bbcincorporation
New member
Mặc dù người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng thông minh và chú ý hơn đến việc đòi hỏi quyền lợi của mình, tuy nhiên, cùng với xu hướng mua hàng trên mạng, tâm lý “ham của rẻ” vẫn còn phố biến khiến những quyền cơ bản của người tiêu dùng thường bị bỏ qua.
Ít chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn hàng hóa
Trong năm 2018, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận và xử lý 25 vụ việc liên quan đến công tác tư vấn và giải quyết khiếu nại. Các vụ việc khiếu nại liên quan nhiều đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo ông Nguyễn Hà Bắc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, người tiêu dùng hiện nay đang chuyển dần sang tiêu dùng online. Tuy nhiên, cũng vì sự tiện lợi của phương thức mua hàng này nên nhiều người tiêu dùng quên đi những quyền lợi cơ bản của mình. Trong đó, nổi bật nhất là quyền được cung cấp thông tin và quyền được yêu cầu bồi thường.
Nhiều người tiêu dùng có tâm lý chuộng hàng giá rẻ mà không chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Khi nhận hàng hóa cũng không đề nghị lấy hóa đơn, chừng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch. “Nhiều người mua hàng, kể cả mua hàng online và offline (mua hàng truyền thống) không yêu cầu lấy hóa đơn hàng hóa khi giao dịch. Đây là một lỗ hổng để các doanh nghiệp làm ăn không chân chính “lách luật” trốn thuế cũng như gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi người tiêu dùng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm”, ông Bắc nói.
Phần nhiều người tiêu dùng hiện nay còn bỏ qua quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết, với tâm lý phổ biến là “mình mua sản phẩm này không đúng chất lượng lần sau sẽ không mua nữa”. Ngoại trừ là những hàng hóa có giá trị lớn, còn lại đối với những hàng hóa tiêu dùng có giá trị nhỏ vẫn tồn tại phổ biến tư tưởng vì sản phẩm giá trị nhỏ, mua rẻ nên nếu không sử dụng được thì cố nhịn để bỏ qua chứ không đi khiếu nại, không yêu cầu bồi thường.
Trên thực tế, việc yêu cầu bồi thường cho người tiêu dùng còn gặp khó khăn từ phía doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bán hàng online khi gặp khiếu nại của khách hàng thì “lơ” đi không giải quyết, còn người tiêu dùng thì “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Khó xử lý khiếu nại
Nhiều khách hàng tại Đà Nẵng nhưng thông qua mua hàng trực tuyến lại mua hàng hóa ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hay các tỉnh thành khác. Vì vậy, khi khiếu nại các cơ quan chức năng của thành phố trong đó có lực lượng quản lý thị trường không thể xử lý. Còn ngược lại, người ở tỉnh thành khác, hoặc người ở trong nội thành thành phố mua sản phẩm tại TP. Đà Nẵng khi khiếu nại thì có thể xử lý nhưng phần lớn là không đủ căn cứ xử lý vì người mua hàng không có hóa đơn chứng từ, tài liệu hàng hóa đi kèm. Bên cạnh đó, khi các cơ quan chức năng đi kiểm tra, xác minh theo khiếu nại cũng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều shop mua bán trực tuyến không có địa chỉ thực tế.
Ông Trần Phước Trí khuyến nghị người tiêu dùng khi mua hàng nên vào trực tiếp những website của doanh nghiệp để tham khảo thông tin trước khi mua sắm. Bên cạnh đó, để giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi nhận hàng thì người tiêu dùng phải đọc kỹ các nội dung liên quan như hướng dẫn sử dụng, hóa đơn chứng từ để có cơ sở cho lực lượng chức năng có căn cứ xử lý. Khi mua hàng, người tiêu dùng cần đọc kỹ các thông tin trên nhãn hàng hóa. Nhãn của bất kỳ hàng hóa nào cũng bao gồm những nội dung bắt buộc sau: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chị trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Ngoài những nội dung này thì tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, pháp luật còn quy định những nội dung bắt buộc khác đối với từng loại hàng hóa riêng biệt.
Đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu thì ngoài nhãn gốc của hàng hóa, bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội duung ghi trên nhãn gốc. Nếu nhãn hàng hóa không có đầy đủ các nội dung bắt buộc hoặc hàng hóa nhập khẩu nhưng không có nhãn phụ thì đây cũng là một trong những dấu hiệu nghi ngờ rằng đây là hàng hóa vi phạm, hàng giả, hàng nhập lậu hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn…
Ít chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ và hóa đơn hàng hóa
Trong năm 2018, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận và xử lý 25 vụ việc liên quan đến công tác tư vấn và giải quyết khiếu nại. Các vụ việc khiếu nại liên quan nhiều đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo ông Nguyễn Hà Bắc – Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, người tiêu dùng hiện nay đang chuyển dần sang tiêu dùng online. Tuy nhiên, cũng vì sự tiện lợi của phương thức mua hàng này nên nhiều người tiêu dùng quên đi những quyền lợi cơ bản của mình. Trong đó, nổi bật nhất là quyền được cung cấp thông tin và quyền được yêu cầu bồi thường.
Nhiều người tiêu dùng có tâm lý chuộng hàng giá rẻ mà không chú trọng đến nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Khi nhận hàng hóa cũng không đề nghị lấy hóa đơn, chừng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch. “Nhiều người mua hàng, kể cả mua hàng online và offline (mua hàng truyền thống) không yêu cầu lấy hóa đơn hàng hóa khi giao dịch. Đây là một lỗ hổng để các doanh nghiệp làm ăn không chân chính “lách luật” trốn thuế cũng như gây khó khăn cho các cơ quan chức năng khi người tiêu dùng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm”, ông Bắc nói.
Phần nhiều người tiêu dùng hiện nay còn bỏ qua quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết, với tâm lý phổ biến là “mình mua sản phẩm này không đúng chất lượng lần sau sẽ không mua nữa”. Ngoại trừ là những hàng hóa có giá trị lớn, còn lại đối với những hàng hóa tiêu dùng có giá trị nhỏ vẫn tồn tại phổ biến tư tưởng vì sản phẩm giá trị nhỏ, mua rẻ nên nếu không sử dụng được thì cố nhịn để bỏ qua chứ không đi khiếu nại, không yêu cầu bồi thường.
Trên thực tế, việc yêu cầu bồi thường cho người tiêu dùng còn gặp khó khăn từ phía doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp bán hàng online khi gặp khiếu nại của khách hàng thì “lơ” đi không giải quyết, còn người tiêu dùng thì “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Khó xử lý khiếu nại
Nhiều khách hàng tại Đà Nẵng nhưng thông qua mua hàng trực tuyến lại mua hàng hóa ở TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, hay các tỉnh thành khác. Vì vậy, khi khiếu nại các cơ quan chức năng của thành phố trong đó có lực lượng quản lý thị trường không thể xử lý. Còn ngược lại, người ở tỉnh thành khác, hoặc người ở trong nội thành thành phố mua sản phẩm tại TP. Đà Nẵng khi khiếu nại thì có thể xử lý nhưng phần lớn là không đủ căn cứ xử lý vì người mua hàng không có hóa đơn chứng từ, tài liệu hàng hóa đi kèm. Bên cạnh đó, khi các cơ quan chức năng đi kiểm tra, xác minh theo khiếu nại cũng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều shop mua bán trực tuyến không có địa chỉ thực tế.
Ông Trần Phước Trí khuyến nghị người tiêu dùng khi mua hàng nên vào trực tiếp những website của doanh nghiệp để tham khảo thông tin trước khi mua sắm. Bên cạnh đó, để giải quyết những vấn đề phát sinh sau khi nhận hàng thì người tiêu dùng phải đọc kỹ các nội dung liên quan như hướng dẫn sử dụng, hóa đơn chứng từ để có cơ sở cho lực lượng chức năng có căn cứ xử lý. Khi mua hàng, người tiêu dùng cần đọc kỹ các thông tin trên nhãn hàng hóa. Nhãn của bất kỳ hàng hóa nào cũng bao gồm những nội dung bắt buộc sau: tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chị trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa. Ngoài những nội dung này thì tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa, pháp luật còn quy định những nội dung bắt buộc khác đối với từng loại hàng hóa riêng biệt.
Đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu thì ngoài nhãn gốc của hàng hóa, bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội duung ghi trên nhãn gốc. Nếu nhãn hàng hóa không có đầy đủ các nội dung bắt buộc hoặc hàng hóa nhập khẩu nhưng không có nhãn phụ thì đây cũng là một trong những dấu hiệu nghi ngờ rằng đây là hàng hóa vi phạm, hàng giả, hàng nhập lậu hoặc hàng hóa không đảm bảo chất lượng, an toàn…