bachsa
Moderator
Khái niệm ngân sách truyền thống đã và đang chịu sự tấn công ngày càng tăng của những người tin rằng nó không còn phục vụ cho nhu cầu của các tổ chức hiện đại.
Những người chỉ trích giải thích rằng ngân sách được bố trí thời gian không chính xác (quá dài hoặc quá ngắn), dựa trên những phương pháp không phù hợp, quá đơn giản hoặc quá phức tạp, quá cứng nhắc trong việc thay đổi môi trường kinh doanh, hoặc quá dễ dãi.
Nhiều loại ngân sách mà chúng ta tìm hiểu trong chương này được phát triển để giải quyết các vấn đề hoạch định khó khăn này.
Ngân sách ngắn hạn và ngân sách dài hạn
Nhìn chung, ngân sách được triển khai để trang trải cho khoảng thời gian một năm. Nhưng thời kỳ được ngân sách trang trải có thể thay đổi tùy theo mục đích của ngân sách, đặc biệt là khi công ty bạn xác định việc tạo ra giá trị. Nếu một tổ chức quan tâm đến khả năng sinh lợi của một sản phẩm trong vòng đời dự kiến 5 năm, thì một bản dự thảo ngân sách 5 năm có thể phù hợp. Trái lại, nếu một công ty chật vật (thường rơi vào trường hợp các công ty mới khởi nghiệp), thì ngân sách hàng tháng tập trung vào dòng tiền mặt trước mắt có thể hữu ích hơn.
Ngân sách cố định và ngân sách điều chỉnh liên tục
Ngân sách cố định được lập ra cho một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm tài chính. Vào cuối năm tài chính, một bản dự thảo ngân sách mới sẽ được chuẩn bị cho năm tiếp theo. Ngân sách cố định được định kỳ xem lại - có thể là hàng quý - để điều chỉnh và sửa đổi nếu cần thiết, nhưng ngân sách cơ bản vẫn giữ nguyên trong suốt thời kỳ.
Với nỗ lực giải quyết vấn đề hợp thời và sự cứng nhắc trong ngân sách cố định, một số công ty, đặc biệt là các công ty trong ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng, đã chọn loại ngân sách điều chỉnh liên tục. Đây là một kế hoạch liên tục được cập nhật để khung thời gian vẫn ổn định dù thời kỳ thực tế được lập ra theo sự thay đổi ngân sách. Ví dụ, khi mỗi tháng qua đi, ngân sách điều chỉnh liên tục của một năm được mở rộng thêm một tháng để luôn có ngân sách một năm. Lợi thế của ngân sách điều chỉnh liên tục là nhà quản lý phải xem xét lại quy trình và thay đổi mỗi tháng hay mỗi thời kỳ. Kết quả thường là một ngân sách cập nhật và chính xác hơn có kết hợp những thông tin mới nhất.
Sự bất lợi của ngân sách điều chỉnh liên tục là quy trình lập kế hoạch có thể tốn quá nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu một công ty thường xuyên xem lại ngân sách của mình (ít nhất là mỗi quý cho ngân sách một năm), phân tích các phương sai quan trọng và thực hiện bất cứ hành động điều chỉnh nào cần thiết, thì ngân sách cố định thực sự không cứng nhắc như nó vẫn được hình dung.
Dự thảo ngân sách lũy tiến và dự thảo ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi
Dự thảo ngân sách lũy tiến ngoại suy từ những dữ liệu trước đây. Các nhà quản lý nhìn vào ngân sách của thời kỳ trước và kết quả thực tế cũng như kết quả mong muốn trong tương lai khi xác định ngân sách cho thời kỳ tiếp theo. Ví dụ, một bản dự thảo ngân sách của phòng tiếp thị có thể dựa trên những chi phí thực tế của thời kỳ trước nhưng có thêm khoản tăng cho việc tăng lương đã lập kế hoạch. Lợi thế của việc lập ngân sách lũy tiến là dữ liệu trước đây, kinh nghiệm và mong đợi cho tương lai đều được bao gồm trong quá trình triển khai ngân sách.
Sự bất lợi mà những người chỉ trích ngân sách truyền thống thường nêu ra là việc các nhà quản lý có thể chỉ đơn giản sử dụng những con số của thời kỳ trước làm cơ sở và tăng chúng lên theo một tỷ lệ phần trăm ấn định cho chu kỳ ngân sách tiếp theo hơn là dành thời gian đánh giá việc kinh doanh thực tế trong hiện tại và tương lai. Nhiều nhà quản lý cũng có thể phát triển quan điểm “sử dụng hay là mất”. Với quan điểm ấy các nhà quản lý cảm thấy họ phải dùng tất cả các khoản chi tiêu đã lên ngân sách vào cuối thời kỳ để ngân sách cho thời kỳ tiếp theo không bị giảm đi khoản đã tiết kiệm được.
Dự thảo ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi mô tả phương pháp bắt đầu một chu kỳ ngân sách mới từ số không, hoặc từ điểm xuất phát, như thể ngân sách đang được chuẩn bị lần đầu tiên. Mỗi chu kỳ ngân sách bắt đầu với việc xem lại từng giả định và việc chi tiêu đề xuất. Lợi thế của việc lập ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi là nó đòi hỏi các nhà quản lý phân tích sâu hơn từng hạng mục - bằng cách xem xét các mục tiêu, khám phá các giải pháp thay thế và lý giải cho yêu cầu của họ. Bất lợi của phương pháp lập ngân sách này là mặc dù nó kỹ lưỡng và được phân tích nhiều hơn, nhưng việc triển khai ngân sách có thể vô cùng tốn kém thời gian, nhiều đến mức thậm chí nó có thể cản trở việc khởi động kế hoạch ngân sách đó. Việc hoạch định nhu cầu nên đi trước hành động chứ đừng bao giờ lấn át hành động.
Dự thảo ngân sách Kaizen
Kaizen là một từ tiếng Nhật có nghĩa là cải thiện liên tục, và dự thảo ngân sách Kaizen kết hợp sự cải thiện liên tục vào quy trình hoạch định ngân sách. Sự giảm chi phí được đưa vào ngân sách trên cơ sở lũy tiến để liên tục có những nỗ lực giảm chi phí theo thời gian. Nếu không đạt được những khoản giảm chi phí đã lên ngân sách, thì hãy chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực hoạt động đó. Ví dụ, một nhà máy sản xuất có thể lập ngân sách giảm liên tục chi phí các thành phần, như được trình bày dưới đây, đặt áp lực lên nhà cung ứng để giảm chi phí nhiều hơn nữa.
Tháng 1 - Tháng 2 100,00 USD
Tháng 2 - Tháng 3 99,50 USD
Tháng 3 - Tháng 4 99,00 USD
Kiểu lập ngân sách lũy tiến này thật khó duy trì vì tỷ lệ giảm chi phí đã lên ngân sách giảm dần theo thời gian, gây khó khăn hơn trong việc đạt được sự cải thiện sau khi đã có được những thay đổi “dễ dàng”.
Tài chính cho người quản lý
Những người chỉ trích giải thích rằng ngân sách được bố trí thời gian không chính xác (quá dài hoặc quá ngắn), dựa trên những phương pháp không phù hợp, quá đơn giản hoặc quá phức tạp, quá cứng nhắc trong việc thay đổi môi trường kinh doanh, hoặc quá dễ dãi.
Nhiều loại ngân sách mà chúng ta tìm hiểu trong chương này được phát triển để giải quyết các vấn đề hoạch định khó khăn này.
Ngân sách ngắn hạn và ngân sách dài hạn
Nhìn chung, ngân sách được triển khai để trang trải cho khoảng thời gian một năm. Nhưng thời kỳ được ngân sách trang trải có thể thay đổi tùy theo mục đích của ngân sách, đặc biệt là khi công ty bạn xác định việc tạo ra giá trị. Nếu một tổ chức quan tâm đến khả năng sinh lợi của một sản phẩm trong vòng đời dự kiến 5 năm, thì một bản dự thảo ngân sách 5 năm có thể phù hợp. Trái lại, nếu một công ty chật vật (thường rơi vào trường hợp các công ty mới khởi nghiệp), thì ngân sách hàng tháng tập trung vào dòng tiền mặt trước mắt có thể hữu ích hơn.
Ngân sách cố định và ngân sách điều chỉnh liên tục
Ngân sách cố định được lập ra cho một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm tài chính. Vào cuối năm tài chính, một bản dự thảo ngân sách mới sẽ được chuẩn bị cho năm tiếp theo. Ngân sách cố định được định kỳ xem lại - có thể là hàng quý - để điều chỉnh và sửa đổi nếu cần thiết, nhưng ngân sách cơ bản vẫn giữ nguyên trong suốt thời kỳ.
Với nỗ lực giải quyết vấn đề hợp thời và sự cứng nhắc trong ngân sách cố định, một số công ty, đặc biệt là các công ty trong ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng, đã chọn loại ngân sách điều chỉnh liên tục. Đây là một kế hoạch liên tục được cập nhật để khung thời gian vẫn ổn định dù thời kỳ thực tế được lập ra theo sự thay đổi ngân sách. Ví dụ, khi mỗi tháng qua đi, ngân sách điều chỉnh liên tục của một năm được mở rộng thêm một tháng để luôn có ngân sách một năm. Lợi thế của ngân sách điều chỉnh liên tục là nhà quản lý phải xem xét lại quy trình và thay đổi mỗi tháng hay mỗi thời kỳ. Kết quả thường là một ngân sách cập nhật và chính xác hơn có kết hợp những thông tin mới nhất.
Sự bất lợi của ngân sách điều chỉnh liên tục là quy trình lập kế hoạch có thể tốn quá nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu một công ty thường xuyên xem lại ngân sách của mình (ít nhất là mỗi quý cho ngân sách một năm), phân tích các phương sai quan trọng và thực hiện bất cứ hành động điều chỉnh nào cần thiết, thì ngân sách cố định thực sự không cứng nhắc như nó vẫn được hình dung.
Dự thảo ngân sách lũy tiến và dự thảo ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi
Dự thảo ngân sách lũy tiến ngoại suy từ những dữ liệu trước đây. Các nhà quản lý nhìn vào ngân sách của thời kỳ trước và kết quả thực tế cũng như kết quả mong muốn trong tương lai khi xác định ngân sách cho thời kỳ tiếp theo. Ví dụ, một bản dự thảo ngân sách của phòng tiếp thị có thể dựa trên những chi phí thực tế của thời kỳ trước nhưng có thêm khoản tăng cho việc tăng lương đã lập kế hoạch. Lợi thế của việc lập ngân sách lũy tiến là dữ liệu trước đây, kinh nghiệm và mong đợi cho tương lai đều được bao gồm trong quá trình triển khai ngân sách.
Sự bất lợi mà những người chỉ trích ngân sách truyền thống thường nêu ra là việc các nhà quản lý có thể chỉ đơn giản sử dụng những con số của thời kỳ trước làm cơ sở và tăng chúng lên theo một tỷ lệ phần trăm ấn định cho chu kỳ ngân sách tiếp theo hơn là dành thời gian đánh giá việc kinh doanh thực tế trong hiện tại và tương lai. Nhiều nhà quản lý cũng có thể phát triển quan điểm “sử dụng hay là mất”. Với quan điểm ấy các nhà quản lý cảm thấy họ phải dùng tất cả các khoản chi tiêu đã lên ngân sách vào cuối thời kỳ để ngân sách cho thời kỳ tiếp theo không bị giảm đi khoản đã tiết kiệm được.
Dự thảo ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi mô tả phương pháp bắt đầu một chu kỳ ngân sách mới từ số không, hoặc từ điểm xuất phát, như thể ngân sách đang được chuẩn bị lần đầu tiên. Mỗi chu kỳ ngân sách bắt đầu với việc xem lại từng giả định và việc chi tiêu đề xuất. Lợi thế của việc lập ngân sách trên cơ sở cân bằng thu chi là nó đòi hỏi các nhà quản lý phân tích sâu hơn từng hạng mục - bằng cách xem xét các mục tiêu, khám phá các giải pháp thay thế và lý giải cho yêu cầu của họ. Bất lợi của phương pháp lập ngân sách này là mặc dù nó kỹ lưỡng và được phân tích nhiều hơn, nhưng việc triển khai ngân sách có thể vô cùng tốn kém thời gian, nhiều đến mức thậm chí nó có thể cản trở việc khởi động kế hoạch ngân sách đó. Việc hoạch định nhu cầu nên đi trước hành động chứ đừng bao giờ lấn át hành động.
Dự thảo ngân sách Kaizen
Kaizen là một từ tiếng Nhật có nghĩa là cải thiện liên tục, và dự thảo ngân sách Kaizen kết hợp sự cải thiện liên tục vào quy trình hoạch định ngân sách. Sự giảm chi phí được đưa vào ngân sách trên cơ sở lũy tiến để liên tục có những nỗ lực giảm chi phí theo thời gian. Nếu không đạt được những khoản giảm chi phí đã lên ngân sách, thì hãy chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực hoạt động đó. Ví dụ, một nhà máy sản xuất có thể lập ngân sách giảm liên tục chi phí các thành phần, như được trình bày dưới đây, đặt áp lực lên nhà cung ứng để giảm chi phí nhiều hơn nữa.
Tháng 1 - Tháng 2 100,00 USD
Tháng 2 - Tháng 3 99,50 USD
Tháng 3 - Tháng 4 99,00 USD
Kiểu lập ngân sách lũy tiến này thật khó duy trì vì tỷ lệ giảm chi phí đã lên ngân sách giảm dần theo thời gian, gây khó khăn hơn trong việc đạt được sự cải thiện sau khi đã có được những thay đổi “dễ dàng”.
Tài chính cho người quản lý
First News và NXB Tổng hợp TPHCM