Điều trị bệnh cảm cúm

rcp

Administrator
Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trời chuyển se lạnh vào đêm và sáng sớm, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều đã khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm.

Bệnh cảm cúm là gì?
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm hô hấp cấp do virut cúm gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau). Siêu vi cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh, bệnh lây truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh rất dễ lây lan, một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virut cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp. Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức miễn dịch kém cũng dễ bị cảm cúm. Bệnh xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.
62.jpg




Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut.

  • Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng, sau đó là ngạt mũi và chảy nước mũi.
  • Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng ngạt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Ho thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi.
Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên. Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần.

Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Các dấu hiệu của cảm cúm và cảm lạnh đôi khi có triệu chứng giống nhau nên dễ chẩn đoán nhầm. Do vậy, phân biệt cảm lạnh hay cảm cúm rất quan trọng.



  • Cảm cúm: Biểu hiện thường gặp của cảm cúm là viêm họng, sốt cao, đau đầu, đau cơ, ho khan. Triệu chứng của cảm cúm thường đến bất ngờ, mệt mỏi kéo dài hàng tuần và đau nhức toàn thân.

  • Cảm lạnh: Thường có chảy nước mũi, ngạt mũi, sốt nhẹ (có trường hợp không bị sốt), ho có đờm, cơ thể hơi gai lạnh. Triệu chứng của cảm lạnh thì biểu hiện thường từ từ và mệt mỏi chỉ kéo dài trong vài ngày (khoảng 3-4 ngày). Tình trạng đau nhức toàn thân thường rất nhẹ.


Không thể coi thường
Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. Tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cảm cúm cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch… Nguy hiểm nhất là hội chứng Reye ở trẻ em (hội chứng Reye rất ít gặp nhưng biến chứng rất trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao). Hội chứng Reye hay xảy ra nhất trong khoảng từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong rất nhanh. Do vậy, khi có các triệu chứng của cảm cúm cần điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ, không nên coi thường bệnh mà nguy hại cho sức khoẻ.



Có nên dùng kháng sinh khi bị cảm cúm?
Rất nhiều trường hợp khi bị cảm cúm tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm được các vi khuẩn chứ không có tác dụng đối với virut nên việc tự điều trị kháng sinh với cảm cúm là không đúng và sẽ không giúp bệnh thuyên giảm. Hơn nữa, biểu hiện chính của bệnh cúm là sốt, ho, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nếu chưa chẩn đoán chính xác được bệnh mà tự ý điều trị bằng kháng sinh càng khiến bệnh diễn tiến nặng hơn cũng như làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Người dùng kháng sinh cũng có thể phải chịu tác dụng phụ như ban đỏ, tiêu chảy trong khi bệnh cúm vẫn không khỏi. Thuốc kháng sinh chỉ được dùng nếu có biểu hiện của nhiễm khuẩn và phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc.


Chủ động phòng bệnh
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh cảm cúm lây truyền do virus cúm từ người bệnh phát tán vào môi trường xung quanh, gia tăng mạnh trong thời gian này là do thời tiết trở lạnh. Để phòng chống bệnh cảm cúm, mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân; hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tránh đến chỗ đông người khi có dịch cảm cúm; Ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể…; Người bị cảm cúm cần nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan virut.

Do bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm và ai cũng có thể lây cúm nên việc tiêm vaccin phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất, tốt nhất niên tiêm khi cơ thể khoẻ mạnh để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả.

Theo SKDS

Điều trị
Khi bệnh cảm đến, từ người lực lưỡng cho đến người chân yếu tay mềm đều chỉ có thể làm một việc giống nhau là ... chịu đựng.

Thuốc kháng sinh, thần dược của nhân loại trên mọi chứng nhiễm trùng, hoàn toàn bó tay trước virus cảm cúm. Vì vậy, ta chỉ có thể uống thuốc cảm rồi chờ đợi, cầu trời cho cơn bệnh chóng qua.

Có nhiều cách để rút ngắn thời gian bị cơn bệnh hành hạ xuống còn 1-2 ngày thay vì một tuần, hoặc làm giảm các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, đau họng, ho, nhảy mũi xuống còn 20% mức thông thường.

- Vitamin C

  • Chất này như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn hay vi trùng. Nhờ đó, cơn bệnh đáng lẽ phải kéo dài 7-8 ngày chỉ còn lại 2-3 ngày.

  • Vitamin C còn giúp làm giảm ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần... và nhiều triệu chứng cảm khác. Một thí nghiệm tại đại học Wisconsin cho thấy, ở những người dùng vitamin C (mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 500 mg), các triệu chứng cảm chỉ bằng một nửa so với những người không uống.

  • Việc bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc rau sẽ tốt hơn là uống thuốc viên.

- Súc miệng nước muối:
Khi súc, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu. Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, khạc ra đờm nhiều hơn.

- Uống trà nóng hoặc canh nóng:
Càng nóng càng tốt, miễn là đừng để bị bỏng miệng. Uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết. Có công dụng làm thông mũi.

--- rcp (st) ---

 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
dakhoadaitin Triệu chứng và phương pháp điều trị căn bệnh viêm tuyến tiền liệt của đấng mày râu QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Chứng bệnh viêm tai giữa xảy ra thế nào? Nguyên nhân và phương pháp điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Phương pháp điều trị bệnh lý viêm xoang ở Phòng khám Đa khoa Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Hiểu biết về bệnh Apxe hậu môn, Đa Khoa Đại Tín chuyên điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Rối loạn xuất tinh: Nguyên do và phương thức điều trị căn bệnh QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Điều trị bệnh rối loạn xuất tinh tốt nhất QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Điều trị chứng bệnh liệt dương cho đấng mày râu QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Điều trị căn bệnh viêm phụ khoa tại Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
suthatdangso Bệnh Viên C không có thuốc điều trị!!! Tin tức 24h 0
bachsa Bệnh nhược cơ - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm da cơ - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm đa cơ - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh gút - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm khớp phản ứng - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Thoái hóa khớp - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm khớp vảy nến - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm cột sống dính khớp - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm khớp dạng thấp - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Trật khớp - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh Trĩ - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm ruột thừa - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 1
bachsa Viêm tụy - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh lo âu - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 1
bachsa Bệnh Cúm - Influenza: Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Ung Thư Gan - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Xơ gan - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Sỏi mật - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Polyp đại tràng - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh Sạn Thận - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Sưng Phổi (Pneumonia) - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm loét đại tràng - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Viêm dạ dày - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Loét tiêu hóa - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Rối loạn tiêu hóa - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Đại tiện không tự chủ - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Táo bón - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Gãi ngứa - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Tiêu chảy: Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh sâu răng - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bệnh cảm - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Bầm mắt - Nguyên nhân gây bệnh, cách phòng ngừa và điều trị Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
dakhoadaitin Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Nhiễm trùng da bao quy đầu và phương pháp điều trị an toàn QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Triệu chứng điển hình của nấm da và cách điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Làm như thế nào điều trị dứt điểm nứt kẽ hậu môn? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Trĩ nội: Dấu hiệu,nguyên nhân và phương pháp điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Điều trị xuất tinh sớm như thế nào? Lúc nào nên đến bác sĩ? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Lý do xuất tinh sớm? Điều trị bằng cách nào? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Truy tìm nguyên nhân xuất tinh sớm để điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Khác] Điều Trị Liệt Dương Hiệu Quả Tại Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0

Similar threads

Top