BNN
Hỏa Sơn
Trở lại “công trường K”
Ăn ngủ trên công trường
“Công trường K” là cụm từ của hàng trăm công nhân dùng để gọi công trình thế kỷ mà họ đang dồn công sức và tâm huyết để hoàn thành: Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng. Chúng tôi trở lại nơi đây sau hơn 2 năm công trình được khởi công xây dựng. Khu đất hoang vắng ngày nào giờ đã mọc lên những tòa nhà cao tầng khang trang. Khối nhà điều trị 10 tầng có hình vòng tay dang ra, hướng về phía Bắc. Tòa nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân cũng bước vào giai đoạn hoàn thiện. Dưới cái nắng như đổ lửa, hàng trăm công nhân đang gấp rút cho phần hạ tầng của khối nhà kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài việc làm công ăn lương, hơn 500 công nhân còn dồn hết nhiệt huyết của mình vì sự kỳ vọng, mong mỏi của nhiều người, đặc biệt là những người chẳng may có K (bệnh ung thư – P.V).
Quệt từng giọt mồ hôi tong tong nhỏ xuống chiếc áo bạc màu, anh Đoàn Vũ Khánh–công nhân Cty CP Euro Window trò chuyện: “Phần hồ thi công đến đâu chúng tôi tiến hành đo đạc, lắp cửa đến đó. Việc chỉnh sửa modul, vách kính nhôm đòi hỏi tỉ mỉ và cẩn thận. Có thời điểm chúng tôi phải tăng ca làm buổi trưa, buổi tối để kịp cho việc tô xây”. Hầu như các bộ phận thi công đều làm theo phương án cuốn chiếu và nối đuôi. Gần như không đơn vị nào có ngày nghỉ. Đến thời điểm này, hạng mục được tập trung nhân lực và máy móc nhiều nhất là khối Kỹ thuật nghiệp vụ do Cty CP Xây lắp thủy sản Việt Nam thi công.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
Hạng mục móng cọc bê-tông cốt thép đã hoàn thành khoảng 50% khối lượng với 20 nghìn mét dài cọc bê-tông 25x25. Dự kiến khoảng ngày 20-9 là hoàn thành phần ép cọc cho hạng mục này. Ông Võ Niệm, Chỉ huy trưởng công trình cho biết: “Chỉ tiêu chúng tôi đề ra là cuối năm nay sẽ hoàn thành phần thô công trình khối kỹ thuật. Vì mùa mưa sắp tới nên anh em liên tục làm tăng ca và cả những ngày nghỉ. Hầu hết công nhân ăn ngủ tại công trường luôn. Ngay cả bộ phận điều hành, chỉ huy cũng ít khi về nhà buổi trưa”.
Về tiến độ tổng thể, ông Lê Văn Tuyết–Phó Ban Quản lý dự án xây dựng TP Đà Nẵng kiêm trưởng Ban Điều hành công trình Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng cho biết, trong 4 hạng mục gồm nhà điều trị nội trú, tòa nhà hành chính, khối hội trường, nhà hàng và hạng mục sân nền thì 3 hạng mục đầu tiên sẽ hoàn thành vào khoảng 30-12. Nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân và nhà vĩnh biệt cũng sẽ xong vào cuối năm nay. Riêng hạng mục sân nền đã hoàn thành.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
Công nhân đúc cọc bê-tông cốt thép cho hạng mục khu kỹ thuật Bệnh viện Ung thư.
</td></tr></tbody></table>Gấp rút lo chuyện nhân sự và trang thiết bị
Theo dự kiến, ngày 19-5-2012, công trình Bệnh viện Ung thư sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Với quy mô 500 giường bệnh, 20 phòng khoa và trung tâm, người nghèo không chỉ ở Đà Nẵng mà nhiều nơi trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ được tầm soát, phát hiện sớm để chữa trị kịp thời bệnh ung thư. Ngoài việc chạy đua tiến độ trong công tác hoàn thiện công trình, Ban Quản lý dự án đang gấp rút cho công tác tuyển dụng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc. Theo lãnh đạo Hội Bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố, trong 6 tháng đầu năm đã phỏng vấn tuyển dụng 52 nhân viên chuyên môn, trong đó có 9 bác sĩ. TP Đà Nẵng cũng đã cử các bộ phận liên quan làm việc với các bệnh viện, Trường đại học Y dược TP HCM, Huế... để gửi nhân viên đã qua tuyển dụng đi đào tạo thực hành. Ngoài tiếp nhận tài trợ hiện vật từ Trung tâm Y tế Cedars – Sinai (Hoa Kỳ) tài trợ 109 giường Hillrom, 74 tấm nệm, 13 giá treo dịch truyền, 40 máy tính chuyên dụng quản lý bệnh nhân, Hội Bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh đã phối hợp với Sở Y tế xây dựng Đề án về trang thiết bị để UBND TP trình Chính phủ và được đồng ý hỗ trợ 350 tỷ đồng. Trong một cuộc họp mới đây, trên cương vị Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: “Ngoài việc chọn nhà cung cấp thiết bị y tế có thương hiệu trong lĩnh vực tầm soát và điều trị ung thư, đội ngũ y bác sĩ sẽ được đào tạo bài bản, cần thiết sẽ luân chuyển từ các bệnh viện khác của thành phố. Phải làm sao để người nghèo, người bất hạnh được hưởng lợi từ Bệnh viện này”.
Có thể nói, công trình Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng là công trình mà tính nhân văn của nó bắt đầu bằng ý tưởng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Đà Nẵng, với sự hỗ trợ thiết thực và kịp thời của các tổ chức, cá nhân khắp cả nước. Từ những người thợ cần mẫn trên công trường đến người điều hành quản lý, từ lãnh đạo thành phố đến đội ngũ nhân tài, trí thức, cả xã hội đang tiếp sức cho công trình ý nghĩa này sớm hoàn thành.
Đông A (CAĐN)