BNN
Hỏa Sơn
Randy tìm mẹ
Randy cũng như bất kỳ ai sinh ra trên cõi đời này, dù đang sống trong hoàn cảnh nào, cũng đều muốn biết người sinh ra mình. Nỗi khát khao ấy càng cháy bỏng trong anh mỗi khi đặt chân đến VN
Đã nhiều lần đứa con mang dòng máu Việt- Randy- trở về VN, nơi mà anh có những kỷ niệm về một tuổi thơ cực nhọc. Anh trở về để mong tìm gặp được người mẹ ruột, người đã bỏ rơi anh khi mới lọt lòng, nhưng đó là nguồn cội anh phải tìm về.
Lần trở lại này anh muốn làm nhiều việc hơn, xuất hiện trước công chúng nhiều hơn để mong tìm được mẹ. Anh sẽ tham gia chương trình Sức sống mới của Đài Truyền hình Việt Nam, biểu diễn tại phòng trà ca nhạc Tiếng Xưa...
Hát để sẻ chia
“Ôi không ai thương xót cho mình, không ai chia sẻ chút tình mẫu thân. Một mình một bóng đơn côi, có ai biết được tôi cần tình thương, có ai biết được tôi cần mẹ yêu”... (Mẹ). Đó là một trong những ca khúc mới nhất mà Randy tự sáng tác và cũng là hành trang trong hành trình của anh về quê nhà tìm mẹ.
Không phải tự nhiên chàng ca sĩ mang trong mình hai dòng máu Mỹ, Việt này thường đề cập về đề tài mẹ - cha trong các sáng tác của mình. Anh bảo chính anh cũng chẳng biết mình sinh ra chính xác vào năm nào, “nghe đâu là năm 1971” nhưng trên giấy tờ anh thấy ghi sinh năm 1974. Gần 40 tuổi, anh chẳng biết gốc gác mình, chỉ biết rằng vừa chào đời, anh đã bị vứt bỏ ở một cô nhi viện tại Đà Nẵng. Chưa bao giờ trong anh lại thôi đặt câu hỏi: “Họ là ai? Họ như thế nào?”.
Nhiều lần, nửa đêm giật mình thảng thốt, sự dằn vặt đó chưa bao giờ thoát khỏi tâm trí anh. Những ca khúc chứa đựng nỗi niềm của chính anh bắt đầu ra đời. “Cha ơi, cha ở phương nào?/ Sao không về quê mẹ tìm con/ Tình phụ thân ai người chia sẻ/ Hỏi sao dòng đời lắm trái ngang/...” (Sau cuộc chiến-Randy). Dễ hiểu khi những ca khúc xuất phát từ chính trái tim anh lại có sức lay động biết bao trái tim người nghe. Anh bảo: “Tôi viết cho chính tôi đấy chứ. Nhưng có lẽ người nghe cảm thông với chặng đường đời mà tôi đã đi qua nên họ yêu thích nó. Đó là niềm an ủi của riêng tôi”.
Ở tuổi 40, anh bảo lần này về quê, anh nhất định hỏi rõ mẹ nuôi để biết mẹ ruột mình là ai. “Trước đây, khi còn trẻ, có lẽ có một nỗi đau vô hình nào đó luôn ngăn tôi lại.
Chẳng thà sống trong nỗi thắc mắc như thế còn hơn phải đón nhận một sự thật phũ phàng không như mình mong đợi. Nhưng giờ, tôi đã lớn rồi, cũng đã trải qua biết bao chuyện không như ý muốn trong đời, cũng đã được làm cha rồi nên tôi không còn ngại nữa. Dù sự thật như thế nào thì tôi cũng sẽ thanh thản chấp nhận nó. Tôi chỉ mong một lần được gặp mẹ, được biết tôi đã sinh ra như thế nào, được biết cha tôi là ai, dù chỉ qua tiềm thức của bà” - anh nói.
Tuổi thơ cơ cực
“Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ/ Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo/ Ngày nó sống kiếp lang thang/ Ngẩn ngơ như chim xa đàn, nghĩ mình tủi thân muôn vàn”. Ca khúc Nó của Anh Bằng anh đã hát không biết bao nhiêu lần, mỗi lần cất tiếng là anh đang hát về chính thân phận mình. “Một tuổi thơ rách nát với sự chờ đợi trong vô vọng về người mẹ của mình. Đó cũng là bức tranh của đời tôi đấy” - anh nghẹn ngào.
Đã có lúc Randy thấy đời mình còn may mắn bởi dẫu gì anh cũng có một gia đình riêng khi được cha mẹ nuôi ở Quảng Nam nhận về từ cô nhi viện. Nhưng đó cũng là những năm tháng ác mộng của đời anh. Anh kể gia đình mẹ nuôi nghèo lắm nên anh phải đi chăn bò phụ gia đình. Tính trẻ con ham chơi, anh thường để bò ăn lúa, khoai của hàng xóm. Hình phạt mà anh phải trải qua là đòn roi, bị cắt cơm và ngủ bụi.
“Có khi tôi phải ngủ lây lất trong nghĩa trang, phải kiếm củ khoai, củ chuối sống qua ngày” - anh nói. Người duy nhất anh có thể cảm nhận được tình thương từ gia đình này là cha nuôi. Nhưng dường như ông cũng bất lực trước những cơn tức giận của mẹ nuôi. Với anh, ông thực sự là gia đình: “Khi tôi bắt đầu cuộc sống mới trên đất Mỹ, người mà tôi nhớ đến với mong mỏi về thăm là cha nuôi và người bạn Mười Mẫn, đứa duy nhất chơi với tôi một cách tử tế và đã có lần cứu tôi thoát chết vì sụp hố nước trong một lần chăn bò ngoài đồng”.
Mọi thứ cứ thế trôi đi và điều đọng lại trong ký ức của đứa bé trên 10 tuổi chỉ là những trận đòn roi nhừ tử. Thế rồi, khi các con lai được đưa về Mỹ, cha mẹ nuôi bán anh cho một gia đình người Việt gốc Hoa. Bấy giờ, anh chẳng nhận ra điều gì nên tưởng đời mình sẽ đỡ khổ, được ăn cơm trắng, được đến trường, được yêu thương che chở.
Nhưng sự đời, chẳng ai biết trước được điều gì. Cơ bản, anh chỉ là một tấm giấy thông hành có giá trị cho gia đình này được đến Mỹ định cư. Chính vì vậy, sự hiện diện của anh trong gia đình ấy như cái bóng vô hình. Đã từng mất mát và hứng chịu sự ghẻ lạnh của người khác nên việc thêm một lần nữa bị ghẻ lạnh, với anh, cũng chẳng hề gì. Ngày đến đất Mỹ, cuộc đời Randy bước sang một trang khác tồi tệ hơn.
Trở thành ca sĩ từ đường phố
“Khi một chiếc vé máy bay đã được sử dụng, số phận của nó sẽ bị quẳng vào sọt rác. Cuộc đời tôi cũng đúng như thế khi đặt chân đến Mỹ. Từ chỗ cố gắng giấu nỗi khó chịu trong lòng, dần dà mọi người xem tôi như một cái gai.
Không thể chịu đựng hơn, tôi đề nghị được tự trang trải cuộc sống của mình bằng số tiền trợ cấp ít ỏi 180 USD/tháng (1/5 số tiền trợ cấp của chính phủ dành cho gia đình Randy ở Mỹ). Từ đó, tôi tự vẽ lên cuộc đời mình trên đường phố với công việc của một người thợ giặt ủi, cắt chỉ ở một xưởng may” - anh nhớ lại.
Anh đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp từ đường phố nhưng cũng bỏ đi không ít thành tựu của mình trên đường phố. Anh theo bạn bè đi chơi và giọng hát của anh được phát hiện từ những cuộc đi chơi ấy.
Chiến thắng tại cuộc thi tuyển giọng hát của một quán cà phê, anh được một số hãng băng đĩa người Việt chú ý. Từ đó, anh bắt đầu theo nghề hát. Randy cùng với Mỹ Huyền trở thành đôi song ca ăn khách trong các ca khúc trữ tình. Anh nhanh chóng trở thành ca sĩ độc quyền của các trung tâm băng đĩa của người Việt về dòng nhạc này.
Randy cũng như bất kỳ ai sinh ra trên cõi đời này, dù đang sống trong hoàn cảnh nào, cũng đều muốn biết người sinh ra mình. Nỗi khát khao ấy càng cháy bỏng trong anh mỗi khi đặt chân đến VN
Đã nhiều lần đứa con mang dòng máu Việt- Randy- trở về VN, nơi mà anh có những kỷ niệm về một tuổi thơ cực nhọc. Anh trở về để mong tìm gặp được người mẹ ruột, người đã bỏ rơi anh khi mới lọt lòng, nhưng đó là nguồn cội anh phải tìm về.
Lần trở lại này anh muốn làm nhiều việc hơn, xuất hiện trước công chúng nhiều hơn để mong tìm được mẹ. Anh sẽ tham gia chương trình Sức sống mới của Đài Truyền hình Việt Nam, biểu diễn tại phòng trà ca nhạc Tiếng Xưa...
Hát để sẻ chia
“Ôi không ai thương xót cho mình, không ai chia sẻ chút tình mẫu thân. Một mình một bóng đơn côi, có ai biết được tôi cần tình thương, có ai biết được tôi cần mẹ yêu”... (Mẹ). Đó là một trong những ca khúc mới nhất mà Randy tự sáng tác và cũng là hành trang trong hành trình của anh về quê nhà tìm mẹ.
Không phải tự nhiên chàng ca sĩ mang trong mình hai dòng máu Mỹ, Việt này thường đề cập về đề tài mẹ - cha trong các sáng tác của mình. Anh bảo chính anh cũng chẳng biết mình sinh ra chính xác vào năm nào, “nghe đâu là năm 1971” nhưng trên giấy tờ anh thấy ghi sinh năm 1974. Gần 40 tuổi, anh chẳng biết gốc gác mình, chỉ biết rằng vừa chào đời, anh đã bị vứt bỏ ở một cô nhi viện tại Đà Nẵng. Chưa bao giờ trong anh lại thôi đặt câu hỏi: “Họ là ai? Họ như thế nào?”.
Nhiều lần, nửa đêm giật mình thảng thốt, sự dằn vặt đó chưa bao giờ thoát khỏi tâm trí anh. Những ca khúc chứa đựng nỗi niềm của chính anh bắt đầu ra đời. “Cha ơi, cha ở phương nào?/ Sao không về quê mẹ tìm con/ Tình phụ thân ai người chia sẻ/ Hỏi sao dòng đời lắm trái ngang/...” (Sau cuộc chiến-Randy). Dễ hiểu khi những ca khúc xuất phát từ chính trái tim anh lại có sức lay động biết bao trái tim người nghe. Anh bảo: “Tôi viết cho chính tôi đấy chứ. Nhưng có lẽ người nghe cảm thông với chặng đường đời mà tôi đã đi qua nên họ yêu thích nó. Đó là niềm an ủi của riêng tôi”.
Ca sĩ Randy. Ảnh: C.T.V
Ở tuổi 40, anh bảo lần này về quê, anh nhất định hỏi rõ mẹ nuôi để biết mẹ ruột mình là ai. “Trước đây, khi còn trẻ, có lẽ có một nỗi đau vô hình nào đó luôn ngăn tôi lại.
Chẳng thà sống trong nỗi thắc mắc như thế còn hơn phải đón nhận một sự thật phũ phàng không như mình mong đợi. Nhưng giờ, tôi đã lớn rồi, cũng đã trải qua biết bao chuyện không như ý muốn trong đời, cũng đã được làm cha rồi nên tôi không còn ngại nữa. Dù sự thật như thế nào thì tôi cũng sẽ thanh thản chấp nhận nó. Tôi chỉ mong một lần được gặp mẹ, được biết tôi đã sinh ra như thế nào, được biết cha tôi là ai, dù chỉ qua tiềm thức của bà” - anh nói.
Tuổi thơ cơ cực
“Thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ/ Tuổi ấu thơ đã mang nhiều âu lo/ Ngày nó sống kiếp lang thang/ Ngẩn ngơ như chim xa đàn, nghĩ mình tủi thân muôn vàn”. Ca khúc Nó của Anh Bằng anh đã hát không biết bao nhiêu lần, mỗi lần cất tiếng là anh đang hát về chính thân phận mình. “Một tuổi thơ rách nát với sự chờ đợi trong vô vọng về người mẹ của mình. Đó cũng là bức tranh của đời tôi đấy” - anh nghẹn ngào.
Đã có lúc Randy thấy đời mình còn may mắn bởi dẫu gì anh cũng có một gia đình riêng khi được cha mẹ nuôi ở Quảng Nam nhận về từ cô nhi viện. Nhưng đó cũng là những năm tháng ác mộng của đời anh. Anh kể gia đình mẹ nuôi nghèo lắm nên anh phải đi chăn bò phụ gia đình. Tính trẻ con ham chơi, anh thường để bò ăn lúa, khoai của hàng xóm. Hình phạt mà anh phải trải qua là đòn roi, bị cắt cơm và ngủ bụi.
“Có khi tôi phải ngủ lây lất trong nghĩa trang, phải kiếm củ khoai, củ chuối sống qua ngày” - anh nói. Người duy nhất anh có thể cảm nhận được tình thương từ gia đình này là cha nuôi. Nhưng dường như ông cũng bất lực trước những cơn tức giận của mẹ nuôi. Với anh, ông thực sự là gia đình: “Khi tôi bắt đầu cuộc sống mới trên đất Mỹ, người mà tôi nhớ đến với mong mỏi về thăm là cha nuôi và người bạn Mười Mẫn, đứa duy nhất chơi với tôi một cách tử tế và đã có lần cứu tôi thoát chết vì sụp hố nước trong một lần chăn bò ngoài đồng”.
Mọi thứ cứ thế trôi đi và điều đọng lại trong ký ức của đứa bé trên 10 tuổi chỉ là những trận đòn roi nhừ tử. Thế rồi, khi các con lai được đưa về Mỹ, cha mẹ nuôi bán anh cho một gia đình người Việt gốc Hoa. Bấy giờ, anh chẳng nhận ra điều gì nên tưởng đời mình sẽ đỡ khổ, được ăn cơm trắng, được đến trường, được yêu thương che chở.
Nhưng sự đời, chẳng ai biết trước được điều gì. Cơ bản, anh chỉ là một tấm giấy thông hành có giá trị cho gia đình này được đến Mỹ định cư. Chính vì vậy, sự hiện diện của anh trong gia đình ấy như cái bóng vô hình. Đã từng mất mát và hứng chịu sự ghẻ lạnh của người khác nên việc thêm một lần nữa bị ghẻ lạnh, với anh, cũng chẳng hề gì. Ngày đến đất Mỹ, cuộc đời Randy bước sang một trang khác tồi tệ hơn.
Trở thành ca sĩ từ đường phố
“Khi một chiếc vé máy bay đã được sử dụng, số phận của nó sẽ bị quẳng vào sọt rác. Cuộc đời tôi cũng đúng như thế khi đặt chân đến Mỹ. Từ chỗ cố gắng giấu nỗi khó chịu trong lòng, dần dà mọi người xem tôi như một cái gai.
Không thể chịu đựng hơn, tôi đề nghị được tự trang trải cuộc sống của mình bằng số tiền trợ cấp ít ỏi 180 USD/tháng (1/5 số tiền trợ cấp của chính phủ dành cho gia đình Randy ở Mỹ). Từ đó, tôi tự vẽ lên cuộc đời mình trên đường phố với công việc của một người thợ giặt ủi, cắt chỉ ở một xưởng may” - anh nhớ lại.
Anh đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp từ đường phố nhưng cũng bỏ đi không ít thành tựu của mình trên đường phố. Anh theo bạn bè đi chơi và giọng hát của anh được phát hiện từ những cuộc đi chơi ấy.
Chiến thắng tại cuộc thi tuyển giọng hát của một quán cà phê, anh được một số hãng băng đĩa người Việt chú ý. Từ đó, anh bắt đầu theo nghề hát. Randy cùng với Mỹ Huyền trở thành đôi song ca ăn khách trong các ca khúc trữ tình. Anh nhanh chóng trở thành ca sĩ độc quyền của các trung tâm băng đĩa của người Việt về dòng nhạc này.
Thùy Trang(nld)