naughtyboy77621
New member
Chúng ta chắc ai cũng biết đến tập đoàn HAGL.Hôm nay mình sẽ nói về tập đoàn này để các bạn có thể có một cách nhìn tổng quát về những gì mà HAGL đã làm được và ông Đoàn Nguyên Đức một trong những doanh nhân tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay đi lên từ chính đôi tay và trí óc của mình.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand…Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hang có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Trong nhiều năm liền Hoàng Anh Gia Lai Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hang đầu cả nước và được người tiêu dung bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005 doanh thu đã đạt 1.200 tỷ đồng.
Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ nay đến năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai Group phấn đấu sẽ là một trong những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bóng đá
Vào năm 2002, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã làm chấn động làng bóng đá Việt Nam nói riêng và bóng đá Đông Nam Á nói riêng khi mua được Kiatisak. Cái chấn động đáng nói ở đây là khi ấy, HAGL còn thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia Việt Nam, chưa bước chân lên V-league, ở Việt Nam vẫn là cái tên xa lạ chứ chưa nói đến ở khu vực. Còn Kiatisak là chân sút số 1 Đông Nam Á lúc bấy giờ. Một cầu thủ nổi tiếng đến thi đấu cho một đội vô danh ở một giải bóng đá non trẻ. Tôi chắc rằng, trước khi có sự kiện Kiatisak đến thi đấu cho HAGL, nhắc đến đồ gỗ, nội thất, cái tên HAGL chỉ có thể xuất hiện trong đầu những người trong giới. Và bây giờ, người ta không chỉ biết đến HAGL như là một đội bóng mà còn là một thương hiệu đồ gỗ, nội thất, địa ốc v.v... (sở dĩ tôi để v.v... vì chưa biết bầu Đức sẽ còn kinh doanh thêm cái gì nữa). Nhiệm vụ marketing và positioning khó khăn cho HAGL vào năm 2002. Vậy bằng cách nào, họ đã "xua quân" xuống đồng bằng một cách thành công như vậy? Tất cả chỉ bắt đầu bằng 1 việc đơn giản: bỏ tiền ra mua Kiatisak.
Đó là nói chuyện nước ta. Bây giờ chúng ta nói chuyện quốc tế. Ắt hẳn thời gian gần đây mọi người thấy báo chí xôn xao tin Beckham đầu quân cho LA Galaxy. Lại một trường hợp cầu thủ nổi tiếng thi đấu cho một CLB mà những người hâm mộ bóng đá chẳng biết đến (tất nhiên, người hâm mộ Mỹ thì biết). Bằng việc ký hợp đồng với Beckham, LA Galaxy vô hình trung đã khiến gần 2 tỷ người hâm mộ bóng trên toàn thế giới biết đến mình với cái giá 125 triệu USD. Tôi cho rằng, giá đó rất rẻ bởi với đầu óc của người Mỹ, LA Galaxy chẳng dại gì mà không nhảy vào các lĩnh vực kinh doanh thể thao để rồi hốt bạc tỷ với thương hiệu siêu đắt khách: David Beckham.
Có thể nói, việc dám đi tiên phong, "làm chuyện tay đình" bằng sự kiện mang được cây làm bàn xuất sắc nhất khu vực về với giải hạng 2 của BĐVN (năm 2002, HA.GL còn chơi ở giải hạng Nhất, chưa lên chuyên nghiệp), ông chủ tịch đội bóng phố Núi Đoàn Nguyên Đức đã thực sự gây sốc cho thiên hạ
Tuy nhiên, đó chỉ là... chuyện nhỏ, bởi thành quả mà ông thu được từ thương vụ Kiatisak còn giá trị (kinh tế) gấp nhiều lần. Thế nhưng, để sản phẩm (gỗ) Hoàng Anh "ăn theo" cùng "Zico" Thái thì bầu Đức cũng đã phải vượt qua rất nhiều cửa ải trần ai, mà nếu không có máu liều chắc khó thành.
Từ suy nghĩ... điên rồ
Lúc này, khi mọi chuyện đã qua đi, bầu Đức mới kể lại "phi vụ" mua danh thủ số 1 Đông nam Á. Thời gian đàm phán dù chỉ kéo dài trong 2 tháng nhưng với ông Đức thì đó quả là một chuỗi ngày dài, bởi phải liên tục đấu trí, phải liều lĩnh,...
Theo bầu Đức thì những năm 2000, nói đến Kiatisak, kể cả LĐBĐ VN cũng chẳng dám mơ chứ đừng nói gì đến các đội bóng, và càng không thể nói đến Hoàng Anh Gia Lai, một cái tên vô danh xứ sở núi rừng không mấy ai biết đến. Tuy nhiên "tôi nghĩ, tại sao mình có tiền, có miệng, được hay không không liều đàm phán một phen thử xem sao”.
Thế nhưng, chưa kịp đàm phán, bầu Đức đã vấp phải trở ngại đầu tiên ngay tại… chính quê hương mình. “Báo chí chỉ trích, chính quyền địa phương cũng nói dữ quá. Họ nói là mình chơi ngông” - ông nhớ lại.
Sau đó, hành trình tiếp cận với Kiatisak cũng lắm trần ai. Gọi điện thoại, không thấy Kiatisak nhấc máy, fax và e-mail cũng... biệt vô âm tín. Tuy nhiên, ông Đức kiên quyết không nản chí, và cứ miệt mài gửi thư, fax. “Cứ phải như tán gái vậy, đành phải lỳ thì thôi”, bầu Đức nói.
đến Kiatisak bị hạ... knock-out
Cuối cùng thì danh thủ cũng đành phải lên tiếng vì không chịu đựng nổi sự "lỳ lợm" và tấn công ráo riết của ông bầu xứ núi. Nhưng chuyện chưa phải đã dừng lại. Sau dư luận trong nước, đến lượt báo chí Thái Lan phản ứng dữ dội hơn.
Trên những hàng “tít” của báo chí Thái Lan những ngày đó chạy những dòng tít lớn “Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu?” đầy nhạo báng. Nhưng chính những dòng chữ ngạo nghễ đó lại làm chất xúc tác kích thích tinh thần tự ái dân tộc của ông bầu CLB HA.GL, càng khiến ông quyết tâm đoạt cho bằng được Kiatisak.
Những ngày đàm phán, theo bầu Đức, quả là những ngày đấu trí khốc liệt. Lúc đó Singapore, Malaysia, Indonesia cũng đặt vấn đề mua cầu thủ này. Bầu Đức nói với Kiatisak rằng ông trả lương cao hơn đối phương 20%, bên cạnh đó trang bị đầy đủ villa biệt thự, xe Mercedes, các phương tiện khác.
Khi danh thủ Kiatisak hỏi rằng tiền đâu để trả, bầu Đức bèn điện thoại về nước và ngay lập tức chuyển vào tài khoản của danh thủ này một khoản bằng 2 năm lương. Danh thủ số 1 Đông nam Á đã bị đánh gục bởi hành động quyết đoán đầy ấn tượng thuyết phục.
Sau này khi đã làm việc, yêu đức mến tài nhau, họ trở thành hai người bạn tri kỷ. Kiatisak bỏ các khoản xe ôtô con, biệt thự. Anh ở chung với đội, đi xe cùng với đội.
Thành công nhờ có "máu" làm ăn
"Nếu không phải có sẵn máu làm ăn, chắc chắn không thể nào thắng được phi vụ này” - bầu Đức đúc kết. Điều ông nói cũng được minh chứng từ khi ông nhận đội bóng Hoàng Anh Gia Lai từ tỉnh này. Khi mới vừa được UBND tỉnh gật đầu đồng ý bằng miệng, không cần văn bản, bầu Đức ngay lập tức nhận đội bóng. Một thời gian sau các văn bản mới được hoàn tất.
Vị Chủ tịch CLB đội bóng phố Núi không giấu giếm là ông đầu tư cho bóng đá là phục vụ cho kinh doanh. Ông nói rằng, trong thương vụ mua Kiatisak, nều chỉ vì bóng đá không thôi thì không thể nào mua được. Đến giờ ông vẫn chưa công bố chính xác mức lương của danh thủ Kiatisak nhưng ông đã thú nhận không dưới 15.000 USD/tháng.
Tuy nhiên với cái nhìn của nhà doanh nghiệp, số tiền ấy đã đem lại cho ông nguồn lợi gấp nhiều lần. Kể từ khi mời được Kiatisak, tăng trưởng của Xí nghiệp tăng lên tốc độ cực nhanh. Theo ông Đức, từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Hoàng Anh lên gấp đôi. Hiện nay giá trị làm ra mỗi năm tương đương 2.000 tỷ đồng.
Chính vì thế, sau khi Kiatisak chia tay HA.GL trong vài trò HLV kiêm cầu thủ, bầu Đức muốn tiếp tục tận dụng, khai thác hình ảnh danh thủ này. Theo hợp đồng, đội bóng Gia Lai tiếp tục được sử dụng hình ảnh Kiatisak 5 năm nữa với một chi nhánh gỗ của Hoàng Anh tại Thái Lan.
Không gì hiệu quả bằng bóng đá!
Ông Đoàn Nguyên Đức nhìn nhận, chi phí cho kinh doanh rẻ và hiệu quả không gì bằng bóng đá. Mỗi năm, ngân sách cho đội bóng hết khoảng 15-16 tỷ, nhưng khoản thu lại cũng đã 5-6 tỷ. Vậy với khoảng 10 tỷ/năm, là một chi phí nhỏ so với chi phí quảng cáo.
Riêng về khâu quảng cáo, nếu cứ so sánh với truyền hình 30 giây mất phải 20 - 30 triệu, thì 90 phút để khán giả cả nước và khu vực biết đến đã là một chi phí rất thấp, chưa kể những bài báo sau các trận đấu.
Theo lộ trình kinh doanh, đến cuối 2007 đầu 2008 Hoàng Anh Gia Lai sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu cũng đặt ra cho đội bóng là quyết tâm vô địch V.League 2007. Ông nói rằng sẽ là sự trọn vẹn và là cú huých có lực mạnh để cổ phiếu của Hoàng Anh có giá trên sàn chứng khoán.
Ông Đức nói: ''''Tôi có cơ sở để tin tưởng bằng thực tiễn những gì đã qua. Rõ ràng sau khi đầu tư vào bóng đá, đội Hoàng Anh đã giành ngay được ngôi vô địch. Có lẽ, lịch sử bóng đá VN khó lặp lại khi một đội hạng nhất vừa lên chuyên nghiệp là vô địch giải luôn, và lại vô địch 2 năm liên tiếp".
Chính vì nhận thấy, chi phí cho kinh doanh không gì hiệu quả bằng bóng đá, nên ông Bầu này chắc chắn sẽ còn nghĩ ra lắm "chiêu" để gây tiếng vang... hái ra tiền!
Ông Đoàn Nguyên Đức còn là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêngChiếc máy bay mà ông Đoàn Nguyên Đức đặt mua mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Được biết, giá chiếc máy bay này khoảng 7 triệu USD.
Beechcraft King Air là máy bay phản lực cánh quạt hai động cơ loại nhỏ do hãng Beech Aircraft Corporation Mỹ chế tạo. Loại máy bay dài hơn 10 mét và sải cánh hơn 15 mét này có từ một đến hai phi công, có thể chở tối đa 11 người. Nó có thể bay liên tục 2.446 km với tốc độ nhanh nhất đạt 416 km/h.
Chiếc Beechcraft King Air 350 này vừa xuất phát từ sân bay Mena (Mỹ) về Việt Nam và về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 14/5
---END---
(sưu tầm từ nhiều nguồn bởi thelast_leaf 2/2008)
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN
Khởi nghiệp từ năm 1990 từ một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh xã Chưhdrông, Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai do Ông Đoàn Nguyển Đức trực tiếp điều hành. Đến nay, Hoàng Anh Gia Lai đã đạt được bước tiến mạnh mẽ và trở thành tập đoàn tư nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các sản phẩm như đồ gỗ nội, ngoại thất cao cấp; đá granite ốp lát tự nhiên; mủ cao su đã có mặt hầu khắp các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand…Các văn phòng đại diện được thiết lập tại một số nước nhằm tạo điều kiện cho khách hang có thể tiếp cận, giao dịch với tập đoàn một cách thuận tiện và nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, Hoàng Anh Gia Lai Group đang phát triển thị trường trong nước bằng việc hình thành hệ thống siêu thị đồ gỗ, đá granite với qui mô lớn tại 5 trung tâm đô thị chính Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Trong nhiều năm liền Hoàng Anh Gia Lai Group được đánh giá là một trong những nhà sản xuất đồ gỗ hang đầu cả nước và được người tiêu dung bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh, Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa hẹn của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000 người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì năm 2005 doanh thu đã đạt 1.200 tỷ đồng.
Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động sản…nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ nay đến năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai Group phấn đấu sẽ là một trong những tập đoàn cung cấp sản phẩm căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu tại Việt Nam đồng thời mở rộng hoạt động sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bóng đá
Vào năm 2002, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã làm chấn động làng bóng đá Việt Nam nói riêng và bóng đá Đông Nam Á nói riêng khi mua được Kiatisak. Cái chấn động đáng nói ở đây là khi ấy, HAGL còn thi đấu ở giải hạng nhất quốc gia Việt Nam, chưa bước chân lên V-league, ở Việt Nam vẫn là cái tên xa lạ chứ chưa nói đến ở khu vực. Còn Kiatisak là chân sút số 1 Đông Nam Á lúc bấy giờ. Một cầu thủ nổi tiếng đến thi đấu cho một đội vô danh ở một giải bóng đá non trẻ. Tôi chắc rằng, trước khi có sự kiện Kiatisak đến thi đấu cho HAGL, nhắc đến đồ gỗ, nội thất, cái tên HAGL chỉ có thể xuất hiện trong đầu những người trong giới. Và bây giờ, người ta không chỉ biết đến HAGL như là một đội bóng mà còn là một thương hiệu đồ gỗ, nội thất, địa ốc v.v... (sở dĩ tôi để v.v... vì chưa biết bầu Đức sẽ còn kinh doanh thêm cái gì nữa). Nhiệm vụ marketing và positioning khó khăn cho HAGL vào năm 2002. Vậy bằng cách nào, họ đã "xua quân" xuống đồng bằng một cách thành công như vậy? Tất cả chỉ bắt đầu bằng 1 việc đơn giản: bỏ tiền ra mua Kiatisak.
Đó là nói chuyện nước ta. Bây giờ chúng ta nói chuyện quốc tế. Ắt hẳn thời gian gần đây mọi người thấy báo chí xôn xao tin Beckham đầu quân cho LA Galaxy. Lại một trường hợp cầu thủ nổi tiếng thi đấu cho một CLB mà những người hâm mộ bóng đá chẳng biết đến (tất nhiên, người hâm mộ Mỹ thì biết). Bằng việc ký hợp đồng với Beckham, LA Galaxy vô hình trung đã khiến gần 2 tỷ người hâm mộ bóng trên toàn thế giới biết đến mình với cái giá 125 triệu USD. Tôi cho rằng, giá đó rất rẻ bởi với đầu óc của người Mỹ, LA Galaxy chẳng dại gì mà không nhảy vào các lĩnh vực kinh doanh thể thao để rồi hốt bạc tỷ với thương hiệu siêu đắt khách: David Beckham.
Có thể nói, việc dám đi tiên phong, "làm chuyện tay đình" bằng sự kiện mang được cây làm bàn xuất sắc nhất khu vực về với giải hạng 2 của BĐVN (năm 2002, HA.GL còn chơi ở giải hạng Nhất, chưa lên chuyên nghiệp), ông chủ tịch đội bóng phố Núi Đoàn Nguyên Đức đã thực sự gây sốc cho thiên hạ
Tuy nhiên, đó chỉ là... chuyện nhỏ, bởi thành quả mà ông thu được từ thương vụ Kiatisak còn giá trị (kinh tế) gấp nhiều lần. Thế nhưng, để sản phẩm (gỗ) Hoàng Anh "ăn theo" cùng "Zico" Thái thì bầu Đức cũng đã phải vượt qua rất nhiều cửa ải trần ai, mà nếu không có máu liều chắc khó thành.
Từ suy nghĩ... điên rồ
Lúc này, khi mọi chuyện đã qua đi, bầu Đức mới kể lại "phi vụ" mua danh thủ số 1 Đông nam Á. Thời gian đàm phán dù chỉ kéo dài trong 2 tháng nhưng với ông Đức thì đó quả là một chuỗi ngày dài, bởi phải liên tục đấu trí, phải liều lĩnh,...
Theo bầu Đức thì những năm 2000, nói đến Kiatisak, kể cả LĐBĐ VN cũng chẳng dám mơ chứ đừng nói gì đến các đội bóng, và càng không thể nói đến Hoàng Anh Gia Lai, một cái tên vô danh xứ sở núi rừng không mấy ai biết đến. Tuy nhiên "tôi nghĩ, tại sao mình có tiền, có miệng, được hay không không liều đàm phán một phen thử xem sao”.
Thế nhưng, chưa kịp đàm phán, bầu Đức đã vấp phải trở ngại đầu tiên ngay tại… chính quê hương mình. “Báo chí chỉ trích, chính quyền địa phương cũng nói dữ quá. Họ nói là mình chơi ngông” - ông nhớ lại.
Sau đó, hành trình tiếp cận với Kiatisak cũng lắm trần ai. Gọi điện thoại, không thấy Kiatisak nhấc máy, fax và e-mail cũng... biệt vô âm tín. Tuy nhiên, ông Đức kiên quyết không nản chí, và cứ miệt mài gửi thư, fax. “Cứ phải như tán gái vậy, đành phải lỳ thì thôi”, bầu Đức nói.
đến Kiatisak bị hạ... knock-out
Cuối cùng thì danh thủ cũng đành phải lên tiếng vì không chịu đựng nổi sự "lỳ lợm" và tấn công ráo riết của ông bầu xứ núi. Nhưng chuyện chưa phải đã dừng lại. Sau dư luận trong nước, đến lượt báo chí Thái Lan phản ứng dữ dội hơn.
Trên những hàng “tít” của báo chí Thái Lan những ngày đó chạy những dòng tít lớn “Hoàng Anh là ai? Gia Lai ở đâu?” đầy nhạo báng. Nhưng chính những dòng chữ ngạo nghễ đó lại làm chất xúc tác kích thích tinh thần tự ái dân tộc của ông bầu CLB HA.GL, càng khiến ông quyết tâm đoạt cho bằng được Kiatisak.
Những ngày đàm phán, theo bầu Đức, quả là những ngày đấu trí khốc liệt. Lúc đó Singapore, Malaysia, Indonesia cũng đặt vấn đề mua cầu thủ này. Bầu Đức nói với Kiatisak rằng ông trả lương cao hơn đối phương 20%, bên cạnh đó trang bị đầy đủ villa biệt thự, xe Mercedes, các phương tiện khác.
Khi danh thủ Kiatisak hỏi rằng tiền đâu để trả, bầu Đức bèn điện thoại về nước và ngay lập tức chuyển vào tài khoản của danh thủ này một khoản bằng 2 năm lương. Danh thủ số 1 Đông nam Á đã bị đánh gục bởi hành động quyết đoán đầy ấn tượng thuyết phục.
Sau này khi đã làm việc, yêu đức mến tài nhau, họ trở thành hai người bạn tri kỷ. Kiatisak bỏ các khoản xe ôtô con, biệt thự. Anh ở chung với đội, đi xe cùng với đội.
Thành công nhờ có "máu" làm ăn
"Nếu không phải có sẵn máu làm ăn, chắc chắn không thể nào thắng được phi vụ này” - bầu Đức đúc kết. Điều ông nói cũng được minh chứng từ khi ông nhận đội bóng Hoàng Anh Gia Lai từ tỉnh này. Khi mới vừa được UBND tỉnh gật đầu đồng ý bằng miệng, không cần văn bản, bầu Đức ngay lập tức nhận đội bóng. Một thời gian sau các văn bản mới được hoàn tất.
Vị Chủ tịch CLB đội bóng phố Núi không giấu giếm là ông đầu tư cho bóng đá là phục vụ cho kinh doanh. Ông nói rằng, trong thương vụ mua Kiatisak, nều chỉ vì bóng đá không thôi thì không thể nào mua được. Đến giờ ông vẫn chưa công bố chính xác mức lương của danh thủ Kiatisak nhưng ông đã thú nhận không dưới 15.000 USD/tháng.
Tuy nhiên với cái nhìn của nhà doanh nghiệp, số tiền ấy đã đem lại cho ông nguồn lợi gấp nhiều lần. Kể từ khi mời được Kiatisak, tăng trưởng của Xí nghiệp tăng lên tốc độ cực nhanh. Theo ông Đức, từ năm 2004, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Hoàng Anh lên gấp đôi. Hiện nay giá trị làm ra mỗi năm tương đương 2.000 tỷ đồng.
Chính vì thế, sau khi Kiatisak chia tay HA.GL trong vài trò HLV kiêm cầu thủ, bầu Đức muốn tiếp tục tận dụng, khai thác hình ảnh danh thủ này. Theo hợp đồng, đội bóng Gia Lai tiếp tục được sử dụng hình ảnh Kiatisak 5 năm nữa với một chi nhánh gỗ của Hoàng Anh tại Thái Lan.
Không gì hiệu quả bằng bóng đá!
Ông Đoàn Nguyên Đức nhìn nhận, chi phí cho kinh doanh rẻ và hiệu quả không gì bằng bóng đá. Mỗi năm, ngân sách cho đội bóng hết khoảng 15-16 tỷ, nhưng khoản thu lại cũng đã 5-6 tỷ. Vậy với khoảng 10 tỷ/năm, là một chi phí nhỏ so với chi phí quảng cáo.
Riêng về khâu quảng cáo, nếu cứ so sánh với truyền hình 30 giây mất phải 20 - 30 triệu, thì 90 phút để khán giả cả nước và khu vực biết đến đã là một chi phí rất thấp, chưa kể những bài báo sau các trận đấu.
Theo lộ trình kinh doanh, đến cuối 2007 đầu 2008 Hoàng Anh Gia Lai sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu cũng đặt ra cho đội bóng là quyết tâm vô địch V.League 2007. Ông nói rằng sẽ là sự trọn vẹn và là cú huých có lực mạnh để cổ phiếu của Hoàng Anh có giá trên sàn chứng khoán.
Ông Đức nói: ''''Tôi có cơ sở để tin tưởng bằng thực tiễn những gì đã qua. Rõ ràng sau khi đầu tư vào bóng đá, đội Hoàng Anh đã giành ngay được ngôi vô địch. Có lẽ, lịch sử bóng đá VN khó lặp lại khi một đội hạng nhất vừa lên chuyên nghiệp là vô địch giải luôn, và lại vô địch 2 năm liên tiếp".
Chính vì nhận thấy, chi phí cho kinh doanh không gì hiệu quả bằng bóng đá, nên ông Bầu này chắc chắn sẽ còn nghĩ ra lắm "chiêu" để gây tiếng vang... hái ra tiền!
Ông Đoàn Nguyên Đức còn là người Việt Nam đầu tiên có máy bay riêngChiếc máy bay mà ông Đoàn Nguyên Đức đặt mua mang tên Beechcraft King Air 350, số seri FL-417 do hãng Raytheon Aircraft (Mỹ) sản xuất; động cơ Pratt & Whitney PT 6-60 A (Canada). Được biết, giá chiếc máy bay này khoảng 7 triệu USD.

Beechcraft King Air là máy bay phản lực cánh quạt hai động cơ loại nhỏ do hãng Beech Aircraft Corporation Mỹ chế tạo. Loại máy bay dài hơn 10 mét và sải cánh hơn 15 mét này có từ một đến hai phi công, có thể chở tối đa 11 người. Nó có thể bay liên tục 2.446 km với tốc độ nhanh nhất đạt 416 km/h.
Chiếc Beechcraft King Air 350 này vừa xuất phát từ sân bay Mena (Mỹ) về Việt Nam và về đến sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 14/5
---END---
(sưu tầm từ nhiều nguồn bởi thelast_leaf 2/2008)