bachsa
Moderator
Bây giờ, các nhà quản lý có thể xem xét sự phù hợp giữa các hoạt động này với nhau trong một hệ thống cấp bậc. Ở dưới cùng là các hoạt động cấp đơn vị sản phẩm cần có để sản xuất ra một giá treo hay thực hiện một cuộc sửa chữa. Ví dụ, các hoạt động có thể bao gồm đánh bóng các nhánh gạc, khoan lỗ nhánh gạc, và gắn các phụ tùng kim loại vào nhánh gạc.
Số hoạt động cấp đơn vị sản phẩm được thực hiện căn cứ trên số lượng sản xuất và bán hàng. Ở cấp độ này, các phương pháp phân bổ chi phí truyền thống dựa trên giờ lao động, giờ sử dụng máy hay các đơn vị sản phẩm được sản xuất tỏ ra khá hiệu quả.
Bước tiếp theo trong hệ thống cấp bậc này là các hoạt động ở cấp mẻ hàng. Những hoạt động này được thực hiện cho từng mẻ. Ví dụ: Bộ phận Giá treo Nhánh gạc sản xuất ra các mẫu giá treo nhánh gạc khác nhau. Khi bộ phận thay đổi sản xuất từ loại giá thẳng tiêu chuẩn sang mẫu để ở tiền sảnh và treo tường, các hoạt động cho mẻ hàng này có thể bao gồm xử lý đơn hàng, cài đặt máy móc... Những nguồn lực đòi hỏi cho những hoạt động của mẻ hàng này không liên quan đến số đơn vị sản phẩm được sản xuất trong một mẻ.
Các phương pháp lập ngân sách truyền thống phân bổ chi phí hành chính dựa trên số giờ lao động trực tiếp và đơn vị sản phẩm được sản xuất không nhất thiết phải liên quan đến các nguồn lực thực tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động ở cấp độ mẻ hàng. Đây là ví dụ về nơi mà việc lập chi phí và lập ngân sách dựa trên hoạt động sẽ tạo ra sự khác biệt trong khâu xác định các số liệu chi phí và ngân sách.
Tương tự, ở cấp cao hơn của hệ thống cấp bậc hoạt động, các hoạt động duy trì sản phẩm như kiểm tra chất lượng, phát triển sản phẩm mới hay các hoạt động duy trì khách hàng như cung cấp cho khách hàng dịch vụ liên quan đến sản phẩm hiện tại, nhưng chi phí nguồn lực không thể đánh giá được theo các đơn vị sản phẩm được sản xuất hay giờ lao động trực tiếp. Một lần nữa, ở đây việc đánh giá chi phí nguồn lực cho từng hoạt động sẽ tạo ra một bức tranh rõ ràng hơn về tổng chi phí sản xuất.
Tài chính cho người quản lý
Số hoạt động cấp đơn vị sản phẩm được thực hiện căn cứ trên số lượng sản xuất và bán hàng. Ở cấp độ này, các phương pháp phân bổ chi phí truyền thống dựa trên giờ lao động, giờ sử dụng máy hay các đơn vị sản phẩm được sản xuất tỏ ra khá hiệu quả.
Bước tiếp theo trong hệ thống cấp bậc này là các hoạt động ở cấp mẻ hàng. Những hoạt động này được thực hiện cho từng mẻ. Ví dụ: Bộ phận Giá treo Nhánh gạc sản xuất ra các mẫu giá treo nhánh gạc khác nhau. Khi bộ phận thay đổi sản xuất từ loại giá thẳng tiêu chuẩn sang mẫu để ở tiền sảnh và treo tường, các hoạt động cho mẻ hàng này có thể bao gồm xử lý đơn hàng, cài đặt máy móc... Những nguồn lực đòi hỏi cho những hoạt động của mẻ hàng này không liên quan đến số đơn vị sản phẩm được sản xuất trong một mẻ.
Các phương pháp lập ngân sách truyền thống phân bổ chi phí hành chính dựa trên số giờ lao động trực tiếp và đơn vị sản phẩm được sản xuất không nhất thiết phải liên quan đến các nguồn lực thực tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động ở cấp độ mẻ hàng. Đây là ví dụ về nơi mà việc lập chi phí và lập ngân sách dựa trên hoạt động sẽ tạo ra sự khác biệt trong khâu xác định các số liệu chi phí và ngân sách.
Tương tự, ở cấp cao hơn của hệ thống cấp bậc hoạt động, các hoạt động duy trì sản phẩm như kiểm tra chất lượng, phát triển sản phẩm mới hay các hoạt động duy trì khách hàng như cung cấp cho khách hàng dịch vụ liên quan đến sản phẩm hiện tại, nhưng chi phí nguồn lực không thể đánh giá được theo các đơn vị sản phẩm được sản xuất hay giờ lao động trực tiếp. Một lần nữa, ở đây việc đánh giá chi phí nguồn lực cho từng hoạt động sẽ tạo ra một bức tranh rõ ràng hơn về tổng chi phí sản xuất.
Tài chính cho người quản lý
First News và NXB Tổng hợp TPHCM