bachsa
Moderator

Kiến thức cần thiết của những nhà doanh nghiệp
Ví dụ, trong bảng cân đối kế toán dạng tỷ lệ phần trăm, mỗi mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản. Trong báo cáo lợi nhuận dạng tỷ lệ phần trăm, doanh thu bán hàng được định 100%, và mỗi mục được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm doanh số. Ví dụ, chi phí hàng bán chiếm 40% doanh số, lợi nhuận thuần chiếm 10% doanh số.
Báo cáo tài chính biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm giúp người sử dụng dễ dàng so sánh các công ty có quy mô khác nhau, cho phép các chuyên gia phân tích tập trung vào năng suất hoạt động, so sánh các công ty đối thủ cùng ngành. Bạn có thể sử dụng các bảng cân đối kế toán dạng phần trăm để giải đáp nhiều câu hỏi quan trọng như:
* Công ty nào có tỷ lệ phần trăm nợ và tổng tài sản cao nhất?
* Công ty nào có lượng tồn kho so với tổng tài sản cao nhất ?
* Công ty nào có tỷ lệ phần trăm tài sản trong tài sản cố định (như đất đai, bất động sản và trang thiết bị) cao hơn?
Bạn có thể so sánh các công ty bằng cách sử dụng báo cáo lợi nhuận dạng tỷ lệ phần trăm. Có lẽ hữu ích hơn cả là so sánh kết quả báo cáo lợi nhuận của cùng một công ty từ năm này qua năm khác. Ví dụ, hãy xem báo cáo lợi nhuận nêu trong bảng 2-1. Báo cáo lợi nhuận trong ba năm cho thấy giá vốn hàng hóa của công ty so với doanh thu thuần đang ở mức cân bằng. Nhìn chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm doanh số ổn định trong kỳ hạn ba năm.
Là một nhà phân tích, bạn đang tìm những chỉ số cho thấy điều gì đang diễn tiến đúng và sai trong những con số này. Đây là những điểm mà chúng ta không thấy được trong một trường hợp đặc biệt nào đó. Ví dụ, nếu các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp dưới dạng tỷ lệ phần trăm có xu hướng tăng, bạn có thể muốn biết nguyên nhân. Là một nhà quản lý, bạn cũng muốn tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và thực hiện những hành động cần thiết để đảo ngược xu hướng này.
Tài chính cho người quản lý
First News và NXB Tổng hợp TPHCM