bachsa
Moderator
Chiều 17/3 tại cuộc họp với Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các đề xuất chống ùn tắc giao thông như tăng phí trước bạ, thu phí giao thông với xe cá nhân lưu hành tại thủ đô.
Ùn tắc giao thông là chủ đề nóng tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Hà Nội hôm nay. Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trong năm nay, tình trạng ùn tắc tại thủ đô đã trở thành vấn đề bức xúc xã hội, an ninh trật tự. Do vậy, hạn chế phương tiện cá nhân cũng là bảo vệ lợi ích của những người có ôtô xe máy, bởi họ có thể có ôtô mà không tìm được chỗ đỗ.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng đã đưa ra nhiều biện pháp chống ùn tắc như tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng các tuyến tàu điện, di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế phương tiện cá nhân.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các giải pháp của thủ đô thời gian qua, đã giảm từ 124 điểm ùn tắc trong nội thành xuống còn 60 điểm.
Thủ tướng đồng ý để Hà Nội cùng Bộ Công an soạn thảo quy định mới về quản lý dân cư, hạn chế dân cư đổ dồn về đô thị trung tâm. Đồng thời, giao Bộ Tài chính nghiên cứu các cơ chế, chính sách để từng bước hạn chế, loại bỏ một số loại phương tiện cá nhân như tăng phí trước bạ, thu phí giao thông đối với phương tiện cá nhân lưu hành trên địa bàn, tạo thêm nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, các hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xử phạt nặng hơn hiện nay. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ đã được Bộ Tư pháp thẩm định, Thủ tướng sẽ ký ban hành trong vài ngày tới. Ngoài ra, Thủ tướng sẽ ban hành các quy định xử phạt đặc thù tại thủ đô để tăng tính răn đe với các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...
Thủ tướng cũng chỉ đạo các ngành và UBND Hà Nội đẩy mạnh xây dựng các công trình giao thông trọng điểm để khắc phục ùn tắc giao thông hiện nay cũng như công tác chuẩn bị các dự án sắp tới, tìm nguồn vốn đầu tư, giao cho Hà Nội làm chủ đầu tư các dự án cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà.
"Các dự án đến năm 2020 nếu chờ vốn ODA thì rất lâu, Chính phủ sẵn sàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp đầu tư, nếu có ý định phát hành trái phiếu ra nước ngoài", Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc để Hà Nội thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy, để đáp ứng yêu cầu chữa cháy toàn trên địa bàn rộng lớn.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với các giải pháp chống ùn tắc tại thủ đô như hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế phương tiện vào trung tâm thành phố, tăng phí trông giữ xe... "Chúng ta có thể hạn chế phương tiện cá nhân ở những tuyến có phương tiện công cộng hoạt động mạnh và nhân rộng như vết dầu loang", ông Hải phát biểu.
Phó thủ tướng cho rằng, ngay sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung thủ đô thì Hà Nội phải triển khai ngay các dự án để giãn dân khu trung tâm.
Hiện Hà Nội có 300.000 ôtô và 4 triệu xe máy, chưa kể xe ngoại tỉnh. Số lượng phương tiện tăng trung bình 10-15% mỗi năm.
Ùn tắc giao thông là chủ đề nóng tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ với Hà Nội hôm nay. Theo Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị trong năm nay, tình trạng ùn tắc tại thủ đô đã trở thành vấn đề bức xúc xã hội, an ninh trật tự. Do vậy, hạn chế phương tiện cá nhân cũng là bảo vệ lợi ích của những người có ôtô xe máy, bởi họ có thể có ôtô mà không tìm được chỗ đỗ.
Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng đã đưa ra nhiều biện pháp chống ùn tắc như tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông, xây dựng các tuyến tàu điện, di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế phương tiện cá nhân.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao các giải pháp của thủ đô thời gian qua, đã giảm từ 124 điểm ùn tắc trong nội thành xuống còn 60 điểm.
Thủ tướng đồng ý để Hà Nội cùng Bộ Công an soạn thảo quy định mới về quản lý dân cư, hạn chế dân cư đổ dồn về đô thị trung tâm. Đồng thời, giao Bộ Tài chính nghiên cứu các cơ chế, chính sách để từng bước hạn chế, loại bỏ một số loại phương tiện cá nhân như tăng phí trước bạ, thu phí giao thông đối với phương tiện cá nhân lưu hành trên địa bàn, tạo thêm nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, các hành vi vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xử phạt nặng hơn hiện nay. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ đã được Bộ Tư pháp thẩm định, Thủ tướng sẽ ký ban hành trong vài ngày tới. Ngoài ra, Thủ tướng sẽ ban hành các quy định xử phạt đặc thù tại thủ đô để tăng tính răn đe với các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...
Thủ tướng cũng chỉ đạo các ngành và UBND Hà Nội đẩy mạnh xây dựng các công trình giao thông trọng điểm để khắc phục ùn tắc giao thông hiện nay cũng như công tác chuẩn bị các dự án sắp tới, tìm nguồn vốn đầu tư, giao cho Hà Nội làm chủ đầu tư các dự án cầu Tứ Liên, cầu Hồng Hà.
"Các dự án đến năm 2020 nếu chờ vốn ODA thì rất lâu, Chính phủ sẵn sàng bảo lãnh cho các doanh nghiệp đầu tư, nếu có ý định phát hành trái phiếu ra nước ngoài", Thủ tướng khẳng định.
Thủ tướng cũng đồng ý về nguyên tắc để Hà Nội thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy, để đáp ứng yêu cầu chữa cháy toàn trên địa bàn rộng lớn.
Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với các giải pháp chống ùn tắc tại thủ đô như hạn chế phương tiện cá nhân, hạn chế phương tiện vào trung tâm thành phố, tăng phí trông giữ xe... "Chúng ta có thể hạn chế phương tiện cá nhân ở những tuyến có phương tiện công cộng hoạt động mạnh và nhân rộng như vết dầu loang", ông Hải phát biểu.
Phó thủ tướng cho rằng, ngay sau khi Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung thủ đô thì Hà Nội phải triển khai ngay các dự án để giãn dân khu trung tâm.
Hiện Hà Nội có 300.000 ôtô và 4 triệu xe máy, chưa kể xe ngoại tỉnh. Số lượng phương tiện tăng trung bình 10-15% mỗi năm.
Nguồn : Vnexpress