tulip6193
Moderator
<table border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td align="center">
</td> </tr> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td align="right">
</td> </tr> </tbody></table> Những ngày tháng tư luôn khiến cho mỗi người dân Việt Nam rạo rực trong mình những cảm xúc. Cảm xúc về những tháng ngày đau thương nhưng vô cùng oanh liệt và hào hùng về mốc son lịch sử chói lọi 30 - 04 - 1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/2010 là kỷ niệm 35 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam và ngày 4/5 là kỷ niệm 40 năm vụ bắn sinh viên ĐH Bang Kent biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Mối ràng buộc giữa cuộc chiến ở Việt Nam và Mỹ đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người trong suốt nhiều thập kỷ, lấy đi mạng sống của hàng triệu người và con số người bị thương không đếm được, để lại vết thương cả thể chất và tinh thần cho nhiều người đến ngày nay. Đỉnh điểm của cuộc chiến là vào năm 1968, khi quân đội Mỹ cử hơn 500.000 quân tới miền Nam Việt Nam. Khu tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam tại Washington D.C khắc tên của 58.267 binh lính.
Nhiếp ảnh với nhiệm vụ ghi lại cuộc sống bằng hình ảnh, đã khắc họa những chi tiết, những góc cạnh để vẽ nên một câu chuyện đầy máu và nước mắt về cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau hơn 35 năm, những ký ức chiến tranh Việt Nam vẫn không phai nhạt. Trang Boston tái hiện phần nào chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài và Việt Nam.
Một xe tăng M41 của quân đội miền Nam Việt Nam tiến vào Sài Gòn, Việt Nam tháng 05/1960. Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ.
Người Việt bị thương nhận được viện trợ khi nằm trên đường phố sau vụ nổ bom bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn vào ngày 30/03/1965. Khói bốc lên từ đóng đổ nát và ít nhất có hai người Mỹ và Việt Nam đã bị giết trong vụ đánh bom. Ảnh AP (Nhiếp ảnh gia Horst Faas).
Một người dân Việt Nam đeo khăn bịt mặt trước mùi hôi thối bốc ra từ hàng loạt xác binh lính Mỹ và Việt Nam bị giết trong khi giao chiến tại khu vực cách Sài Gòn 72 km. Bức ảnh được phóng viên AP, Horst Faas chụp ngày 27/11/1965. Ảnh: AP
Chiếc trực thăng UH-1D của Sư đoàn không vận 336, đang rải chất độc da cam trên khu vực rừng dày đặc quanh đồng bằng song Mekong. Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ
Những người biểu tình ở Berkeley, California, mang nhiều băng rôn, biểu ngữ phản đối chiến tranh tại Việt Nam, tháng 12/1965. Ảnh: AP
Phụ nữ và trẻ em Việt Nam phải ngâm mình dưới bùn lầy để tránh bom đạn chiến tranh. Ảnh chụp tại khu vực Bao Trai, cách Sài Gòn 33 km về phía Tây, vào ngày 1/1/1966. Ảnh: AP
Xác của một lính nhảy dù Mỹ bị giết trong khu rừng gần biên giới Campuchia, được gọi là vùng chiếc tranh C, được trực thăng kéo lên năm 1966. Ảnh: AP
Nữ tu Thích Nữ Thanh Quảng tự thiêu để kháng nghị chống lại chế độ Công giáo của chính phủ tại chùa Diệu, Huế ngày 29/05/1966. Ảnh AP
Một tù nhân bị bắt và thẩm vấn tại Thuong Duc, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây, vào ngày 23/1/1967. Ảnh: AP
Một trụ sở của quân đội Việt Nam gần Mỹ Tho bị đốt rụi vào ngày 5/4/1968. Ở phía trước là binh nhất Raymond Rumpa. Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ.
Một lính nhảy dù Mỹ bị thương đang đau đớn trong khi đợi được hỗ trợ về y tế tại nơi đóng quân gần thung lũng A Shau, gần biên giới Lào vào 19/05/1969. Ảnh AP (Nhiếp ảnh gia Hugh Van As)
Những người ủng hộ chiến tranh Việt Nam biểu tình tại khu vực bãi cỏ Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng bay đen trắng được thả lên bầu trời với ý nghĩa sâu xa: bóng đen tượng trưng cho binh lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và bóng trắng là biểu tượng cho số người Mỹ sẽ tiếp tục chết ở Việt Nam nếu cuộc chiến vẫn tiếp tục. Ảnh AP
Một phụ nữ Việt Nam đang nhìn ngôi mộ tập thể nhóm Việt Cộng đang được khai quật tại làng Điện Bái, phía đông của Huế vào tháng 04/1969. Chồng, bố và em trai của cô đã ra đi và mất tích từ dịp tết Mậu Thân và cô lo sợ họ đã bị giết.
Chiếc trực thăng cứu trợ trên đỉnh trạm hỗ trợ 28, phía Tây tỉnh Dak To, miền Nam Việt NAm vào 03/06/1968. Xung quanh các căn cứ đã bị phá hủy bởi cuộc không kích nặng nề từ cuộc giao tranh giữa quan đội Bắc Việt Nam và Mỹ. Ảnh AP
Một binh lính Mỹ ngụy trang, mệt mỏi đợi lệnh tiếp tục lên đường tấn công miền Bắc Việt Nam, tháng 8/1971. Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ
Bé Kim Phúc (9 tuổi) bị bỏng bom napalm sau một cuộc không kích ở Trảng Bàng ngày 08/06/1972. Ảnh AP (Nhiếp ảnh gia Nick Út)
Một nhiếp ảnh gia miền Nam Việt Nam đã chụp lại được khoảng khắc vụ nổ trước khi các binh sĩ kịp phản ứng trên đèo Hải Vân, Huế ngày 20/11/1972. Ảnh AP
Tù binh chiến tranh Trung úy Robert L.Stim trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam trong niềm hân hoan chào đón của gia đình ngày 17/03/1973. Ảnh AP
Một phụ nữ tị nạn đang ôm chặt đứa con của mình trên chuyến may bay trực thăng đưa họ rời đến gần Tuy Hoa vào 22/03/1975. Ảnh AP (Nhiếp ảnh gia Nick Út)
Đám đông người Việt Nam cố vây quanh bức tường của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn để nhìn thấy khu vực đón máy bay trực thăng trong ngày cuối cùng, trước khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 29/04/1975. Ảnh AP (Nhiếp ảnh gia Nel Ulevich)
Quân đội Việt Nam tiến vào chiếm sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn, khiến hàng loạt máy bay của chế độ Sài Gòn bị phá hủy. Ảnh chụp ngày 30/4/1975. Ảnh AP
'
Bức ảnh lịch sử ghi lại giây phút chiếc xe tăng số hiệu 844 cán qua cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30/04/1975, chính thức đặt dấu chấm hết cuộc chiến đau thương kéo dài hàng thập kỷ. Ảnh: AP
</td> </tr> <tr> <td align="right">
</td> </tr> </tbody></table> Những ngày tháng tư luôn khiến cho mỗi người dân Việt Nam rạo rực trong mình những cảm xúc. Cảm xúc về những tháng ngày đau thương nhưng vô cùng oanh liệt và hào hùng về mốc son lịch sử chói lọi 30 - 04 - 1975, Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Việt Nam thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/2010 là kỷ niệm 35 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam và ngày 4/5 là kỷ niệm 40 năm vụ bắn sinh viên ĐH Bang Kent biểu tình chống chiến tranh Việt Nam tại Mỹ. Mối ràng buộc giữa cuộc chiến ở Việt Nam và Mỹ đã ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng triệu người trong suốt nhiều thập kỷ, lấy đi mạng sống của hàng triệu người và con số người bị thương không đếm được, để lại vết thương cả thể chất và tinh thần cho nhiều người đến ngày nay. Đỉnh điểm của cuộc chiến là vào năm 1968, khi quân đội Mỹ cử hơn 500.000 quân tới miền Nam Việt Nam. Khu tưởng niệm cựu chiến binh Việt Nam tại Washington D.C khắc tên của 58.267 binh lính.
Nhiếp ảnh với nhiệm vụ ghi lại cuộc sống bằng hình ảnh, đã khắc họa những chi tiết, những góc cạnh để vẽ nên một câu chuyện đầy máu và nước mắt về cuộc chiến tranh Việt Nam. Sau hơn 35 năm, những ký ức chiến tranh Việt Nam vẫn không phai nhạt. Trang Boston tái hiện phần nào chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nước ngoài và Việt Nam.
'
Theo Boston.com