lionking01
New member
Chàng sinh viên bại liệt “đi” bằng tuổi xuân của mẹ
(Dân trí) - Chàng sinh viên bại liệt Nguyễn Hà Hải, nhớ từ khi em lọt lòng mẹ đến nay đã 20 năm và đó cũng là cần ấy thời gian em ngồi trên lưng mẹ, rồi bước vào đại học bằng sự thương yêu của mẹ và sự lam lũ của người cha nơi quê nhà.
Đôi chân bại liệt tìm con chữ bằng tuổi thanh xuân của mẹ. (ảnh:H.Ngân)
Con chữ theo vòng xe lăn
Sáng nào cũng vậy, khi mặt trời còn chưa kịp thức dậy để xóa tan màn sương sớm, bà Nguyễn Thị Tâm lại lục đục thức dậy từ 5h30 để chuẩn bị hành trang cho đứa con bại liệt - Nguyễn Hà Hải của mình đến giảng đường.
Gọi là hành trang, nhưng thực chất những vật dụng mà bà Tâm chuẩn bị cho Hải tới trường chỉ là một ít sách, vở đựng trong chiếc cặp bằng nhựa cứng mà dân công sở vẫn dùng để đựng công văn giấy tờ hàng ngày. Ngoài ra, bữa sáng của Hải thường là một nắm xôi hoặc một chiếc bánh mì không nhân.
Thế nhưng thấm thoắt 3 năm trôi qua, con đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ chân cầu vượt Ngã Tư Sở đến trường ĐHKHXH&NV đã hằn in bánh xe lăn và dấu chân của bà Tâm đưa Hải đến trường.
Sau mỗi lần đưa Hải vào lớp, bà Tâm lại ngồi ngoài chờ con tan học. (ảnh:H.Ngân)
“Trời ấm còn đỡ chú ạ, sợ nhất là những ngày trời mùa đông, sáng đẩy xe đưa con đến trường, con vào lớp mà tay tôi lạnh cứng như đá…rồi lại ngồi trong khuôn viên nhà trường chờ con đến trưa 2 mẹ con lại ra về. Đẩy cháu đến trường bằng xe lăn, 2 mẹ con chỉ đi có một bên làn đường, biết là ngược chiều nhưng các chú công an cũng thông cảm, vì nến tôi sang đường còn nguy hiểm hơn”, bà Tâm tâm sự.
Trong căn phòng trọ chật chội rộng chừng 6m2, không có chỗ nấu ăn và chỉ đủ để kê một cái phản vừa làm chỗ để ngủ và cũng làm bàn ăn hàng ngày của mẹ con bà Tâm. Khi đẩy xe lăn của Hải vào phòng là cả 2 mẹ con lại phải leo lên giường bởi phòng đã chật cứng. Ngoài ra, trên chiếc giường ấy còn có sự hiện diện của một chiếc hòm bằng tôn mà bà Tâm mua lại của bà bán đồng nát để cho Hải vừa đựng đồ, vừa làm bàn học… Thế mới biết trong căn phòng chật chội đến nghèo nàn ấy bất kể đồ đạc gì cũng được mẹ con bà Tâm tận dùng tối đa về tiện ích sử dụng. Còn tôi không thể tìm được góc chụp ảnh, ngoại trừ đứng ngoài cửa phòng chụp vào.
Bà Tâm kể, những hôm Hải học buổi sáng thì trưa 2 mẹ con về dọc đường có bánh mì thì mua về ăn nếu học cả ngày thì cả 2 mẹ con ở lại luôn trong trường. Bữa ăn sang nhất của 2 mẹ con là những suất “cơm bụi” chưa đến 10 nghìn đồng một suất. Nhưng tất cả số tiền để cho Hải ăn học hôm nay đều trông chờ vào mấy sào ruộng dưới bàn tay chăm sóc của người cha nơi quê nhà.
Ở Hà Nội, giá cả cái gì cũng đắt đỏ, số tiền ít ỏi thu nhập từ những sào ruộng không đủ cho sinh hoạt và học tập của Hải. Vì thế, ở quê nhà người cha của Hải ngày ngày phải nai lưng ra đi làm thuê để kiếm thêm tiền gửi cho Hải ăn học.
“Mỗi lần, nghĩ tới bố ở quê nhà đang mùa vụ phải đi gặt, gánh, tuốt lúa thuê cho những người làng bên…mình đầm mồ hôi, em cũng chỉ biết tự nhủ để không phụ lòng bố mẹ thôi anh ạ!”, Hải tâm sự.
Những bước chân nhọc nhằn và ước mở cháy bỏng vào đại học
Từ thuở nhỏ, sinh ra như những đứa trẻ bình thường nhưng Hải đã mang kiếp nhọc nhằn không thể tự đi lại được. Nghĩ con bị yếu xương, bố mẹ Hải làm ruốc cóc cho con ăn nhưng không kết quả. Cuối cùng sau nhiều lần chạy vạy thuốc thang khắp nơi, các bác sĩ kết luận: đôi chân của Hải bị ảnh hưởng của bệnh bại não.
Đôi chân vượt khó vào đại học. (ảnh: H.Ngân)
Hải nhớ lại, thuở ấu thơ em rất thích nuôi chim, nhưng không thể tự mình đi kiếm mồi nên cũng vẫn thường nhờ bạn bè. Những buổi chiều xế bóng, nhìn các bạn trong thôn đá bóng, thả diều trên triền đê (quê Hải bên bờ đê sông Đuống, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), em thích lắm nhưng đôi chân của mình thì lại không thể chạy nhảy như các bạn để giúp ước mơ đó thành hiện thực. Kể đến đây đôi mắt Hải hoen đỏ.
Với đôi chân bị bại liệt, rất khó nhọc trong việc tự đi lại, nhưng trong Hải luôn có ước mơ cháy bỏng là được đến trường. Và rồi, ước mơ cháy bỏng ấy của đứa con trai duy nhất cũng được người mẹ giờ đây đã tóc bạc quá nửa đầu năm nay đã ở tuổi 57 quên đi cái tuổi xuân của mình để chắp cánh cho giấc mơ của con thành hiện thực. Còn những hôm không thể tự mình đưa con đi, bà Tâm lại nhờ bà nội và những bạn học cùng đưa Hải đến trường.
Hải kể, 12 năm em đạt học sinh giỏi và học sinh tiên tiến là nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè, thày cô trong trường và những hình bóng ấy giờ đây vẫn còn mãi bên em.
Bà Tâm kể, năm 2008, khi nhận được giấy báo Hải đỗ 2 trường, cao đẳng và khoa Thông tin Thư viện trường ĐHKHXH&NV, nhiều người hàng xóm cũng khuyên tôi nên cân nhắc. Nhưng vợ chồng tôi đã quyết cho con đi học với suy nghĩ duy nhất: chỉ có con đường học mới giúp Hải có công ăn việc làm vì em không thể lao động chân tay như những người bình thường.
Trường ĐHKHXH&NV tặng Hải giấy khen "vượt khó vươn lên trong học tập". (ảnh:H.Ngân)
Mặc dù ban đầu nghĩ vậy, nhưng giờ đây khi con mình đang là sinh viên năm thứ 3 thì bà Tâm lại tỏ ra lo lắng hơn bao giờ hết. Bà Tâm cho rằng, biết bao sinh viên tốt nghiệp ra trường, tay chân lành lặn hẳn hoi còn chưa xin được việc thì đâu đến con mình?!
Suy nghĩ là vậy, nhưng bà Tâm vẫn quyết vay vốn ưu đãi của Ngân hàng dành cho sinh viên để hàng ngày cộng với tiền từ “hậu phương” lo cho cậu con trai ăn học. Ngoài ra, hàng tháng Hải vẫn nhận được 100 nghìn đồng tiền hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt của trường ĐHKHXH&NV.
Bà Tâm kể, mấy hôm rồi trời Hà Nội hơi se lạnh, có bà hàng xóm và cô nhân viên làm vệ sinh trong trường “tặng” tôi 2 chiếc chăn cũ mỏng. Thấy tôi ái ngại họ còn động viên vì sợ tôi chạnh lòng.
Hải tâm sự, những ngày trời nóng vừa qua, phòng trọ mất điện đêm đêm mẹ lại thức giấc quạt cho em ngủ, những lúc đó em thấy thương mẹ và hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ.
http://dantri.com.vn/c167/s167-437278/chang-sinh-vien-bai-liet-di-bang-tuoi-xuan-cua-me.htm nguồn dân trí
(Dân trí) - Chàng sinh viên bại liệt Nguyễn Hà Hải, nhớ từ khi em lọt lòng mẹ đến nay đã 20 năm và đó cũng là cần ấy thời gian em ngồi trên lưng mẹ, rồi bước vào đại học bằng sự thương yêu của mẹ và sự lam lũ của người cha nơi quê nhà.
Đôi chân bại liệt tìm con chữ bằng tuổi thanh xuân của mẹ. (ảnh:H.Ngân)
Con chữ theo vòng xe lăn
Sáng nào cũng vậy, khi mặt trời còn chưa kịp thức dậy để xóa tan màn sương sớm, bà Nguyễn Thị Tâm lại lục đục thức dậy từ 5h30 để chuẩn bị hành trang cho đứa con bại liệt - Nguyễn Hà Hải của mình đến giảng đường.
Gọi là hành trang, nhưng thực chất những vật dụng mà bà Tâm chuẩn bị cho Hải tới trường chỉ là một ít sách, vở đựng trong chiếc cặp bằng nhựa cứng mà dân công sở vẫn dùng để đựng công văn giấy tờ hàng ngày. Ngoài ra, bữa sáng của Hải thường là một nắm xôi hoặc một chiếc bánh mì không nhân.
Thế nhưng thấm thoắt 3 năm trôi qua, con đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ chân cầu vượt Ngã Tư Sở đến trường ĐHKHXH&NV đã hằn in bánh xe lăn và dấu chân của bà Tâm đưa Hải đến trường.
Sau mỗi lần đưa Hải vào lớp, bà Tâm lại ngồi ngoài chờ con tan học. (ảnh:H.Ngân)
Trong căn phòng trọ chật chội rộng chừng 6m2, không có chỗ nấu ăn và chỉ đủ để kê một cái phản vừa làm chỗ để ngủ và cũng làm bàn ăn hàng ngày của mẹ con bà Tâm. Khi đẩy xe lăn của Hải vào phòng là cả 2 mẹ con lại phải leo lên giường bởi phòng đã chật cứng. Ngoài ra, trên chiếc giường ấy còn có sự hiện diện của một chiếc hòm bằng tôn mà bà Tâm mua lại của bà bán đồng nát để cho Hải vừa đựng đồ, vừa làm bàn học… Thế mới biết trong căn phòng chật chội đến nghèo nàn ấy bất kể đồ đạc gì cũng được mẹ con bà Tâm tận dùng tối đa về tiện ích sử dụng. Còn tôi không thể tìm được góc chụp ảnh, ngoại trừ đứng ngoài cửa phòng chụp vào.
Bà Tâm kể, những hôm Hải học buổi sáng thì trưa 2 mẹ con về dọc đường có bánh mì thì mua về ăn nếu học cả ngày thì cả 2 mẹ con ở lại luôn trong trường. Bữa ăn sang nhất của 2 mẹ con là những suất “cơm bụi” chưa đến 10 nghìn đồng một suất. Nhưng tất cả số tiền để cho Hải ăn học hôm nay đều trông chờ vào mấy sào ruộng dưới bàn tay chăm sóc của người cha nơi quê nhà.
Ở Hà Nội, giá cả cái gì cũng đắt đỏ, số tiền ít ỏi thu nhập từ những sào ruộng không đủ cho sinh hoạt và học tập của Hải. Vì thế, ở quê nhà người cha của Hải ngày ngày phải nai lưng ra đi làm thuê để kiếm thêm tiền gửi cho Hải ăn học.
“Mỗi lần, nghĩ tới bố ở quê nhà đang mùa vụ phải đi gặt, gánh, tuốt lúa thuê cho những người làng bên…mình đầm mồ hôi, em cũng chỉ biết tự nhủ để không phụ lòng bố mẹ thôi anh ạ!”, Hải tâm sự.
Những bước chân nhọc nhằn và ước mở cháy bỏng vào đại học
Từ thuở nhỏ, sinh ra như những đứa trẻ bình thường nhưng Hải đã mang kiếp nhọc nhằn không thể tự đi lại được. Nghĩ con bị yếu xương, bố mẹ Hải làm ruốc cóc cho con ăn nhưng không kết quả. Cuối cùng sau nhiều lần chạy vạy thuốc thang khắp nơi, các bác sĩ kết luận: đôi chân của Hải bị ảnh hưởng của bệnh bại não.
Đôi chân vượt khó vào đại học. (ảnh: H.Ngân)
Với đôi chân bị bại liệt, rất khó nhọc trong việc tự đi lại, nhưng trong Hải luôn có ước mơ cháy bỏng là được đến trường. Và rồi, ước mơ cháy bỏng ấy của đứa con trai duy nhất cũng được người mẹ giờ đây đã tóc bạc quá nửa đầu năm nay đã ở tuổi 57 quên đi cái tuổi xuân của mình để chắp cánh cho giấc mơ của con thành hiện thực. Còn những hôm không thể tự mình đưa con đi, bà Tâm lại nhờ bà nội và những bạn học cùng đưa Hải đến trường.
Hải kể, 12 năm em đạt học sinh giỏi và học sinh tiên tiến là nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ, bạn bè, thày cô trong trường và những hình bóng ấy giờ đây vẫn còn mãi bên em.
Bà Tâm kể, năm 2008, khi nhận được giấy báo Hải đỗ 2 trường, cao đẳng và khoa Thông tin Thư viện trường ĐHKHXH&NV, nhiều người hàng xóm cũng khuyên tôi nên cân nhắc. Nhưng vợ chồng tôi đã quyết cho con đi học với suy nghĩ duy nhất: chỉ có con đường học mới giúp Hải có công ăn việc làm vì em không thể lao động chân tay như những người bình thường.
Trường ĐHKHXH&NV tặng Hải giấy khen "vượt khó vươn lên trong học tập". (ảnh:H.Ngân)
Suy nghĩ là vậy, nhưng bà Tâm vẫn quyết vay vốn ưu đãi của Ngân hàng dành cho sinh viên để hàng ngày cộng với tiền từ “hậu phương” lo cho cậu con trai ăn học. Ngoài ra, hàng tháng Hải vẫn nhận được 100 nghìn đồng tiền hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt của trường ĐHKHXH&NV.
Bà Tâm kể, mấy hôm rồi trời Hà Nội hơi se lạnh, có bà hàng xóm và cô nhân viên làm vệ sinh trong trường “tặng” tôi 2 chiếc chăn cũ mỏng. Thấy tôi ái ngại họ còn động viên vì sợ tôi chạnh lòng.
Hải tâm sự, những ngày trời nóng vừa qua, phòng trọ mất điện đêm đêm mẹ lại thức giấc quạt cho em ngủ, những lúc đó em thấy thương mẹ và hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ.
http://dantri.com.vn/c167/s167-437278/chang-sinh-vien-bai-liet-di-bang-tuoi-xuan-cua-me.htm nguồn dân trí