baochaobuoisang
Âm Phủ Động
Một trong những cách nuôi con điển hình của người Việt là quá quan trọng bữa ăn và phục vụ con mọi điều. Có lẽ chính vì trẻ ngày càng ích kỷ và chỉ biết đến bản thân mình.
Xu hướng “kiểu Tây” được ưa chuộng!
Nhiều bà mẹ trẻ đi du học về hoặc được tiếp xúc với nhiều thông tin từ sách báo, internet… đã và đang chăm con theo cách mà nhiều nước phương Tây đang áp dụng.
Không thể phủ nhận cách chăm con theo kiểu Tây có nhiều điều thú vị. Trẻ được nuôi nấng trong môi trường nước ngoài thường thể hiện sự tự tin, hoạt bát và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo…
Đa phần bố mẹ người Việt thường giữ con ở nhà, còn các em bé nước ngoài đã được tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ khi còn rất nhỏ, trẻ sơ sinh được đưa đến bể bơi, được đi dạo công viên để dạn nắng, dạn gió…
Mẹ của bé Thái An trên một diễn đàn cho biết: “Bé nhà mình 2 tháng đã được đưa đi chơi và ngủ riêng, ăn uống có giờ giấc, 7 tháng đã đi tắm biển. Bây giờ bé mới có 1 tuổi thôi mà chững chạc lắm.”
Các em bé Tây thường biết cách tự chăm sóc bản thân từ rất sớm, có thể tự mặc quần áo, tự xúc thức ăn, tự rót sữa vào ly… Khi lớn hơn, trẻ được chơi đùa theo nhóm, cắm trại ngoài giờ học, thậm chí ngủ lại nhà bạn bè để tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết khi không có bố mẹ ở bên.
Và đó cũng là cách mà một mẹ có nickname là Kittylove... đã áp dụng với con mình: “Mình khuyến khích con mời bạn về nhà chơi, ở lại cả ngày, cùng ăn trưa với gia đình. Bằng cách này mình quan sát được con ở nhiều khía cạnh khác. Mình cũng thường tổ chức party nho nhỏ ở nhà mình, kêu bạn bè đem con cái tới để tụi nhỏ chơi với nhau. Hoặc tập trung anh chị em họ lại chơi cùng, các bé hào hứng lắm.”
Một mẹ nickname là Zwerges... chia sẻ: “Nuôi con theo kiểu Tây trước hết là phải thay đổi quan niệm của chính các bà mẹ, mình là mẹ, chứ không phải là ôsin cho con, mình định hướng phát triển cho con, cung cấp thức ăn cho con, hướng dẫn con tự phục vụ bản thân, rồi sau là có trách nhiệm với cuộc sống gia đình chung, hướng dẫn con học hành và hướng dẫn con vào đời!”
Bữa ăn, có quan trọng không?
Một trong những cách nuôi con điển hình của người Việt là quá quan trọng bữa ăn (nên ngày càng có nhiều trẻ em béo phì) và phục vụ con mọi điều, miễn là ăn! (nên con ngày càng ích kỷ và chỉ biết đến bản thân mình).
Luôn nhồi nhét cho bé ăn, mỗi bữa ăn như một cuộc vật lộn, chạy đua nhong nhong khắp xóm hay biến căn nhà thành gánh xiếc… Khi con không chịu nghe lời thì lấy đủ mọi thứ trên đời để dọa dẫm, nào là “chú công an bắt kìa”, “ông ba bị đến kìa”, “chuột kìa, ma đấy, áo ộp này”, “bố mẹ không yêu đâu”…
Và các bà mẹ hiện đại phản đối cách làm này!
Mẹ Xu Xu chia sẻ trên diễn đàn: “Khi những bà mẹ có con còn bé dưới 5 tuổi, gặp nhau thường hỏi ngay: "
Thời gian trong ngày của mỗi người đều 24 tiếng, cũng phải đi làm, đi chơi, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chơi với con... nhưng nếu mình cho rằng việc chơi với con, đưa con đi chơi quan trọng hơn việc cháu ăn hết bao nhiêu bột, bao nhiêu cháo, thì sẽ khác.
Nếu bạn cũng nghĩ việc cháu thiếu vài lạng, thậm chí vài ký so với con hàng xóm không quan trọng bằng việc cháu được đi chơi, được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được tự lập nhiều hơn, thì sẽ khác.
Cứ bao bọc, úm con trong môi trường ổn định trong nhà, mai này đi học mẫu giáo, phải sống trong thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm khói bụi thì bé càng không biết cách chống đỡ!”
Nhưng, có một thực tế…
Chị Cúc ở Khâm Thiên (Hà Nội) thổ lộ sự căng thẳng trong gia đình chị xuất phát từ việc chị và mẹ chồng bất đồng trong cách dạy con, cháu.
Chị cho biết, từ cách cho bé ăn, đến việc chăm sóc hằng ngày, bà đều không tán thành cách làm của con dâu.
Nghe lời bác sĩ, chị thường xuyên tắm rửa, sáng sớm cho con ra nắng để bé khỏe mạnh. Còn bà thì luôn sợ thằng bé bị ốm vì ra ngoài chơi. Sự bất đồng ngày càng tăng khi cậu bé lớn lên.
Chị Cúc muốn con phát triển tính tự lập, khi làm gì sai thì bị phạt... nhưng bà lại cưng chiều, cháu đòi gì cho ngay, lúc bị mẹ mắng thì luôn được bà bênh.
Cùng chung những vấn đề như chị Cúc còn có gia đình anh Ngọc ở Lò Đúc (Hà Nội), do những mâu thuẫn giữa vợ và mẹ mà anh lúc nào cũng rơi vào “thế bí”.
Do khác biệt về khoảng cách thế hệ, do nếp sống và lối suy nghĩ không giống nhau, mẹ anh luôn dùng những kinh nghiệm từ xưa để nuôi cháu, còn vợ anh thì tự tin vào những kiến thức và quan điểm mới và muốn áp dụng vào việc nuôi dạy con.
Không khí gia đình vì thế mà chẳng mấy khi êm ả.
Chị Ngọc Liên, 34 tuổi, nhân viên ngân hàng, cho biết: “Tụi mình rút kinh nghiệm và nhất trí với nhau là dạy con không để ông bà can thiệp trực tiếp, còn những lời khuyên có lí của cha mẹ mình thì vẫn tiếp thu. Với lại cũng không nên căng thẳng quá với ông bà, vì nhiều lúc có thể làm cho ông bà không bằng lòng”.
Chị Quỳnh Anh trên trang ********, có con gái đầu được 2 tuổi, chia sẻ: “Dù là chăm con kiểu Tây, kiểu ta hay kiểu gì đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là mình được nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con theo cách của riêng mình. Đấy chính là trách nhiệm, là niềm vui, niềm hạnh phúc của những ông bố bà mẹ trẻ”.
http://cuocsongthuongnhat.com/diendan/showthread.php?t=389874
Xu hướng “kiểu Tây” được ưa chuộng!
Nhiều bà mẹ trẻ đi du học về hoặc được tiếp xúc với nhiều thông tin từ sách báo, internet… đã và đang chăm con theo cách mà nhiều nước phương Tây đang áp dụng.
Không thể phủ nhận cách chăm con theo kiểu Tây có nhiều điều thú vị. Trẻ được nuôi nấng trong môi trường nước ngoài thường thể hiện sự tự tin, hoạt bát và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo…
Đa phần bố mẹ người Việt thường giữ con ở nhà, còn các em bé nước ngoài đã được tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ khi còn rất nhỏ, trẻ sơ sinh được đưa đến bể bơi, được đi dạo công viên để dạn nắng, dạn gió…
Mẹ của bé Thái An trên một diễn đàn cho biết: “Bé nhà mình 2 tháng đã được đưa đi chơi và ngủ riêng, ăn uống có giờ giấc, 7 tháng đã đi tắm biển. Bây giờ bé mới có 1 tuổi thôi mà chững chạc lắm.”
Các em bé Tây thường biết cách tự chăm sóc bản thân từ rất sớm, có thể tự mặc quần áo, tự xúc thức ăn, tự rót sữa vào ly… Khi lớn hơn, trẻ được chơi đùa theo nhóm, cắm trại ngoài giờ học, thậm chí ngủ lại nhà bạn bè để tự rèn luyện những kỹ năng cần thiết khi không có bố mẹ ở bên.
Và đó cũng là cách mà một mẹ có nickname là Kittylove... đã áp dụng với con mình: “Mình khuyến khích con mời bạn về nhà chơi, ở lại cả ngày, cùng ăn trưa với gia đình. Bằng cách này mình quan sát được con ở nhiều khía cạnh khác. Mình cũng thường tổ chức party nho nhỏ ở nhà mình, kêu bạn bè đem con cái tới để tụi nhỏ chơi với nhau. Hoặc tập trung anh chị em họ lại chơi cùng, các bé hào hứng lắm.”
Một mẹ nickname là Zwerges... chia sẻ: “Nuôi con theo kiểu Tây trước hết là phải thay đổi quan niệm của chính các bà mẹ, mình là mẹ, chứ không phải là ôsin cho con, mình định hướng phát triển cho con, cung cấp thức ăn cho con, hướng dẫn con tự phục vụ bản thân, rồi sau là có trách nhiệm với cuộc sống gia đình chung, hướng dẫn con học hành và hướng dẫn con vào đời!”
Bữa ăn, có quan trọng không?
Một trong những cách nuôi con điển hình của người Việt là quá quan trọng bữa ăn (nên ngày càng có nhiều trẻ em béo phì) và phục vụ con mọi điều, miễn là ăn! (nên con ngày càng ích kỷ và chỉ biết đến bản thân mình).
Luôn nhồi nhét cho bé ăn, mỗi bữa ăn như một cuộc vật lộn, chạy đua nhong nhong khắp xóm hay biến căn nhà thành gánh xiếc… Khi con không chịu nghe lời thì lấy đủ mọi thứ trên đời để dọa dẫm, nào là “chú công an bắt kìa”, “ông ba bị đến kìa”, “chuột kìa, ma đấy, áo ộp này”, “bố mẹ không yêu đâu”…
Và các bà mẹ hiện đại phản đối cách làm này!
Mẹ Xu Xu chia sẻ trên diễn đàn: “Khi những bà mẹ có con còn bé dưới 5 tuổi, gặp nhau thường hỏi ngay: "
Thời gian trong ngày của mỗi người đều 24 tiếng, cũng phải đi làm, đi chơi, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chơi với con... nhưng nếu mình cho rằng việc chơi với con, đưa con đi chơi quan trọng hơn việc cháu ăn hết bao nhiêu bột, bao nhiêu cháo, thì sẽ khác.
Nếu bạn cũng nghĩ việc cháu thiếu vài lạng, thậm chí vài ký so với con hàng xóm không quan trọng bằng việc cháu được đi chơi, được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được tự lập nhiều hơn, thì sẽ khác.
Cứ bao bọc, úm con trong môi trường ổn định trong nhà, mai này đi học mẫu giáo, phải sống trong thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm khói bụi thì bé càng không biết cách chống đỡ!”
Nhưng, có một thực tế…
Chị Cúc ở Khâm Thiên (Hà Nội) thổ lộ sự căng thẳng trong gia đình chị xuất phát từ việc chị và mẹ chồng bất đồng trong cách dạy con, cháu.
Chị cho biết, từ cách cho bé ăn, đến việc chăm sóc hằng ngày, bà đều không tán thành cách làm của con dâu.
Nghe lời bác sĩ, chị thường xuyên tắm rửa, sáng sớm cho con ra nắng để bé khỏe mạnh. Còn bà thì luôn sợ thằng bé bị ốm vì ra ngoài chơi. Sự bất đồng ngày càng tăng khi cậu bé lớn lên.
Chị Cúc muốn con phát triển tính tự lập, khi làm gì sai thì bị phạt... nhưng bà lại cưng chiều, cháu đòi gì cho ngay, lúc bị mẹ mắng thì luôn được bà bênh.
Cùng chung những vấn đề như chị Cúc còn có gia đình anh Ngọc ở Lò Đúc (Hà Nội), do những mâu thuẫn giữa vợ và mẹ mà anh lúc nào cũng rơi vào “thế bí”.
Do khác biệt về khoảng cách thế hệ, do nếp sống và lối suy nghĩ không giống nhau, mẹ anh luôn dùng những kinh nghiệm từ xưa để nuôi cháu, còn vợ anh thì tự tin vào những kiến thức và quan điểm mới và muốn áp dụng vào việc nuôi dạy con.
Không khí gia đình vì thế mà chẳng mấy khi êm ả.
Chị Ngọc Liên, 34 tuổi, nhân viên ngân hàng, cho biết: “Tụi mình rút kinh nghiệm và nhất trí với nhau là dạy con không để ông bà can thiệp trực tiếp, còn những lời khuyên có lí của cha mẹ mình thì vẫn tiếp thu. Với lại cũng không nên căng thẳng quá với ông bà, vì nhiều lúc có thể làm cho ông bà không bằng lòng”.
Chị Quỳnh Anh trên trang ********, có con gái đầu được 2 tuổi, chia sẻ: “Dù là chăm con kiểu Tây, kiểu ta hay kiểu gì đi nữa thì quan trọng nhất vẫn là mình được nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ con theo cách của riêng mình. Đấy chính là trách nhiệm, là niềm vui, niềm hạnh phúc của những ông bố bà mẹ trẻ”.
http://cuocsongthuongnhat.com/diendan/showthread.php?t=389874