Đại lộ Hoàng Sa

BNN

Hỏa Sơn
Có lần dắt bạn tôi ra mũi Nghê - bán đảo Sơn Trà ngắm về Đà Nẵng, hoàng hôn dát vàng những tia nắng, phủ mơ màng qua những rặng núi xanh, mịn ngọt như mật ong. Người ấy buột miệng thốt rằng: "Đà Nẵng đẹp đến độ hai người xa lạ cũng có thể hôn nhau...".

Con đường men theo bờ biển Đông, rồi vắt vẻo qua những vách núi, uốn lượn ngoạn mục ở những khúc cua, đẹp đến nao lòng. Người Đà Nẵng tự hào vì cung đường quá lãng mạn, vừa đẹp, lại hiện đại, du khách gọi là đường 5 sao. Còn chính quyền, Hội đồng Nhân dân TP.Đà Nẵng thì vừa thông qua quyết nghị đặt tên cho cung đường ấy là Hoàng Sa.
Đường Hoàng Sa không chỉ là động lực để phát triển kinh tế du lịch một cách mạnh mẽ cho Đà Nẵng, mà còn đánh thức linh hồn bán đảo Sơn Trà, gợi bao tình cảm thắm thiết của người dân cả nước, hướng về một phần máu xương của tổ quốc - quần đảo Hoàng Sa tươi đẹp, trầm luân...

Sờ nắn một Hoàng Sa

Cách đây gần 10 năm, trong một bài viết của mình, nhà văn, nhà báo Vĩnh Quyền đã từng đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không đặt tên những con tàu biển mới đóng là Hoàng Sa 1, Hoàng Sa 2...? Tại sao chúng ta không có nhiều ngôi trường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa...? Tại sao mỗi tỉnh, thành lại không đặt tên những con đường ven biển là Hoàng Sa, Trường Sa...?”. Anh quan niệm, tình yêu nước phải cụ thể, “...hàng vạn trang sách báo cũng không bằng một lần được đến với Trường Sa. Từ Trường Sa, chúng ta tổ chức nhiều hoạt động thật ý nghĩa về Hoàng Sa... Du khảo địa lý cho ta thấy được, sờ nắn được lịch sử”. Nhưng đến bây giờ, tuyến du lịch bằng tàu biển ra Trường Sa vẫn còn là dự án. Song tại Đà Nẵng, người dân đã đặt chân được trên đại lộ Hoàng Sa, Trường Sa, tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa cùng chính quyền huyện đảo Hoàng Sa. Con em huyện Điện Bàn, Quảng Nam đã được ngồi học dưới mái trường mang tên Hoàng Sa... Một phần trăn trở để “sờ nắn” Hoàng Sa của nhà văn đã thành hiện thực.

HS1jpg-084040


Tiếp theo sự kiện bổ nhiệm trực tiếp Chủ tịch UBND đầu tiên cho huyện đảo Hoàng Sa đối với ông Đặng Công Ngữ vào tháng 4.2009, tháng 7.2010, HĐND TP.Đà Nẵng đã thông qua quyết nghị đặt tên 128 tuyến đường, trong đó chọn con đường to đẹp và dài nhất, ven biển Đông TP đặt tên Hoàng Sa và Trường Sa. Đường Hoàng Sa bắt đầu từ bãi Bắc - cực đông bán đảo Sơn Trà, kéo dài 15,51km, đến bãi biển Mỹ Khê. Kế tiếp là đường Trường Sa dài 11,26km, tiếp giáp với xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Đường được thiết kế là đường đô thị loại 1, rộng từ 30 - 48m. Đáng nói là con đường xuyên qua khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, với sinh cảnh tự nhiên hoang sơ của rừng, biển đầy hấp dẫn, nhiều danh thắng, điểm dừng lý tưởng cho khách du lịch.

Con đường men theo bờ biển, trải qua 6 bãi tắm với cát trắng, nước trong nổi tiếng, từng được tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ - Forbes bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Tuy hiện đại, song cung đường Hoàng Sa rất nền nã trong ánh nắng ban mai, bình yên với những công viên biển ngập hoa và bồ câu. Ban đêm, ánh đèn đường chao xuống biển, lung linh, sinh động. Sự tao nhã của nó khiến các quán nhậu hải sản lôm côm sát mép biển cũng dạt xa vào dĩ vãng. Nếp sinh hoạt, dạo chơi, thưởng ngoạn của du khách, người dân cũng vì bề ngoài văn minh hiện đại của con đường mà thay đổi khác xa với ngày xưa.

Nhà khảo cứu lịch sử Nguyễn Phước Tương - tác giả của nhiều bài viết, khảo cứu lịch sử, dư địa chí về Hoàng Sa - rất xúc động trước sự ra đời của con đường mang tên quần đảo Hoàng Sa. Ông nói: “Trước đây, khi tổ chức diễu hành trong buổi lễ mừng ngày giải phóng TP, chính quyền không dám trang hoàng dù chỉ 1 xe, thuyền hoa mang tên huyện đảo Hoàng Sa. Có lần cũng từng có xe hoa của UBND huyện Hoàng Sa, nhưng khi thấy quan khách nước ngoài “dòm ngó”, xe hoa này đã phải chạy tuột vào trong hẻm. Người dân không biết nhiều, cũng chẳng trách ai, nhưng buồn. Nay, việc Đà Nẵng công khai lập huyện, bổ nhiệm chủ tịch, đặt tên đường Hoàng Sa, Trường Sa là một sự khẳng định quyết liệt về chủ quyền không thể chối cãi của VN về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Động thái này là sự thể hiện lòng yêu nước cụ thể, sự dũng cảm của chính quyền địa phương”.

Đánh thức bán đảo

Không phải chờ đến khi đặt tên đường Hoàng Sa, mà ngay từ khi mở lối, quy hoạch thành phố, Đà Nẵng đã chọn bán đảo Sơn Trà để phát triển thành thiên đường du lịch. Bây giờ, men theo đại lộ Hoàng Sa, có ít nhất 43 dự án du lịch ven biển, trong đó cả chục dự án đầu tư nước ngoài với tổng giá trị hàng trăm triệu đôla Mỹ. Sơn Trà quanh năm mây phủ như chợt bừng tỉnh sau giấc ngủ dài trong tiềm năng, đường sá, biệt thự mọc nghênh ngang sầm uất. Đặc biệt, sự hình thành 2 cây cầu Sông Hàn và Thuận Phước như 2 cánh tay, kéo bán đảo này về gần với trung tâm thành phố, xoá đi sự cách biệt đông - tây, giàu - nghèo hàng bao thế hệ. Những ruộng cằn, cồn cát, trảng dương liễu hoang vu, giờ nên đất đô thị, có nơi vài chục triệu đồng 1m2. Nhiều nông dân thành triệu phú. Bây giờ, người Sơn Trà ra bán đảo không phải để hái củi, săn bắt thú rừng mà làm dịch vụ du lịch.

Sơn Trà như nàng tiên cá trở mình, ngoi lên mặt nước biển, vẻ đẹp mỹ miều của nó hiển hiện mà bất kỳ ai ngang qua cũng thấy. Tuy vậy, vẫn còn nhiều xót xa khi những người thực thi nhiệm vụ đánh thức Sơn Trà đã bỏ qua, thậm chí còn “tàn sát” phần linh hồn của bán đảo. Cách đây hơn 10 năm, khi Đà Nẵng, Hội An bắt đầu xuất hiện nhiều đoàn du khách nước ngoài đến viếng thăm, du lịch, Sơn Trà đã là điểm hẹn tìm đến của nhiều người ở phía nửa bên kia bán cầu. Một trong những địa chỉ đó là nghĩa địa Iphanho. Ở cuối con đường dẫn ra cảng Tiên Sa, có một ngọn đồi nhỏ, là nơi chôn khoảng 1.500 hài cốt, là binh sĩ người Pháp và Tây Ban Nha.

Bên cạnh có một nhà thờ nhỏ, chạm nổi dòng chữ “Ossuaire”- tiếng Pháp nghĩa là Đồi hài cốt. Đây là di tích đặc biệt ở Đà Nẵng, cả nước không nơi nào có. Đó là nơi an nghỉ cuối cùng của những lính Pháp đầu tiên nổ phát súng xâm lược đất nước ta tại bán đảo Sơn Trà năm Mậu Ngọ (1858). Nơi đây ghi dấu cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân viễn chinh và khả năng kháng chiến của quân dân Đà Nẵng (bây giờ vẫn chưa được xếp hạng di tích). Nhiều du khách phương Tây tìm thăm, có thể trong số đó là con cháu nhiều đời sau của những cựu binh kia. Cũng có thể họ tìm hiểu, đọc được ở đâu đó, một địa chỉ ghi đậm dấu ấn lịch sử mà họ cần được viếng thăm, được “sờ nắn”. Thế nhưng, chủ nhân của di tích này lại thờ ơ, bỏ cho cỏ hoang, gai dại phủ lấp cả lối vào.

<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" align="center">
HSjpg-084127
</td> </tr> <tr> <td class="imageDescription" valign="top" align="center">Một góc bình yên trên đại lộ Hoàng Sa, Đà Nẵng. Ảnh: Thanh Hải</td> </tr> </tbody> </table>
Đi quá về phía bên kia mỏm núi này là bãi tắm Tiên Sa. Nơi đây còn có 1 ngôi mộ của người lính Mỹ đầu tiên nằm lại trên đất Việt. Người dân địa phương thường gọi là “chùa Tây”. Dưới nấm mồ ấy chôn người lính Mỹ William Cook - chiến binh này không cầm súng mà là chơi đàn trong ban nhạc trên chiến hạm USS Constitution. Từ năm 1845, trong chuyến hải hành cuối cùng vòng quanh trái đất, chiến hạm USS Constitution đã ghé lại Đà Nẵng để chôn cất người lính trẻ, xấu số vì bệnh. Đó cũng là thời điểm mà người thuyền trưởng Percival bắn phát súng đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam (do bức xúc trước việc triều đình nhà Nguyễn giam giữ một nhà truyền giáo Pháp). Câu chuyện hấp dẫn này được kể lại từ nhà báo Mỹ Peter Kneisel - nguyên là cựu binh từng tham chiến tại VN - sau chuyến ông trở lại tìm mộ Wiliam Cook.

Trong cuốn Globe Guidebook phát hành toàn thế giới, có hẳn 1 trang do Peter Kneisel viết về Đà Nẵng năm 1845 gắn với sự kiện USS Constitution. Điều làm nhiều người xúc động là người dân địa phương vẫn hương khói cho ngôi mộ Tây từ bao đời nay với triết lý đơn giản là mọi linh hồn đều được đưa tiễn. Có lẽ vậy mà khách du lịch quan tâm đến địa chỉ này. Tuy nhiên, gần đây chủ một dự án du lịch đã... san bằng “chùa Tây”. Mộ William Cook chỉ còn trong chuyện kể. Mới đây, tại cuộc họp báo định kỳ của UBND TP.Đà Nẵng trả lời chất vấn của phóng viên về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Trần Văn Minh tỏ ra ngỡ ngàng, không biết. “Chúng tôi sẽ giao cho Sở VHTTDL kiểm tra, trả lời sau” - ông Minh nói. Bẵng đi một thời gian, tôi mang điều thắc mắc ấy đến Sở VHTTDL, nhưng ông Phó GĐ Trần Quang Thanh thờ ơ, né tránh: “Anh có câu hỏi gì cứ làm văn bản, gửi đến văn phòng sở. Chúng tôi trả lời theo quy chế phát ngôn...”. Dẫu vậy, tôi vẫn biết rằng, cái di tích kia đã không còn dấu tích.

Liên tiếp những năm gần đây, cảng biển Tiên Sa mở cửa, đón gần cả trăm lượt tàu du lịch biển mỗi năm, hàng vạn du khách nước ngoài đặt chân lên bán đảo Sơn Trà, họ lướt ngang qua nghĩa địa Iphanho, không hề dừng chân nơi “chùa Tây”, cũng chẳng hề hay biết những bốt đồn oanh liệt mà hàng vạn dân binh Đà Nẵng đã nằm xuống để giữ đồn An Hải năm 1858 mà giờ không còn dấu tích. Bán đảo Sơn Trà, nơi có người lính Mỹ đầu tiên nằm lại ở VN, nơi người Mỹ bắn phát súng đầu tiên gây hấn với chính quyền 1845, để rồi 13 năm sau -1858, rền vang tiếng súng xâm lược của quân viễn chinh Pháp. Nơi đây cũng ghi dấu những gót giày đầu tiên của lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào VN, bắt đầu cuộc chiến tranh 1965 và cũng là nơi những gót giày cuối cùng của quân xâm lược rời VN - 1973... Tất cả những chứng tích ấy, câu chuyện ấy giờ nằm câm lặng trên bán đảo sầm uất, kiêu sa này. Tôi bỗng thấy tiếc. Con đường Hoàng Sa giờ tô điểm cho Sơn Trà, nhưng khai thác thế nào để đánh thức linh hồn cho bán đảo, những sinh hoạt ý nghĩa vọng hướng về quần đảo Hoàng Sa còn là câu chuyện dài.
Thanh Hải (theo laodong)​
 

mr.ken9999

New member
Một bài viết hay, thanks bác Hỏa Sơn nhiều lắm, mong đc đọc nhiều hơn nữa những bài của bác
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Tin Tức: Cắt bao quy đầu ở 306 Đại lộ Bình Dương,Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
BNN Bão đánh “bay” tàu nghìn tấn vào... đại lộ Tin tức 24h 16
dakhoadaitin [Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín] - Liệt dương: Lý do, biểu hiện và phương pháp chữa trị chất lượng QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Đa Khoa Đại Tín] - Chứng bệnh trái rạ lây lan qua các con đường nào khác? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Phương pháp điều trị bệnh lý viêm xoang ở Phòng khám Đa khoa Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin Phương pháp trị chứng bệnh mụn rộp sinh dục hiệu quả tại Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
mtrinhtrieuan Đại lý phân phối cung cấp máy lạnh âm trần ống gió inverter Máy móc - Thiết bị 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Hiểu biết về bệnh Apxe hậu môn, Đa Khoa Đại Tín chuyên điều trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
daihuunghi [Doanh nghiệp] Công ty Đại Hữu Nghị Địa chỉ Đà Nẵng 3
mtrinhtrieuan Bán máy lạnh tủ đứng giá rẻ tại đại lý cấp một uy tín nhất HCM Máy móc - Thiết bị 0
V [Căn hộ cao cấp] Giải pháp quảng bá hình ảnh cho căn hộ, khách sạn thời đại 4.0 Nhà đất Đà Nẵng 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Phòng Khám Đại Tín] Cắt bao quy đầu nơi nào hiệu quả ở Bình Dương QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Điều trị căn bệnh viêm phụ khoa tại Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Đa Khoa Đại Tín] Chỗ chỉnh sửa phụ khoa an toàn QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Phòng Khám Đại Tín] Chữa trị bệnh lý u xơ tuyến vú cho nữ giới QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín] Khám bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Đa Khoa Đại Tín] Chữa trị viêm đường tiết niệu cho nữ giới QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Đại Tín] Chữa trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả nhất QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [PKĐK Đại Tín] Chữa trị bệnh buồng trứng ở phái nữ an toàn QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [PKĐK Đại Tín] Phá thai như thế nào là an toàn nhất? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Chỉnh hình nam khoa uy tín chuyên nghiệp tại PKĐK Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [PKĐK Đại Tín] Trị bệnh vô sinh ở nam giới an toàn QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
L [Khác] Xu hướng làm marketing mới trong thời đại 4.0 Website - Blog 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [Đại Tín] Chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt mãn tính QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [ĐK Đại Tín] Địa Chỉ trị bệnh viêm bàng quang uy tín? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [pkđk đại tín] lý do nam giới hay bị tiểu buốt, tiểu rắt QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
H Tìm đại lý bán các loại thùng rác HDPE 60l tại Đồng Tháp Du lịch - Mua sắm 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [pkdk đại tín] 5 biểu hiện viêm tinh hoàn nam giới nên để ý QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] [đk đại tín] rối loạn xuất tinh: Lý do, hiện trạng và cách chữa trị QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Khác] Điều Trị Liệt Dương Hiệu Quả Tại Phòng Khám Đa Khoa Đại Tín QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Khác] [Đại Tín] Địa chỉ Cắt Bao Quy Đầu Tại Bình Dương Với Chi Phí Rẻ QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V [Marketing] Thay đổi hay là chết - thời đại công nghệ lên ngôi Marketing 0
C [Địa ốc] Phong Thủy Nhà Ở 10 Đại Kỵ Không Thể Không Biết Tin tức 24h 1
noithattrieugia [Sản Phẩm] Tủ áo đẹp và hiện đại QUẢNG CÁO - RAO VẶT 2
BNN [Xã hội] Phiên xử "siêu trộm", đại gia không dám ló mặt? Tin tức 24h 4
C [Giáo dục] Sẽ thành lập Đại học Việt - Anh tại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Trường học] Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược tại Đà Nẵng Địa chỉ Đà Nẵng 0
C [Xã hội] 10 năm tù cho nhóm "ăn đất" làng đại học đà nẵng Tin tức 24h 0
rcp Tuyển nữ Việt Nam đại thắng Bahrain Tin Thể thao 24h 0
T Bán Máy photocopy Ricoh MP 1900 giá rẻ | Đại Lý Bán Máy photocopy Ricoh Máy tính - Điện thoại 6
C [Đà Nẵng] Bất cập làng đại học Đà Nẵng “treo” hơn 15 năm Tin tức 24h 3
dragonfruitvn [Tin tức] Tìm đại lý phân phối thanh long tại đà nẵng Thông tin & Giao lưu 7
C [Đà Nẵng] Lịch tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Tin tức 24h 0
Q Việt Nam sẽ có nhiều Đại sứ du lịch chuyên trách Tin tức 24h 0
C [Sự kiện] Hàng trăm mô tô “khủng” sắp đại náo Đà Nẵng Tin tức 24h 1
C [Xã hội] Đình chỉ tuyển sinh của 6 đại học, cao đẳng Tin tức 24h 8
C [Xã hội] 3 trường đại học bị đình chỉ tuyển sinh Tin tức 24h 7
Q Đại sứ du lịch 2013: Lan Phương không sợ "hứng đá" như Lý Nhã Kỳ Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại nhất Việt Nam Tin tức 24h 0
C [Sự kiện] Đà Nẵng nóng lòng chờ đón 'Hành trình đi tìm Đại sứ cà phê Việt Nam' Tin tức 24h 0

Similar threads

Top