rcp
Administrator
Suy kiệt nguồn lợi thủy sản
Các xã vùng giữa huyện Lệ Thuỷ như An Thuỷ, Phong Thuỷ, Lộc Thuỷ, Hồng Thuỷ, Sơn Thuỷ... được coi là cái "rốn cá đồng" của tỉnh Quảng Bình. Ở đấy có những cánh đồng chiêm trũng thẳng cánh cò bay bao quanh phá Hạc Hải như cái "kho trời vô tận" cho dân làm nghề ở đây thu nguồn lợi hải sản quanh năm. Thế nhưng, những năm gần đây, người dân Lệ Thuỷ chủ yếu ăn cá biển không chỉ vì họ sợ ăn cá đồng, cua đồng bị nhiễm thuốc sâu mà đơn giản là nguồn cá đồng ở đây bị cạn kiệt.
Tận mắt chứng kiến cảnh ông T (người đã cho chúng tôi đi bắt cua đồng) dùng thuốc sâu để đánh bắt cua đồng mà chúng tôi rùng mình. Khi ông T xịt thuốc sâu Motox xuống nước, không chỉ cua đồng, mà nhiều loại cá tôm lớn nhỏ khác cũng đều "búng" khỏi mặt nước, chết phơi bụng. Với cách đánh bắt này, không biết vài năm nữa cánh đồng huyện Lệ Thuỷ có còn con cá, con tôm nào?
Gia đình ông Võ Văn Toại (làng An Xá, xã Lộc Thuỷ) bao đời sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên phá Hạc Hải. Những năm gần đây, ông Toại còn đấu thầu ruộng sâu ở cạnh phá để nuôi cá, nuôi cua nên kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Năm ngoái, ông Toại nghĩ ra cách nuôi cua đồng trên vùng ruộng mà mình đã đấu thầu, thu về hàng chục triệu đồng. Thế nhưng năm nay, lượng giống ông Toại thả xuống rất nhiều mà cua đồng thì không biết đi đâu biệt tăm hết cả. Khi phát hiện ra việc nhiều đối tượng đã dùng thuốc sâu để đánh bắt cua đồng, ông Toại mới tá hoả.
<table cellpadding="0" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr align="center"> <td>
</td> </tr> <tr align="center"> <td class="caption">Với những người dân bắt cua bằng cách thông thường, đi cả buổi cũng không chắc đủ bữa canh.</td> </tr> </tbody> </table>
"Họ đánh bắt kiểu đó thì không con gì có thể sống nổi đâu các anh ạ. Khi thuốc sâu được xịt xuống, cua đồng, tôm cá, kể cả con lươn, con chạch ở dưới bùn sâu gần 3m nước cũng phải trồi lên hết" - ông Toại lo lắng nói.
Nhiều người làm nghề đánh bắt thuỷ sản bằng các loại dụng cụ "thân thiện với môi trường" như nò, lờ, lọp, rớ, câu cần, câu giựt, lưới... đều cho biết, sản lượng thuỷ hải sản trên phá Hạc Hải mấy năm gần đây suy giảm nghiêm trọng. "Mấy người làm nghề như tui bây giờ mỗi đêm cũng chỉ kiếm được khoảng vài ba kg cá vụn là nhiều lắm rồi. Cá lớn, cá bé, con cua, con tôm đều bị mấy người đánh bắt trái luật vét sạch rồi" - một ngư dân ở xã An Thuỷ buồn bã nói.
Đã quá trưa, trên cánh đồng xã Sơn Thuỷ, một phụ nữ đang miệt mài bắt cua. Chị cho biết, đã đi từ sáng đến giờ nhưng trong giỏ cũng chưa đầy 1kg. Nhìn những vỏ bao thuốc sâu trên mặt nước, chị chán nản nói: Mấy năm trước, tui chỉ cần xách giỏ đi một vòng thì đầy, ăn không hết. Kiểu ni thì cua đồng ở Lệ Thuỷ sẽ tuyệt chủng mất thôi".
Khó ngăn chặn
Tình trạng đánh bắt cua đồng bằng thuốc sâu đã diễn ra từ lâu ở Lệ Thuỷ và rất nhiều người biết. Tại các chợ ở huyện Lệ Thuỷ, người dân đã tẩy chay với cua đồng, cá nhỏ... những thực phẩm xưa nay được coi là rất sạch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng ở Quảng Bình vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn.
Thậm chí khi PV nêu vấn đề này với ông Lê Văn Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Bình thì ông Lợi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Ông nói, đây là lần đầu tiên nghe đến vấn đề này.
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thông - Phó Chánh Thanh tra Sở NNPTNT Quảng Bình cho biết, ông đã nắm được thông tin và tổ chức lực lượng nhiều lần mật phục nhưng vẫn chưa bắt được đối tượng nào. "Giữa đồng không mông quạnh, lại có hàng trăm người làm nghề đánh bắt thuỷ sản, nên khó phát hiện ra những người dùng thuốc sâu đánh bắt thủy hải sản. Vả lại, chúng tôi là lực lượng dân sự nên rất khó tiếp cận, kiểm tra..." - ông Thông nói.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Công an xã Lộc Thuỷ cho biết, công an xã đã nhiều lần tổ chức lực lượng vây bắt nhưng đều không có kết quả. Theo ông Sáu, do địa hình phá Hạc Hải thuộc sự quản lý của nhiều xã, những đối tượng khi phát hiện công an của xã này đi tuần tra thì lại lẩn trốn qua địa bàn của xã khác.
Trong khi đó, không phải công an của xã nào cũng mặn mà với việc này, đơn giản vì họ biết đó là người của xã mình, bà con, anh em mình nên sợ đụng chạm. Việc triển khai giữa các xã với nhau không đồng bộ nên việc ngăn chặn không có hiệu quả. Việc xử phạt những vụ vi phạm này không hề đơn giản, bởi muốn lập được biên bản xử phạt phải bắt được quả tang, mà giữa biển trời mênh mông, việc đánh bắt lại diễn ra vào ban đêm nên khi nhận được tin báo, lực lượng công an đến nơi thì tang vật đã được phi tang...
Dùng thuốc Motox để đánh bắt cua là sai mục đích
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV cho biết hiện có hơn 3.800 tên hoạt chất có trong danh mục thuốc BVTV. Motox 5 EC là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm Cúc tổng hợp, phổ tác dụng rộng. Hoạt chất Alpha-Cypermethrin (đã được đăng ký ở Việt Nam) có trong Motox 5EC có tác dụng diệt trừ nhiều loại sâu hại ăn lá và chích hút trên nhiều loại cây trồng. Đây là loại thuốc trừ sâu có tác dụng diệt sâu nhanh và mạnh bằng con đường tiếp xúc, vị độc với liều sử dụng thấp. Motox 5 EC thuộc nhóm độc II, ít độc với động vật máu nóng, ít độc với cá, tương đối độc với ong và độc với cua. Vì thế ở một số địa phương bà con dùng Motox để diệt cua đồng phá hại lúa.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục BVTV, nếu dùng Motox 5 EC để đánh bắt cua để làm thực phẩm là sai mục đích. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nhất là sức khỏe của con người khi cua có thể được dùng làm thực phẩm.
Các xã vùng giữa huyện Lệ Thuỷ như An Thuỷ, Phong Thuỷ, Lộc Thuỷ, Hồng Thuỷ, Sơn Thuỷ... được coi là cái "rốn cá đồng" của tỉnh Quảng Bình. Ở đấy có những cánh đồng chiêm trũng thẳng cánh cò bay bao quanh phá Hạc Hải như cái "kho trời vô tận" cho dân làm nghề ở đây thu nguồn lợi hải sản quanh năm. Thế nhưng, những năm gần đây, người dân Lệ Thuỷ chủ yếu ăn cá biển không chỉ vì họ sợ ăn cá đồng, cua đồng bị nhiễm thuốc sâu mà đơn giản là nguồn cá đồng ở đây bị cạn kiệt.
Tận mắt chứng kiến cảnh ông T (người đã cho chúng tôi đi bắt cua đồng) dùng thuốc sâu để đánh bắt cua đồng mà chúng tôi rùng mình. Khi ông T xịt thuốc sâu Motox xuống nước, không chỉ cua đồng, mà nhiều loại cá tôm lớn nhỏ khác cũng đều "búng" khỏi mặt nước, chết phơi bụng. Với cách đánh bắt này, không biết vài năm nữa cánh đồng huyện Lệ Thuỷ có còn con cá, con tôm nào?
Gia đình ông Võ Văn Toại (làng An Xá, xã Lộc Thuỷ) bao đời sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên phá Hạc Hải. Những năm gần đây, ông Toại còn đấu thầu ruộng sâu ở cạnh phá để nuôi cá, nuôi cua nên kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Năm ngoái, ông Toại nghĩ ra cách nuôi cua đồng trên vùng ruộng mà mình đã đấu thầu, thu về hàng chục triệu đồng. Thế nhưng năm nay, lượng giống ông Toại thả xuống rất nhiều mà cua đồng thì không biết đi đâu biệt tăm hết cả. Khi phát hiện ra việc nhiều đối tượng đã dùng thuốc sâu để đánh bắt cua đồng, ông Toại mới tá hoả.
<table cellpadding="0" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr align="center"> <td>
"Họ đánh bắt kiểu đó thì không con gì có thể sống nổi đâu các anh ạ. Khi thuốc sâu được xịt xuống, cua đồng, tôm cá, kể cả con lươn, con chạch ở dưới bùn sâu gần 3m nước cũng phải trồi lên hết" - ông Toại lo lắng nói.
Nhiều người làm nghề đánh bắt thuỷ sản bằng các loại dụng cụ "thân thiện với môi trường" như nò, lờ, lọp, rớ, câu cần, câu giựt, lưới... đều cho biết, sản lượng thuỷ hải sản trên phá Hạc Hải mấy năm gần đây suy giảm nghiêm trọng. "Mấy người làm nghề như tui bây giờ mỗi đêm cũng chỉ kiếm được khoảng vài ba kg cá vụn là nhiều lắm rồi. Cá lớn, cá bé, con cua, con tôm đều bị mấy người đánh bắt trái luật vét sạch rồi" - một ngư dân ở xã An Thuỷ buồn bã nói.
Đã quá trưa, trên cánh đồng xã Sơn Thuỷ, một phụ nữ đang miệt mài bắt cua. Chị cho biết, đã đi từ sáng đến giờ nhưng trong giỏ cũng chưa đầy 1kg. Nhìn những vỏ bao thuốc sâu trên mặt nước, chị chán nản nói: Mấy năm trước, tui chỉ cần xách giỏ đi một vòng thì đầy, ăn không hết. Kiểu ni thì cua đồng ở Lệ Thuỷ sẽ tuyệt chủng mất thôi".
Khó ngăn chặn
Tình trạng đánh bắt cua đồng bằng thuốc sâu đã diễn ra từ lâu ở Lệ Thuỷ và rất nhiều người biết. Tại các chợ ở huyện Lệ Thuỷ, người dân đã tẩy chay với cua đồng, cá nhỏ... những thực phẩm xưa nay được coi là rất sạch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng ở Quảng Bình vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn.
Thậm chí khi PV nêu vấn đề này với ông Lê Văn Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Quảng Bình thì ông Lợi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên. Ông nói, đây là lần đầu tiên nghe đến vấn đề này.
Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thông - Phó Chánh Thanh tra Sở NNPTNT Quảng Bình cho biết, ông đã nắm được thông tin và tổ chức lực lượng nhiều lần mật phục nhưng vẫn chưa bắt được đối tượng nào. "Giữa đồng không mông quạnh, lại có hàng trăm người làm nghề đánh bắt thuỷ sản, nên khó phát hiện ra những người dùng thuốc sâu đánh bắt thủy hải sản. Vả lại, chúng tôi là lực lượng dân sự nên rất khó tiếp cận, kiểm tra..." - ông Thông nói.
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Công an xã Lộc Thuỷ cho biết, công an xã đã nhiều lần tổ chức lực lượng vây bắt nhưng đều không có kết quả. Theo ông Sáu, do địa hình phá Hạc Hải thuộc sự quản lý của nhiều xã, những đối tượng khi phát hiện công an của xã này đi tuần tra thì lại lẩn trốn qua địa bàn của xã khác.
Trong khi đó, không phải công an của xã nào cũng mặn mà với việc này, đơn giản vì họ biết đó là người của xã mình, bà con, anh em mình nên sợ đụng chạm. Việc triển khai giữa các xã với nhau không đồng bộ nên việc ngăn chặn không có hiệu quả. Việc xử phạt những vụ vi phạm này không hề đơn giản, bởi muốn lập được biên bản xử phạt phải bắt được quả tang, mà giữa biển trời mênh mông, việc đánh bắt lại diễn ra vào ban đêm nên khi nhận được tin báo, lực lượng công an đến nơi thì tang vật đã được phi tang...
Dùng thuốc Motox để đánh bắt cua là sai mục đích
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV cho biết hiện có hơn 3.800 tên hoạt chất có trong danh mục thuốc BVTV. Motox 5 EC là loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm Cúc tổng hợp, phổ tác dụng rộng. Hoạt chất Alpha-Cypermethrin (đã được đăng ký ở Việt Nam) có trong Motox 5EC có tác dụng diệt trừ nhiều loại sâu hại ăn lá và chích hút trên nhiều loại cây trồng. Đây là loại thuốc trừ sâu có tác dụng diệt sâu nhanh và mạnh bằng con đường tiếp xúc, vị độc với liều sử dụng thấp. Motox 5 EC thuộc nhóm độc II, ít độc với động vật máu nóng, ít độc với cá, tương đối độc với ong và độc với cua. Vì thế ở một số địa phương bà con dùng Motox để diệt cua đồng phá hại lúa.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Cục BVTV, nếu dùng Motox 5 EC để đánh bắt cua để làm thực phẩm là sai mục đích. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và nhất là sức khỏe của con người khi cua có thể được dùng làm thực phẩm.
<cite id="yui_3_5_1_1_1354341508769_5214" class="byline vcard">Vef.vn
</cite>
</cite>