bbcincorporation
New member
Nhằm triển khai thực hiện Đề án "Phát triển doanh nghiệp TP Đà Nẵng đến năm 2020", ngày 19-6, UBND thành phố tổ chức hội thảo "Xây dựng và phát triển vườn ươm khởi sự doanh nghiệp tại Đà Nẵng", với mục tiêu thúc đẩy tinh thần kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả các chính sách và chương trình khởi nghiệp.
Nhu cầu bức thiết
Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (GEM) 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy có tới 67,2% số người trưởng thành ở Việt Nam mong ước trở thành doanh nhân; 75,9% người đồng ý với nhận thức rằng những doanh nhân thành đạt thường có vị trí cao trong xã hội; và 70,3% nghĩ rằng khởi sự kinh doanh chủ yếu để tận dụng cơ hội hơn là vì không có sự lựa công việc nào tốt hơn. Điều này cũng chỉ ra rằng tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của người Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tại Đà Nẵng, trong những năm gần đây, vấn đề hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bắt đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và bản thân doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Võ Duy Khương cho hay, chính quyền thành phố đã xác định mục tiêu “xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miền Trung, là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên; tạo nền tảng để xây dựng thành phố sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong đó doanh nghiệp được định hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng đền vững, nâng cao hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; ươm tạo các doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực có sản phẩm xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao; đồng thời phát triển hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Theo ông Nguyễn Phú Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng, có đến hơn 98% doanh nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (trong đó trên 70% là DN siêu nhỏ), khả năng cạnh tranh còn thấp và dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, thành phố cũng chưa có các sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, có giá trị gia tăng lớn, đem lại hiệu quả cao và có khả năng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Vườn ươm doanh nghiệp (VƯDN) – với vai trò là nơi ươm mầm và và hỗ trợ các doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt có thể tồn tại và phát triển bền vững thành doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất ra những sản phẩm chủ lực cho thành phố trong tương lai – được đặt ra như một nhu cầu bức thiết. “Việc xây dựng một VƯDN ươm tạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trong giai đoạn hiện nay sẽ không những đáp ứng được nhu cầu bức thiết về hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp mà còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và Đà Nẵng cũng như xu thế phát triển của các VƯDN trên thế giới hiện nay”, ông Thái nhận định.
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Đà Nẵng cũng đã bước đầu hình thành các hoạt động ươm tạo (CLB sáng tạo trẻ Đà Nẵng, Chương trình 100 hạt giống doanh nhân); các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (CLB nhà sáng tạo trẻ Đà Nẵng, CLB 9Start Lab, Quỹ khuyến khích đổi mới công nghệ Hồ Nghinh); các chương trình đào tạo tinh thần khởi nghiệp (ĐH Kinh tế ĐH Đà Nẵng, CLB My Pro); và các dự án hỗ trợ khởi nghiệp (Không gian sáng tạo: Fablab Đà Nẵng; Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đà Nẵng: CLB 9StartLab; Văn hóa khởi nghiệp: Agroup; các dự án xây dựng vườn ươm doanh nghiệp…). Mặc dù các hoạt động khởi nghiệp, tổ chức khởi nghiệp còn tương đối ít nhưng cũng đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực từ những hoạt động cụ thể đến ý thức của cộng đồng thanh niên, sinh viên, người lao động, doanh nhân.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Quỹ Đầu tư và Phát triển TP Đà Nẵng, việc xây dựng các vườn ươm khởi sự doanh nghiệp là một hướng đi đúng, và đây sẽ là mảnh đất để các ý tưởng kinh doanh sống và phát triển. Hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng tuy đã hình thành nhưng vẫn còn yếu. Bên cạnh đó, văn hóa khởi nghiệp trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, tinh thần khởi nghiệp chưa trở thành nếp nghĩ của các bậc phụ huynh, của thanh niên và công tác đào tạo ở các trường đại học. Cũng theo ông Tâm, vốn trong nền kinh tế hiện không thiếu và sẵn sàng đáp ứng cho các doanh nghiệp hội đủ điền kiện khi có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp thì tiếp cận được vốn là vấn đề vô cùng khó khăn do tình hình tài chính không đảm bảo, không có tài sản thế chấp và hoạt động khởi nghiệp có nhiều yếu tố rủi ro. Bên cạnh đó, vốn hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ta chưa có quy định của pháp luật, và cũng chưa có địa phương nào trong cả nước có biện pháp hỗ trợ một cách bài bản. Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo ông Nguyễn Thành Tâm, thành phố nên có định hướng phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, trong đó định hướng rõ những lĩnh vực, ngành kinh tế mà thành phố ưu tiên phát triển để doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều lựa chọn phù hợp với khả năng của thành phố, trước mắt tập trung ở những lĩnh vực, ngành nghề dễ đầu tư và có sinh lời.
Ông Thống Lê Anh Tuấn (Công ty Brando) - một startup (công ty khởi nghiệp) công nghệ tại thành phố cho hay khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở Việt Nam càng khó, và khởi nghiệp ở Đà Nẵng càng khó hơn nữa do Đà Nẵng vẫn chưa hình thành những thành tố quan trọng cho một hệ sinh thái khởi nghiệp. Những khó khăn, thách thức mà startup này đã và đang đối diện cũng như phải đi tìm giải pháp bao gồm khó tìm được người đồng sáng lập đồng hành; khó tuyển dụng được nhân sự giỏi, cạnh tranh bởi những công ty khác ở trong và ngoài nước, khó tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động vốn; không có cộng đồng khởi nghiệp hỗ trợ và đồng hành… Xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp mình, ông đề xuất chính quyền thành phố quan tâm xem xét hỗ trợ địa điểm để các startup tập trung làm việc, tổ chức sự kiện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thu hút các startup khác từ 2 đầu TP HCM và Hà Nội về đặt trụ sở làm việc. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp và mời các chuyên gia về để đào tạo, chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp công nghệ cũng như kêu gọi những người thành công về chia sẻ, truyền lửa, kết nối các startup. Đồng thời, các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý, kế toán, tư vấn, đặc biệt là truyền thông… phải dễ tiếp cận, hiệu quả và có chi phí hợp lý dành riêng cho startup. Theo ông Tuấn, không nhất thiết chính người Đà Nẵng phải tự khởi nghiệp thì mới được hỗ trợ, mà chính quyền thành phố cần xây dựng hình ảnh về một thành phố năng động, hết mình hỗ trợ cho khởi nghiệp và có các chính sách hỗ trợ tốt để doanh nghiệp ở 2 đầu đất nước sẽ nghĩ về Đà Nẵng như một nơi tuyệt vời để bắt đầu xây dựng công ty của mình.
Nhu cầu bức thiết
Báo cáo chỉ số khởi nghiệp Việt Nam (GEM) 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy có tới 67,2% số người trưởng thành ở Việt Nam mong ước trở thành doanh nhân; 75,9% người đồng ý với nhận thức rằng những doanh nhân thành đạt thường có vị trí cao trong xã hội; và 70,3% nghĩ rằng khởi sự kinh doanh chủ yếu để tận dụng cơ hội hơn là vì không có sự lựa công việc nào tốt hơn. Điều này cũng chỉ ra rằng tinh thần khởi nghiệp, kinh doanh của người Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Tại Đà Nẵng, trong những năm gần đây, vấn đề hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bắt đầu nhận được sự quan tâm của chính quyền thành phố, các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và bản thân doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Võ Duy Khương cho hay, chính quyền thành phố đã xác định mục tiêu “xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miền Trung, là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên; tạo nền tảng để xây dựng thành phố sớm trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong đó doanh nghiệp được định hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng theo hướng đền vững, nâng cao hỗ trợ năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; ươm tạo các doanh nghiệp mới trong các lĩnh vực có sản phẩm xuất khẩu và có giá trị gia tăng cao; đồng thời phát triển hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.
Theo ông Nguyễn Phú Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng, có đến hơn 98% doanh nghiệp tại Đà Nẵng hiện nay là các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (trong đó trên 70% là DN siêu nhỏ), khả năng cạnh tranh còn thấp và dễ bị tổn thương trước những biến động của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó, thành phố cũng chưa có các sản phẩm chủ lực mang tầm quốc gia, có giá trị gia tăng lớn, đem lại hiệu quả cao và có khả năng xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Vườn ươm doanh nghiệp (VƯDN) – với vai trò là nơi ươm mầm và và hỗ trợ các doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt có thể tồn tại và phát triển bền vững thành doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất ra những sản phẩm chủ lực cho thành phố trong tương lai – được đặt ra như một nhu cầu bức thiết. “Việc xây dựng một VƯDN ươm tạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trong giai đoạn hiện nay sẽ không những đáp ứng được nhu cầu bức thiết về hỗ trợ ươm tạo các doanh nghiệp mà còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và Đà Nẵng cũng như xu thế phát triển của các VƯDN trên thế giới hiện nay”, ông Thái nhận định.
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Đà Nẵng cũng đã bước đầu hình thành các hoạt động ươm tạo (CLB sáng tạo trẻ Đà Nẵng, Chương trình 100 hạt giống doanh nhân); các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp (CLB nhà sáng tạo trẻ Đà Nẵng, CLB 9Start Lab, Quỹ khuyến khích đổi mới công nghệ Hồ Nghinh); các chương trình đào tạo tinh thần khởi nghiệp (ĐH Kinh tế ĐH Đà Nẵng, CLB My Pro); và các dự án hỗ trợ khởi nghiệp (Không gian sáng tạo: Fablab Đà Nẵng; Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đà Nẵng: CLB 9StartLab; Văn hóa khởi nghiệp: Agroup; các dự án xây dựng vườn ươm doanh nghiệp…). Mặc dù các hoạt động khởi nghiệp, tổ chức khởi nghiệp còn tương đối ít nhưng cũng đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực từ những hoạt động cụ thể đến ý thức của cộng đồng thanh niên, sinh viên, người lao động, doanh nhân.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Thành Tâm, Giám đốc Quỹ Đầu tư và Phát triển TP Đà Nẵng, việc xây dựng các vườn ươm khởi sự doanh nghiệp là một hướng đi đúng, và đây sẽ là mảnh đất để các ý tưởng kinh doanh sống và phát triển. Hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng tuy đã hình thành nhưng vẫn còn yếu. Bên cạnh đó, văn hóa khởi nghiệp trong cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, tinh thần khởi nghiệp chưa trở thành nếp nghĩ của các bậc phụ huynh, của thanh niên và công tác đào tạo ở các trường đại học. Cũng theo ông Tâm, vốn trong nền kinh tế hiện không thiếu và sẵn sàng đáp ứng cho các doanh nghiệp hội đủ điền kiện khi có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp thì tiếp cận được vốn là vấn đề vô cùng khó khăn do tình hình tài chính không đảm bảo, không có tài sản thế chấp và hoạt động khởi nghiệp có nhiều yếu tố rủi ro. Bên cạnh đó, vốn hỗ trợ cho hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ta chưa có quy định của pháp luật, và cũng chưa có địa phương nào trong cả nước có biện pháp hỗ trợ một cách bài bản. Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo ông Nguyễn Thành Tâm, thành phố nên có định hướng phát triển kinh tế - xã hội trung và dài hạn, trong đó định hướng rõ những lĩnh vực, ngành kinh tế mà thành phố ưu tiên phát triển để doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều lựa chọn phù hợp với khả năng của thành phố, trước mắt tập trung ở những lĩnh vực, ngành nghề dễ đầu tư và có sinh lời.
Ông Thống Lê Anh Tuấn (Công ty Brando) - một startup (công ty khởi nghiệp) công nghệ tại thành phố cho hay khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở Việt Nam càng khó, và khởi nghiệp ở Đà Nẵng càng khó hơn nữa do Đà Nẵng vẫn chưa hình thành những thành tố quan trọng cho một hệ sinh thái khởi nghiệp. Những khó khăn, thách thức mà startup này đã và đang đối diện cũng như phải đi tìm giải pháp bao gồm khó tìm được người đồng sáng lập đồng hành; khó tuyển dụng được nhân sự giỏi, cạnh tranh bởi những công ty khác ở trong và ngoài nước, khó tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm để huy động vốn; không có cộng đồng khởi nghiệp hỗ trợ và đồng hành… Xuất phát từ thực tiễn của doanh nghiệp mình, ông đề xuất chính quyền thành phố quan tâm xem xét hỗ trợ địa điểm để các startup tập trung làm việc, tổ chức sự kiện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cũng như thu hút các startup khác từ 2 đầu TP HCM và Hà Nội về đặt trụ sở làm việc. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp và mời các chuyên gia về để đào tạo, chia sẻ kiến thức về khởi nghiệp công nghệ cũng như kêu gọi những người thành công về chia sẻ, truyền lửa, kết nối các startup. Đồng thời, các dịch vụ hỗ trợ về pháp lý, kế toán, tư vấn, đặc biệt là truyền thông… phải dễ tiếp cận, hiệu quả và có chi phí hợp lý dành riêng cho startup. Theo ông Tuấn, không nhất thiết chính người Đà Nẵng phải tự khởi nghiệp thì mới được hỗ trợ, mà chính quyền thành phố cần xây dựng hình ảnh về một thành phố năng động, hết mình hỗ trợ cho khởi nghiệp và có các chính sách hỗ trợ tốt để doanh nghiệp ở 2 đầu đất nước sẽ nghĩ về Đà Nẵng như một nơi tuyệt vời để bắt đầu xây dựng công ty của mình.