bachsa
Moderator
Tài sản: các giá trị mà công ty sở hữu, thường được đánh giá bằng tiền
Cán cân thương mại: là một phần trong cán cân thanh toán của một quốc gia, thể hiện trạng thái giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị cao hơn nhập khẩu, thì cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư; nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt.
Kiến thức cần thiết của những nhà doanh nghiệp
Trái phiếu: một văn bản hợp lệ trong đó công ty cam kết trả cho trái chủ (người giữ trái phiếu) vào ngày đáo hạn trái phiếu một khoản tiền cố định cộng với lãi định kỳ của trái phiếu.
Thâm hụt ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm lớn hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.
Thặng dư ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm thấp hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.
Vốn: trang thiết bị hữu hình (nhà xưởng, thiết bị, kỹ năng lao động) được sử dụng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Vốn cũng ám chỉ các loại cổ phiếu công ty, chứng khoán nợ và tiền mặt.
Tư bản chủ nghĩa: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu tư nhân và do tư nhân kiểm soát, hệ thống kinh tế này vận hành theo quy luật cạnh tranh và mục đích lợi nhuận.
Ngân hàng Trung ương: cơ quan tiền tệ cơ bản của một quốc gia, có các chức năng chính là phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại: cung cấp các tài khoản tiền gửi, bao gồm séc, tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn; cung cấp các khoản vay cho cá nhân và công ty – không giống như các công ty ngân hàng đầu tư (ví dụ như các công ty môi giới chứng khoán) thường chỉ có vai trò thực hiện trao đổi chứng khoán công ty và chứng khoán nhà nước.
Cầu: tổng số hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng sẵn lòng mua và có khả năng mua tại tất cả các mức giá có thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Đại suy thoái: sự sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài trong hoạt động kinh tế nói chung.
Phi điều tiết: chính phủ dỡ bỏ kiểm soát đối với một ngành công nghiệp.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones: chỉ số giá chứng khoán dựa trên 30 chứng khoán hàng đầu, đây là một chỉ số phối hợp thường được sử dụng để đánh giá xu hướng của giá chứng khoán và trái phiếu tại Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế: tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.
Thương mại điện tử: hoạt động mua bán qua mạng Internet toàn cầu.
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hoặc mức giá mà tại đó đồng tiền của một quốc gia được trao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác.
Xuất khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và được bán cho khách hàng nước ngoài.
Hệ thống dự trữ liên bang: cơ quan tiền tệ quan trọng (ngân hàng trung ương) của Mỹ, có chức năng phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Nó bao gồm một Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên đóng tại thủ đô Washington, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang ở các vùng và 25 chi nhánh.
Chính sách tài khóa: quyết định của chính quyền liên bang về tổng số tiền chi tiêu trong một năm và tổng số tiền thu được từ thuế, nhằm giảm thất nghiệp và đảm bảo nền kinh tế phi lạm phát.
Thương mại tự do: không có các quy định và mức thuế ngăn cản thương mại giữa các quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội: tổng giá trị sản lượng đầu ra, thu nhập hoặc chi tiêu của một quốc gia thực hiện bên trong đường biên giới của quốc gia đó.
Vốn con người: sức khoẻ, sức mạnh, giáo dục, đào tạo, và kỹ năng mà người lao động sử dụng trong công việc của họ.
Nhập khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia khác nhưng được bán trong thị trường nội địa.
Lạm phát: tỷ lệ tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. (Không nên nhầm lẫn với tăng giá của một số hàng hóa cụ thể khi so sánh với giá cả của các hàng hóa khác).
Quyền sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sáng chế, thương hiệu, bản quyền tác giả, liên quan đến việc sở hữu, sử dụng, hoặc chuyển nhượng các sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ của con người.
Đầu tư: mua chứng khoán, ví dụ như cổ phiếu hay trái phiếu.
Lực lượng lao động: ở Mỹ, lực lượng lao động là tổng số người được thuê làm việc hoặc đang tìm việc.
Thị trường: nơi người mua và người bán thiết lập giá cả cho các sản phẩm tương tự hoặc đồng nhất, sau đó trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế thị trường: nền kinh tế quốc gia của một nước, dựa trên các lực lượng thị trường để xác định mức sản lượng, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Chính sách tiền tệ: các biện pháp can thiệp của hệ thống dự trữ liên bang nhằm tác động tới khả năng thanh toán và chi phí của tiền tệ và tín dụng. Chính sách tiền tệ được sử dụng như một công cụ làm tăng việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và làm nền tảng cho hoạt động trao đổi quốc tế.
Cung tiền: tổng số tiền (tiền xu, tiền giấy, tài khoản séc) đang lưu hành trong nền kinh tế.
Quỹ tương hỗ: một công ty đầu tư cung cấp các loại cổ phiếu mới và mua theo yêu cầu các cổ phiếu hiện hành, đồng thời, sử dụng vốn của mình để đầu tư vào các chứng khoán khác nhau. Tiền được gom từ các cá nhân và Quỹ tương hỗ sẽ nhân danh các cá nhân này để đầu tư vào nhiều danh mục chứng khoán.
Chính sách Kinh tế xã hội mới: Chương trình cải cách kinh tế của Mỹ vào những năm 1930, nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.
Hàng rào phi thuế: các biện pháp của chính phủ - ví dụ như các hệ thống giám sát nhập khẩu và các biện pháp phi thuế khác nhằm hạn chế nhập khẩu hoặc nhằm hạn chế thương mại quốc tế.
Năng suất: lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi một đơn vị đầu vào (nguồn lực sản xuất) trong một khoảng thời gian nhất định
Chủ nghĩa bảo hộ: sử dụng và khuyến khích các biện pháp hạn chế nhập khẩu, với mục đích bảo hộ cho các nhà sản xuất không có hiệu quả nội địa trước sức ép cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài.
Ngang bằng sức mua: tỷ lệ chuyển đổi thành một đồng tiền chung có khả năng cân bằng hóa sức mua của các đồng tiền khác.
Suy thoái: sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy định, điều tiết: quy tắc và luật lệ được các cơ quan nhà nước ban hành, bao gồm các quy định hay các điều luật cụ thể, phù hợp với luật pháp liên bang, nhằm điều chỉnh và tổ chức một số hoạt động hay một vài ngành công nghiệp cụ thể.
Doanh thu: số tiền các công ty thu được nhờ bán hàng hóa và dịch vụ.
Chứng khoán: giấy chứng nhận (chứng khoán ghi danh) hoặc các ghi chép điện tử (lưu ký chứng khoán) về quyền sở hữu cổ phần (cổ phiếu) hoặc nghĩa vụ nợ (trái phiếu).
Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch: một cơ quan điều tiết độc lập phi đảng phái và bán tư pháp, có trách nhiệm quản lý thi hành các bộ luật chứng khoán liên bang. Mục đích của các bộ luật này là bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo rằng họ được cung cấp tất cả các thông tin minh bạch về những chứng khoán đang được lưu chuyển trên thị trường.
Dịch vụ: các hoạt động kinh tế - ví dụ như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, quảng cáo, giải trí, xử lý số liệu, tư vấn - thường được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, khác với hàng hóa (có tính chất hữu hình cao hơn).
Chủ nghĩa xã hội: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thường thuộc quyền sở hữu và được kiểm soát tập thể (thường do nhà nước sở hữu và quản lý), vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Quy định xã hội: các hạn chế do nhà nước đặt ra để hạn chế hoặc cấm hành vi gây hại (ví dụ như làm ô nhiễm môi trường hoặc đẩy người lao động vào môi trường làm việc nguy hiểm) hoặc để khuyến khích các hành vi tốt có lợi cho xã hội.
Bảo hiểm xã hội: một chương trình trợ cấp của Mỹ cung cấp phúc lợi cho người về hưu dựa trên quá trình đóng bảo hiểm của chủ lao động và của bản thân người lao động khi họ còn làm việc.
Đình trệ kinh tế: một trạng thái kinh tế trong đó lạm phát tăng cao nhưng hoạt động sản xuất lại đình trệ.
Cổ phiếu: giấy sở hữu cổ phiếu trong tài sản của một công ty.
Sở giao dịch chứng khoán: một thị trường có tổ chức để mua bán cổ phiếu và trái phiếu.
Trợ cấp: một khoản lợi kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chính phủ cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, thường có mục đích làm tăng vị thế cạnh tranh của các nhà sản xuất này trước các công ty nước ngoài.
Cung: lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các nhà sản xuất sẵn lòng bán và có khả năng bán tại tất cả các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Thuế quan: thuế đánh trên hàng hóa được vận chuyển từ khu vực hải quan này sang một khu vực hải quan khác vì mục đích bảo hộ hoặc tăng ngân sách.
Thâm hụt thương mại: khoản tiền nhập khẩu vượt quá xuất khẩu của một quốc gia.
Thặng dư thương mại: khoản tiền xuất khẩu vượt quá nhập khẩu của một quốc gia.
Tóm tắt nền kinh tế Mỹ
Cán cân thương mại: là một phần trong cán cân thanh toán của một quốc gia, thể hiện trạng thái giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu xuất khẩu hàng hóa đạt giá trị cao hơn nhập khẩu, thì cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư; nếu giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt.
Kiến thức cần thiết của những nhà doanh nghiệp
Trái phiếu: một văn bản hợp lệ trong đó công ty cam kết trả cho trái chủ (người giữ trái phiếu) vào ngày đáo hạn trái phiếu một khoản tiền cố định cộng với lãi định kỳ của trái phiếu.
Thâm hụt ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm lớn hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.
Thặng dư ngân sách: khoản tiền chính phủ chi tiêu mỗi năm thấp hơn thu nhập của chính phủ trong năm đó.
Vốn: trang thiết bị hữu hình (nhà xưởng, thiết bị, kỹ năng lao động) được sử dụng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Vốn cũng ám chỉ các loại cổ phiếu công ty, chứng khoán nợ và tiền mặt.
Tư bản chủ nghĩa: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thuộc quyền sở hữu tư nhân và do tư nhân kiểm soát, hệ thống kinh tế này vận hành theo quy luật cạnh tranh và mục đích lợi nhuận.
Ngân hàng Trung ương: cơ quan tiền tệ cơ bản của một quốc gia, có các chức năng chính là phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế.
Ngân hàng thương mại: cung cấp các tài khoản tiền gửi, bao gồm séc, tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn; cung cấp các khoản vay cho cá nhân và công ty – không giống như các công ty ngân hàng đầu tư (ví dụ như các công ty môi giới chứng khoán) thường chỉ có vai trò thực hiện trao đổi chứng khoán công ty và chứng khoán nhà nước.
Cầu: tổng số hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng sẵn lòng mua và có khả năng mua tại tất cả các mức giá có thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Đại suy thoái: sự sụt giảm nghiêm trọng và kéo dài trong hoạt động kinh tế nói chung.
Phi điều tiết: chính phủ dỡ bỏ kiểm soát đối với một ngành công nghiệp.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones: chỉ số giá chứng khoán dựa trên 30 chứng khoán hàng đầu, đây là một chỉ số phối hợp thường được sử dụng để đánh giá xu hướng của giá chứng khoán và trái phiếu tại Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế: tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia.
Thương mại điện tử: hoạt động mua bán qua mạng Internet toàn cầu.
Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hoặc mức giá mà tại đó đồng tiền của một quốc gia được trao đổi với đồng tiền của một quốc gia khác.
Xuất khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước và được bán cho khách hàng nước ngoài.
Hệ thống dự trữ liên bang: cơ quan tiền tệ quan trọng (ngân hàng trung ương) của Mỹ, có chức năng phát hành tiền tệ và điều tiết lượng cung tín dụng trong nền kinh tế. Nó bao gồm một Hội đồng Thống đốc gồm 7 thành viên đóng tại thủ đô Washington, 12 Ngân hàng dự trữ liên bang ở các vùng và 25 chi nhánh.
Chính sách tài khóa: quyết định của chính quyền liên bang về tổng số tiền chi tiêu trong một năm và tổng số tiền thu được từ thuế, nhằm giảm thất nghiệp và đảm bảo nền kinh tế phi lạm phát.
Thương mại tự do: không có các quy định và mức thuế ngăn cản thương mại giữa các quốc gia.
Tổng sản phẩm quốc nội: tổng giá trị sản lượng đầu ra, thu nhập hoặc chi tiêu của một quốc gia thực hiện bên trong đường biên giới của quốc gia đó.
Vốn con người: sức khoẻ, sức mạnh, giáo dục, đào tạo, và kỹ năng mà người lao động sử dụng trong công việc của họ.
Nhập khẩu: hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia khác nhưng được bán trong thị trường nội địa.
Lạm phát: tỷ lệ tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. (Không nên nhầm lẫn với tăng giá của một số hàng hóa cụ thể khi so sánh với giá cả của các hàng hóa khác).
Quyền sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu sáng chế, thương hiệu, bản quyền tác giả, liên quan đến việc sở hữu, sử dụng, hoặc chuyển nhượng các sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ của con người.
Đầu tư: mua chứng khoán, ví dụ như cổ phiếu hay trái phiếu.
Lực lượng lao động: ở Mỹ, lực lượng lao động là tổng số người được thuê làm việc hoặc đang tìm việc.
Thị trường: nơi người mua và người bán thiết lập giá cả cho các sản phẩm tương tự hoặc đồng nhất, sau đó trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Kinh tế thị trường: nền kinh tế quốc gia của một nước, dựa trên các lực lượng thị trường để xác định mức sản lượng, tiêu dùng, đầu tư và tiết kiệm mà không có sự can thiệp của chính phủ.
Chính sách tiền tệ: các biện pháp can thiệp của hệ thống dự trữ liên bang nhằm tác động tới khả năng thanh toán và chi phí của tiền tệ và tín dụng. Chính sách tiền tệ được sử dụng như một công cụ làm tăng việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và làm nền tảng cho hoạt động trao đổi quốc tế.
Cung tiền: tổng số tiền (tiền xu, tiền giấy, tài khoản séc) đang lưu hành trong nền kinh tế.
Quỹ tương hỗ: một công ty đầu tư cung cấp các loại cổ phiếu mới và mua theo yêu cầu các cổ phiếu hiện hành, đồng thời, sử dụng vốn của mình để đầu tư vào các chứng khoán khác nhau. Tiền được gom từ các cá nhân và Quỹ tương hỗ sẽ nhân danh các cá nhân này để đầu tư vào nhiều danh mục chứng khoán.
Chính sách Kinh tế xã hội mới: Chương trình cải cách kinh tế của Mỹ vào những năm 1930, nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại suy thoái.
Hàng rào phi thuế: các biện pháp của chính phủ - ví dụ như các hệ thống giám sát nhập khẩu và các biện pháp phi thuế khác nhằm hạn chế nhập khẩu hoặc nhằm hạn chế thương mại quốc tế.
Năng suất: lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi một đơn vị đầu vào (nguồn lực sản xuất) trong một khoảng thời gian nhất định
Chủ nghĩa bảo hộ: sử dụng và khuyến khích các biện pháp hạn chế nhập khẩu, với mục đích bảo hộ cho các nhà sản xuất không có hiệu quả nội địa trước sức ép cạnh tranh của các nhà sản xuất nước ngoài.
Ngang bằng sức mua: tỷ lệ chuyển đổi thành một đồng tiền chung có khả năng cân bằng hóa sức mua của các đồng tiền khác.
Suy thoái: sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động kinh tế và trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy định, điều tiết: quy tắc và luật lệ được các cơ quan nhà nước ban hành, bao gồm các quy định hay các điều luật cụ thể, phù hợp với luật pháp liên bang, nhằm điều chỉnh và tổ chức một số hoạt động hay một vài ngành công nghiệp cụ thể.
Doanh thu: số tiền các công ty thu được nhờ bán hàng hóa và dịch vụ.
Chứng khoán: giấy chứng nhận (chứng khoán ghi danh) hoặc các ghi chép điện tử (lưu ký chứng khoán) về quyền sở hữu cổ phần (cổ phiếu) hoặc nghĩa vụ nợ (trái phiếu).
Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch: một cơ quan điều tiết độc lập phi đảng phái và bán tư pháp, có trách nhiệm quản lý thi hành các bộ luật chứng khoán liên bang. Mục đích của các bộ luật này là bảo vệ các nhà đầu tư và đảm bảo rằng họ được cung cấp tất cả các thông tin minh bạch về những chứng khoán đang được lưu chuyển trên thị trường.
Dịch vụ: các hoạt động kinh tế - ví dụ như giao thông vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, quảng cáo, giải trí, xử lý số liệu, tư vấn - thường được sản xuất và tiêu dùng đồng thời, khác với hàng hóa (có tính chất hữu hình cao hơn).
Chủ nghĩa xã hội: hệ thống kinh tế trong đó các phương tiện sản xuất thường thuộc quyền sở hữu và được kiểm soát tập thể (thường do nhà nước sở hữu và quản lý), vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Quy định xã hội: các hạn chế do nhà nước đặt ra để hạn chế hoặc cấm hành vi gây hại (ví dụ như làm ô nhiễm môi trường hoặc đẩy người lao động vào môi trường làm việc nguy hiểm) hoặc để khuyến khích các hành vi tốt có lợi cho xã hội.
Bảo hiểm xã hội: một chương trình trợ cấp của Mỹ cung cấp phúc lợi cho người về hưu dựa trên quá trình đóng bảo hiểm của chủ lao động và của bản thân người lao động khi họ còn làm việc.
Đình trệ kinh tế: một trạng thái kinh tế trong đó lạm phát tăng cao nhưng hoạt động sản xuất lại đình trệ.
Cổ phiếu: giấy sở hữu cổ phiếu trong tài sản của một công ty.
Sở giao dịch chứng khoán: một thị trường có tổ chức để mua bán cổ phiếu và trái phiếu.
Trợ cấp: một khoản lợi kinh tế, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chính phủ cấp cho các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nước, thường có mục đích làm tăng vị thế cạnh tranh của các nhà sản xuất này trước các công ty nước ngoài.
Cung: lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà các nhà sản xuất sẵn lòng bán và có khả năng bán tại tất cả các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Thuế quan: thuế đánh trên hàng hóa được vận chuyển từ khu vực hải quan này sang một khu vực hải quan khác vì mục đích bảo hộ hoặc tăng ngân sách.
Thâm hụt thương mại: khoản tiền nhập khẩu vượt quá xuất khẩu của một quốc gia.
Thặng dư thương mại: khoản tiền xuất khẩu vượt quá nhập khẩu của một quốc gia.
Tóm tắt nền kinh tế Mỹ
Nguồn: Maxreading