BNN
Hỏa Sơn
Chưa biết dự án này thế nào, nhưng Báo CAĐN đã khẳng định rằng: "Đà Nẵng sẽ có hệ thống xe buýt nhanh, hiện đại" ???
Đà Nẵng sẽ có hệ thống xe buýt nhanh, hiện đại
Ngày 19-6, đại diện cho nhóm các nhà tư vấn thiết kế về Báo cáo nghiên cứu khả thi Hệ thống xe buýt nhanh (BRT) TP Đà Nẵng là Cty Tư vấn Sinclair Knight Merz (SKM) của Australia đã có buổi báo cáo lần thứ 2 về Báo cáo nghiên cứu khả thi BRT TP Đà Nẵng trước UBND TP và các sở, ban, ngành liên quan. Đây là một trong những hợp phần chính thuộc Dự án phát triển bền vững TP Đà Nẵng do Ngân hàng Thế Giới (WB) cho vay vốn ưu đãi đầu tư.
Theo ông James Tinnion Morgan - Trưởng nhóm nghiên cứu của SKM cho biết: qua khảo sát thực tế, dự báo trong thời gian đến, nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông trên các tuyến đường trung tâm của TP Đà Nẵng là rất lớn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ bắt đầu xuất hiện những vấn đề ách tắc giao thông nghiêm trọng. Do vậy, cần thiết phải đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông công cộng của TP, trong đó, BRT là sự lựa chọn phù hợp với đô thị Đà Nẵng. Đây cũng là loại hình giao thông công cộng đô thị hiện đang được sử dụng phổ biến tại nhiều TP lớn trên thế giới.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
Một tuyến BRT ở Châu Âu (ảnh minh họa).
</td></tr></tbody></table>Trên cơ sở nghiên cứu các đồ án quy hoạch, trong đó, có quy hoạch phát triển ngành GTVT TP và qua khảo sát thực tế, SKM đề xuất phát triển BRT TP Đà Nẵng với các nội dung chính: chiều dài tuyến BRT 23km với 37 trạm dừng đón trả khách trên tuyến và 2 nhà ga tại đầu tuyến, cuối tuyến. Lộ trình hướng tuyến BRT: từ KCN Hòa Khánh - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng - Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Văn Linh - cầu Rồng - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn - Lê Văn Hiến - Trần Đại Nghĩa - Trường CĐ Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn và ngược lại. BRT được ưu tiên chạy riêng trên 1 làn đường nằm hai bên dải phân cách và các phương tiện giao thông hỗn hợp khác không được đi vào. Tại các điểm dừng sẽ có các phương án tiếp cận sang đường an toàn cho người đi bộ, có thể sử dụng đèn tín hiệu cho người đi bộ hoặc ở những nút giao thông có lưu lượng lớn có thể sẽ làm cầu vượt cho người đi bộ. Riêng tại các nút giao thông chính, SKM đã trình bày cụ thể phương án tổ chức giao thông tại khu vực Tượng đài Mẹ Nhu trên đường Điện Biên Phủ, khu vực Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, khu vực Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Văn Linh và khu vực cầu Rồng - Bạch Đằng - Trần Phú. Đoàn phương tiện của BRT gồm 32 xe đạt tiêu chuẩn Euro 4 hoặc Euro 5, sử dụng loại xe buýt có chiều dài 12m với công suất chở 80 khách, mở cửa được hai bên với tần suất chạy 4-5 phút/chuyến; hệ thống quản lý và điều hành BRT thông minh...
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
Một trong những mô hình kiến trúc trạm dừng BRT trên đường Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
(ảnh minh họa).
</td></tr></tbody></table>(ảnh minh họa).
Về lộ trình triển khai DA: tháng 8-2012 sẽ hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, tháng 9-2012 sẽ bước vào giai đoạn thiết kế cơ sở DA, từ tháng 5-2014: triển khai thi công hạ tầng và mua sắm, trang bị máy móc, phương tiện, đến tháng 4-2016: hoàn thành DA và đưa vào khai thác. Tổng mức đầu tư BRT TP Đà Nẵng có 2 phương án: phương án 1 khoảng 36 triệu USD và phương án 2 khoảng 32 triệu USD. Để BRT TP Đà Nẵng được triển khai đúng lộ trình đã đề ra, SKM đề nghị UBND TP Đà Nẵng sớm ra chủ trương chấp thuận đề xuất mô hình BRT TP Đà Nẵng, bao gồm: lộ trình hướng tuyến, số lượng và vị trí các trạm dừng; vị trí và quy mô các điểm đầu, điểm cuối tuyến, các depot; phương án bố trí và mô hình trạm dừng; hệ thống quản lý và điều hành thông minh; phương án điều khiển ưu tiên cho BRT tại các nút giao; tiêu chuẩn phương tiện cho hệ thống BRT; cơ cấu tổng mức đầu tư; đặc biệt là phê duyệt mô hình và các chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm quản lý, điều hành giao thông đô thị, làm cơ sở cho việc triển khai các công việc tiếp theo (xây dựng, tăng cường năng lực). Tại buổi báo cáo này, đại diện Viện Quy hoạch xây dựng TP đề nghị nhóm các đơn vị tư vấn thiết kế BRT TP Đà Nẵng cần quan tâm đến vấn đề hạn chế khối lượng đền bù giải tỏa khi nghiên cứu chọn vị trí xây dựng 2 nhà ga đầu và nhà ga cuối. Đại tá Nguyễn Đến - Trưởng Phòng CSGT CATP lưu ý thêm: đa số các tuyến đường nằm trong lộ trình hướng tuyến BRT đều có lòng đường hẹp, vì vậy, cần bố trí luồng tuyến BRT hài hòa, hợp lý với các loại hình vận tải công cộng khác như xe buýt thường, taxi... Đặc biệt là điều tiết tần suất xe chạy của BRT cho phù hợp với hệ thống tín hiệu giao thông đèn xanh, đèn đỏ.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
Lộ trình hướng tuyến BRT TP Đà Nẵng.
</td></tr></tbody></table>Sau khi nghe báo cáo của SKM và ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành hữu quan, đồng chí Văn Hữu Chiến - Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh: vì sự phát triển của TP theo hướng văn minh và hiện đại, đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách, cần thiết phải phát triển BRT cho TP. Về cơ bản, Chủ tịch Văn Hữu Chiến thống nhất nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi BRT TP Đà Nẵng, trong đó, đồng ý về lộ trình hướng tuyến BRT, loại xe buýt sử dụng, tần suất xe chạy là 5 phút/chuyến, hệ thống quản lý và điều hành thông minh... Đồng thời yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp tục bổ sung hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi BRT TP Đà Nẵng. Trong đó, chú ý đến các vấn đề như: thực trạng tổ chức giao thông tại TP Đà Nẵng; vận hành hành phối hợp nhịp nhàng giữa BRT và xe buýt thông thường; phương án kiến trúc các nhà chờ, trạm dừng và nhà ga sao cho hài hòa với cảnh quan và không gian kiến trúc xung quanh, có thể tính đến phương án thi tuyển kiến trúc công khai. Liên quan đến địa điểm xây dựng các trạm dừng và nhà ga, đồng chí Văn Hữu Chiến giao nhiệm vụ cho Sở GTVT chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch xây dựng TP và các đơn vị, địa phương liên quan cùng nhóm các nhà tư vấn thiết kế tiến hành công tác khảo sát chọn vị trí xây dựng 2 nhà ga đầu và cuối, số lượng các trạm dừng đón và trả khách, kiến trúc các trạm dừng..., đặc biệt là bộ máy quản lý và khai thác BRT trình UBND TP xem xét, quyết định.
Phú Nam (CAĐN)