đề cần nói hơn. Học phí trường tư thường cao hơn các trường công là bởi trường tư không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Nhưng với chính sách vay vốn của nhà nước hiện nay, sinh viên có thể vay tiền trong suốt 4 năm học. Với sự ưu đãi này, sinh viên có thể vay tiền nhà nước để đóng học phí. Sau khi tốt nghiệp, có việc làm ổn định sẽ hoàn trả lại sau. Như vậy, nếu mức điểm thi bằng điểm sàn hoặc trên sàn từ 1 đến 3 điểm thì việc chọn NV2 vào các trường dân lập sẽ giúp các thí sinh dễ dàng chọn được ngành học mình yêu thích và có nhiều cơ hội trở thành tân sinh viên trong năm học mới này.
ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) được xem là trường đại học tư thục lớn nhất miền Trung hiện nay. Trường là một trong 4 trường đại học tư đầu tiên của Việt Nam, thành lập cách đây 16 năm và đã đào tạo hơn 11.000 cử nhân, kĩ sư cho cả nước. Hiện nay có khoảng 15.000 sinh viên các hệ đang theo học tại trường. Trường đã được Bộ giáo dục kiểm định chất lượng và xếp loại ngang bằng với ĐH Bách Khoa Đà Nẵng. Trường có 5 cơ sở nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Hầu hết các cơ sở đều được xây dựng hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ học tập. Đội ngũ giảng viên hơn 500 người đa số có học vị thạc sĩ, tiến sĩ... Đại học Duy Tân là một đại học đa ngành, trong mùa tuyển sinh năm 2010, trường dành hơn 3000 chỉ tiêu xét tuyển NV2 vào trường. Trường có 15 khoa đào tạo với 29 chuyên ngành đại học ở các lĩnh vực Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Kinh tế, Xây dựng, Môi Trường, Du lịch, Ngoại ngữ, Kiến trúc, Y dược, Xã hội nhân văn…. Ngoài ra trường cũng tuyển sinh 4 ngành thuộc hệ cao đẳng gồm: xây dựng, kế toán, du lịch và công nghệ thông tin. Trường xét tuyển NV2 ở các khối A, B, C, D, V… và liên tiếp trong những năm vừa qua điểm chuẩn vào trường thường bằng với điểm sàn của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Như vậy, nếu mục tiêu của bạn là có được một tấm bằng đại học cho tương lai và số điểm của bạn không quá cao so với điểm sàn của Bộ thì chọn NV2 vào các trường dân lập là điều nên làm. ĐH Duy Tân có nhiều ngành để bạn tự do lựa chọn theo ý thích. Điểm chuẩn vào trường không quá cao so với nhiều trường khác. Cơ sở vật chất hiện đại. Chất lượng đào tạo và uy tín của trường đã được khẳng định trong nhiều năm qua… Đại học Duy Tân là một địa chỉ tin cậy cho sự chọn lựa của bạn.