BNN
Hỏa Sơn
Đà Nẵng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Ngày 27-9, Thành ủy Đà Nẵng sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/T.Ư của Ban Bí thư T.Ư Đảng (khóa IX) "Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước" trên địa bàn. Báo cáo sơ kết và ý kiến của các nhà chuyên môn trong nhiều lĩnh vực cho thấy: dù đã có nhiều cố gắng, nhưng hiệu quả thực tế ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, chưa tạo được sức bật mạnh mẽ.
Thành tựu bước đầu
Ngay sau khi Chỉ thị số 50-CT/T.Ư của Ban Bí thư ra đời, TP đã ban hành kế hoạch và cơ chế chính sách để triển khai thực hiện chương trình. Trong đó, đã chú trọng đến các chính sách về đầu tư cơ sở vật chất và phát triển nguồn nhân lực CNSH. Nhờ vậy, bước đầu đã triển khai, ứng dụng, phát triển CNSH trên lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.
Năm 2008, Bộ KHCN đã hỗ trợ TP Đà Nẵng xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật thuộc Trung tâm CNSH và ứng dụng KHCN. Trên cơ sở đó, TP tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho phòng nuôi cấy mô tế bào gồm các phòng thí nghiệm nhân giống, nhà lưới, vườn ươm tại xã Hòa Ninh (H. Hòa Vang). Bước tiến mới của Đà Nẵng là việc thành lập Trung tâm CNSH với nhiệm vụ ban đầu là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ này phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị và bảo vệ môi trường. Trung tâm này tập hợp lực lượng chuyên gia, nhà quản lý giỏi đáp ứng yêu cầu về triển khai ứng dụng trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản thực phẩm. Ngay sau đó, TP đã phê duyệt dự án sản xuất hàng hóa nấm ăn và nấm dược liệu với quy mô đầu tư 10 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực y tế, TP đã phê duyệt chủ trương xây dựng phòng chẩn đoán sớm để ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại phục vụ công tác theo dõi, điều trị bệnh trong cộng đồng. Bước đầu, Đà Nẵng đã tập trung cho phòng xét nghiệm Sinh học phân tử thuộc Khoa vi sinh Bệnh viện Đà Nẵng bằng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán bệnh. Bệnh viện lao - bệnh phổi cũng đã được trang bị một số trang thiết bị.
Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, việc ứng dụng CNSH cũng đã bước đầu được triển khai với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.
Ở lĩnh vực môi trường, thành quả đáng ghi nhận nhất là áp dụng thành công kỹ thuật hầm biogas xử lý chất thải chăn nuôi làm chất đốt rẻ tiền và bảo vệ môi trường nông thôn. Sau đó là việc triển khai một số mô hình chuyển đổi biogas để thay thế dầu diesel chạy động cơ đốt trong, phục vụ chạy máy phát điện tại một số cơ sở chăn nuôi tập trung. Việc ứng dụng CNSH trong công tác bảo vệ môi trường đã bước đầu có hiệu quả và được sử dụng ở các điểm nóng về môi trường của TP.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Đà Nẵng đang đứng trước yêu cầu phải đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng CNSH vào cuộc sống. (Trong ảnh: Bệnh nhân chữa bệnh bằng máy siêu lọc tại phòng Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng).
</td></tr></tbody></table>Công nghệ cũ, chưa chuyên sâu
Đó là kết luận của lãnh đạo Sở KHCN về việc phát triển và ứng dụng CNSH vào đời sống. Trình độ về CNSH hiện tại của TP vẫn còn thấp, ứng dụng thành tựu CNSH trên các lĩnh vực chỉ ở giai đoạn ban đầu, chưa phát triển mạnh mẽ. Ngành công nghiệp CNSH còn chậm phát triển so với yêu cầu thực tế. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho CNSH còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Nhiều DA đã đề ra trong kế hoạch thực hiện chương trình hành động của UBND TP vẫn chưa được triển khai, thậm chí có DA đã được phê duyệt từ lâu nhưng nay đang ở giai đoạn... khởi động.
Nguyên nhân của những hạn chế được lý giải ở 3 yếu tố: nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư và cơ sở hạ tầng. Dù đã có nhiều ưu đãi trong chính sách thu hút nhân tài nhưng ở lĩnh vực CNSH, hấp lực đối với đội ngũ trí thức trẻ, người đam mê nghiên cứu chưa thật mạnh mẽ, thiếu cán bộ đầu đàn. Kinh phí đầu tư cho các công trình nghiên cứu so với yêu cầu thực tiễn thì chưa đủ "thoáng" để đội ngũ tri thức có thể dành hết đam mê cho mỗi công trình. Cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng CNSH chưa đi vào chiều sâu. Các phòng thí nghiệm mới chỉ được đầu tư những thiết bị ban đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai. Mặt khác, kể cả đầu tư, nghiên cứu thì Đà Nẵng cũng chỉ mới tiến hành gần như cục bộ, nhỏ lẻ, ngắn hạn.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Sản xuất tân dược từ dược liệu bằng CNSH tại một Cty dược của Đà Nẵng. Ảnh: C.K
</td></tr></tbody></table>Phải thể hiện rõ trong cuộc sống
Đó là chỉ đạo của đồng chí Trần Thọ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đối với công tác nghiên cứu và ứng dụng CNSH vào tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đó là phải làm sao để cây nấm phát triển và khẳng định thương hiệu, làm sao để người bệnh được sử dụng điều kiện chăm sóc, chữa bệnh tốt nhất, bằng cách nào để mùi hôi thối từ các dòng sông, cảng cá, KCN không tấn công người dân hằng ngày. Để làm được điều đó, các ngành hữu quan phải đẩy mạnh đầu tư về nguồn nhân lực, trang thiết bị, cơ chế chính sách cũng như hoạch định chiến lược phát triển cụ thể. "Đây là vấn đề mà Nhà nước, nhà trường và DN có vai trò chủ đạo. Chính quyền phải xác định mục tiêu, triển khai thực hiện tốt tinh thần chủ trương của TP. Nhà trường tăng cường đào tạo nguồn nhân lực CNSH. DN đẩy mạnh việc ứng dụng CNSH trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc tạo cơ chế mở cho công tác nghiên cứu các công trình, tạo điều kiện cho các nhà khoa học cũng có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của CNSH. Việc này, trong thời gian tới, Sở KHCN và Ban Tuyên giáo Thành ủy phải theo dõi chặt và có báo cáo kịp thời" - đồng chí Trần Thọ nhấn mạnh.
Công Khanh (CAĐN)