BNN
Hỏa Sơn
Có sự hiểu nhầm về PCI của Đà Nẵng?
Tiến sĩ (TS) Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng lên tiếng về sự tụt hạng của Đà Nẵng trên bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 (PCI 2011) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố.
Chiều 2-3, TS Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng đã có bài nói chuyện chuyên đề với Hội Doanh nhân Trẻ TP Đà Nẵng. Liên quan đến vấn đề thời sự, “Đà Nẵng tụt hạng đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI 2011: Sao đã đổi ngôi!”, TS Võ Duy Khương đã phân tích hết sức cặn kẽ nguyên nhân trên tinh thần “đúng bản chất sự việc” và “nhìn thẳng vào hạn chế của chính mình”. Bài nói chuyện đã thu hút sự chú ý theo dõi của các đại biểu dự hội nghị và các cơ quan truyền thông.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" cellpadding="0" cellspacing="2" align="center"> <tbody> <tr> <td>

Tiến sĩ Võ Duy Khương nói chuyện với các đại biểu doanh nhân trẻ TP. Ảnh: T.N
</td></tr></tbody></table> LÝ DO MẤT ĐIỂM
TS Võ Duy Khương cho biết, năm 2011, TP Đà Nẵng đã bị mất điểm bởi một số tiêu chí rất nhạy cảm trong xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh. Đó là:
- Chi phí thời gian:
+ Năm 2010: đạt 7.43 điểm, xếp thứ 9
+ Năm 2011: đạt 6.68 điểm, xếp thứ 33
- Thiết chế pháp lý:
+Năm 2010: đạt 6.27 điểm, xếp thứ 6
+Năm 2011: đạt 6.35 điểm, xếp thứ 16
UBND TP sẽ có phân tích làm rõ nguyên nhân cụ thể vì sao khiến Đà Nẵng phải xuống hạng ở những tiêu chí này - TS Võ Duy Khương nhấn mạnh. Cũng theo TS Võ Duy Khương, những tỉnh/TP đã từng giành được ngôi đầu nhờ các sáng kiến và giải pháp sáng tạo trong thời kỳ đầu cải cách đang bị chính các yếu tố này kéo lại, khi ít đưa ra những sáng kiến cải cách mới trong các lĩnh vực khó hơn (nhằm tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong cải thiện chất lượng điều hành). Đây cũng là lý do khiến cho chỉ số tính năng động của các tỉnh/TP đứng đầu giảm điểm khá mạnh, từ 6,73 điểm trong bảng xếp hạng PCI 2010 xuống còn 5,9 điểm.
Ngoài ra, trong những năm trước, các nỗ lực để giảm chi phí thời gian, chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, cải cách thủ tục hành chính, đăng tải quy định của địa phương lên các trang web, giảm số lần thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã giữ chân các tỉnh đứng đầu khá lâu trên bảng xếp hạng PCI. Nhưng khi các cải thiện này được chính sách (thể chế) hóa và các điển hình, mô hình đã được giới thiệu và được học tập, được áp dụng trên toàn quốc, thì các tỉnh/TP đầu bảng đã chững lại và có xu hướng lùi vị trí nhường chỗ cho các điển hình, mô hình, nhân tố mới. Đây là điều bình thường trong xu thế cạnh tranh về năng lực.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" cellpadding="0" cellspacing="2" align="center"> <tbody> <tr> <td>

Cùng với Bình Dương, Đà Nẵng là địa phương có điểm số cao về hạ tầng kỹ thuật.
Trong ảnh: Toàn cảnh công trình cầu Rồng. Ảnh: TRẦN NGỌC
</td></tr></tbody></table> Trong ảnh: Toàn cảnh công trình cầu Rồng. Ảnh: TRẦN NGỌC
HAI SỰ HIỂU NHẦM
Theo một số cơ quan truyền thông, Đà Nẵng đã từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 5 là do sụt giảm mạnh trong lĩnh vực “hỗ trợ doanh nghiệp” và “đào tạo lao động”. “Với cách tiếp cận, tìm hiểu vấn đề ở góc độ cá nhân, cũng như phân tích, nhìn lại trên tổng thể chung, tôi cho rằng điều này không chính xác” – Phó Chủ tịch Thường trực UBNDTP Võ Duy Khương nói.
TS Võ Duy Khương phân tích: Năm 2010, TP Đà Nẵng đạt 7.43 điểm, xếp thứ 1; năm 2011: đạt 5.69 điểm, xếp thứ 3; như vậy việc tụt từ hạng 1 xuống hạng 3 về đào tạo lao động không gây ảnh hưởng nhiều đến chỉ số tổng hợp. Do đó, nếu cho rằng, đào tạo lao động là 1 trong 2 nguyên nhân chính gây tụt hạng thì đó là nhận định rất chủ quan, thiếu chính xác. Thêm vào đó, nhiều ưu điểm về đào tạo lao động của Đà Nẵng (cũng như các địa phương khác) trước đây có tiêu chí hẳn hoi để khảo sát thì nay đã loại bỏ. Ví dụ: Số lượng cơ sở đào tạo nghề do địa phương quản lý hơn 100.000 dân; dịch vụ giới thiệu việc làm do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp…
Về tiêu chí “hỗ trợ doanh nghiệp”, năm 2010, TP Đà Nẵng đạt 6.60 điểm, xếp thứ 9 trong tiêu chí “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (chứ không phải Hỗ trợ doanh nghiệp từ phía chính quyền)”, đến năm 2011, Đà Nẵng xuống thứ hạng thứ 28 (với số điểm còn lại là 3.72 điểm).
Việc tụt từ hạng 9 xuống hạng 28 là khá xa, song không phải như một số báo chí đã nêu về nguyên nhân mất ngôi đầu của Đà Nẵng rằng: Chính quyền TP đã thiếu giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện tại, và điều này đã khiến doanh nghiệp không thực sự hài lòng với chất lượng điều hành của lãnh đạo địa phương. Phó Chủ tịch Võ Duy Khương khẳng định: Đây không phải là tiêu chí Hỗ trợ doanh nghiệp từ phía chính quyền, mà là tiêu chí: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, chủ yếu là các dịch vụ tư nhân phục vụ doanh nghiệp. Có thể, do năm 2011, doanh nghiệp gặp khó khăn, nên hạn chế sử dụng các dịch vụ tư nhân phục vụ doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp khi được phỏng vấn cho điểm thấp ở tiêu chí này.
Trần Ngọc (CAĐN)
TP Đà Nẵng sẽ có Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cũng trong bài nói chuyện, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Võ Duy Khương cho biết, TP Đà Nẵng sẽ thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (nội dung này đã có trong Nghị quyết 22 ngày 5-5-2010 của Chính phủ) và sẽ giao cho Quỹ đầu tư phát triển TP quản lý (trên cơ sở số tiền của ngân sách TP đã ủy thác cho Quỹ, nhằm thực hiện cho vay hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu 3 năm nay).
Hiện nay, doanh nghiệp của TP hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu vay vốn khoảng trên dưới 1 tỷ đồng là có thể đáp ứng nhu cầu để giải quyết khó khăn, tạo ra sản phẩm dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, nộp thuế cho thành phố; do vậy, Phó Chủ tịch Thường trực UBNDTP Võ Duy Khương gợi ý nên ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, tình hình tài chính lành mạnh, có phương án kinh doanh tốt. Và các doanh nghiệp mạnh, có khả năng tài chính tốt cũng nên đóng góp làm dồi dào nguồn Quỹ này.
Quỹ Đầu tư phát triển của thành phố, được thành lập 4 năm nay (theo Nghị định số 138 của Chính phủ). Ngoài phần vốn của TP hơn 300 tỷ đồng, hiện nay Quỹ đã huy động được từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) 10 triệu EUR. Bên cạnh đó còn có nguồn vốn từ WB với số tiền cho vay không hạn chế, song chỉ cho vay phục vụ đầu tư phát triển; không cho vay ngắn hạn, vay làm vốn lưu động.