[Xã hội] Bất cập trong quản lý thức ăn đường phố

Congvien_it

Moderator
Bất cập trong quản lý thức ăn đường phố


(ĐNĐT) - Lâu nay, người dân thường có thói quen sử dụng các loại thức ăn đường phố (TĂĐP) bởi sự tiện lợi, giá thành lại rẻ. Song, các loại thức ăn này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), có thể gây ngộ độc và các dịch bệnh liên quan. Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở kinh doanh TĂĐP này đang gặp nhiều khó khăn.
Khó kiểm soát!
Sau vụ ngộ độc mới đây làm 27 người dân (trong đó có 5 trẻ em) bị đau bụng, tiêu chảy, mất nước... do cùng ăn bánh mì mua tại cơ sở bánh mì bán dạo của bà Thái (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) và phải nhập viện điều trị, người dân càng lo lắng hơn trước nguy cơ mất ATVSTP tại các cơ sở kinh doanh TĂĐP.
Tuy nhiên, qua khảo sát quanh các tuyến đường trên địa bàn các quận: Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, Liên Chiểu - những nơi vốn tập trung nhiều người buôn bán hàng rong nhất - cho thấy các điều kiện chế biến, bảo quản thức ăn chưa đảm bảo.


<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr> <td>
images860768_Banh_mi_ko_tap_de.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;">Một yêu cầu cơ bản là phải sử dụng tạp dề trong khi buôn bán, nhưng đa số cơ sở kinh doanh TĂĐP chưa làm được.

</td> </tr> </tbody> </table> Điều đáng nói là vẫn còn phổ biến tình trạng người bán hàng rong vi phạm các quy tắc ATVSTP như: bày bán thức ăn không đúng cách, không có đồ che chắn kỹ lưỡng… . Ngay cả với một yêu cầu cơ bản là phải sử dụng tạp dề trong khi buôn bán, thì đa số cơ sở kinh doanh TĂĐP chưa làm được.
Khi được hỏi về các yêu cầu, quy định cơ bản để được đủ điều kiện kinh doanh TĂĐP, một số người bán TĂĐP chọn cách im lặng, trong khi số khác thì chung nội dung trả lời: "Chúng tôi bán bao lâu nay chưa có ai bị ngộ độc thì lo cái gì (!?)". Đáp án không khiến chúng tôi bất ngờ. Bởi điều này dường như đã có từ rất lâu trong suy nghĩ chủ quan của họ.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Châu 1 (quận Hải Châu) - một phường ở khu vực trung tâm của Đà Nẵng thì đây là nơi số cơ sở hàng rong, TĂĐP tập trung nhiều nhất, với khoảng 200 cơ sở. Trong đó, chỉ có 80 cơ sở có địa điểm bán cố định, thường xuyên được hướng dẫn, tập huấn về đảm bảo ATVSTP.
“Còn với các hộ buôn bán hàng rong không có mặt bằng cố định thì rất khó quản lý. Đa số các hộ này đều chưa được cấp Giấy chứng nhận ATVSTP, chưa được khám sức khỏe… Dù mời nhiều lần, song họ cũng không đi nhưng lại cũng chẳng có chế tài xử lý nên việc quản lý các trường hợp này là rất khó khăn”, bà Hà thừa nhận.
Hiện phường Hải Châu 1 chưa có cán bộ chuyên trách về vấn đề ATVSTP, trong khi Trạm y tế phường chỉ có một nhân viên y tế, lại phải kiêm nhiệm thêm công việc này thì rõ ràng, lực lượng vấn quá ít, quá mỏng so với yêu cầu. Lực lượng kiêm nhiệm này thường thiếu trang thiết bị, dụng cụ, thiếu năng lực nghiệp vụ… nên việc kiểm tra các sai phạm trong vấn đề liên quan đến ATVSTP là chưa đảm bảo.


Còn nhiều bất cập
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP thành phố Đà Nẵng, hiện toàn thành phố có hơn 3.000 điểm bán TAĐP. Tuy nhiên, cơ quan chức năng chỉ quản lý được những điểm bán TAĐP có vị trí cố định. Còn đối với những loại hàng rong lưu động khắp nơi thì lực lượng cán bộ ngành từ thành phố tới xã, phường còn rất mỏng nên khó quản lý cho xuể.
Ông Tiến cũng đồng quan điểm với bà Hà khi cho rằng, hiện những cơ sở hàng rong do cấp phường, xã trực tiếp quản lý, song ở đó không có lực lượng chuyên trách về vấn đề ATVSTP mà thường cử một cán bộ y tế kiêm nhiệm nên còn có nhiều bất cập.
“Ngay cả đối với cấp quận, huyện cũng chưa có lực lượng chuyên trách về vấn đề này. Còn Thanh tra của Chi cục lại quá ít nên thực sự khó để hỗ trợ hết”, ông Tiến chia sẻ.


<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr> <td>
images860769_Tay_khong_boc_banh.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;">
Tay không bốc bánh.

</td> </tr> </tbody> </table> Việc Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định về các điều kiện ATVSTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh TĂĐP chính thức có hiệu lực từ ngày 20-1 vừa qua là một sự “tuyên chiến” với thức ăn đường phố, giải tỏa phần nào nỗi lo của người dân. Thế nhưng, trong khi hàng rong quá nhiều, lực lượng quản lý thì không tương xứng, vấn đề quản lý ATVSTP của nhóm TĂĐP sẽ còn nhiều khó khăn.
Điều đáng nói, những quy định, chế tài xử phạt đối với cơ sở hàng rong, TĂĐP còn khá nhiều "lỗ hổng" lớn. Đơn cử, cơ sở hàng rong thường bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trong khi quy định lại không bắt buộc lưu mẫu trong ngày. Đây thực sự là mối nguy hại lớn, bởi khi xảy ra ngộ độc thì hầu như các mẫu đã bán hết mà không kịp thời ngăn chặn, khiến số lượng nạn nhân tăng thêm.
Cũng vì thế, khi các cơ quan chức năng tới kiểm tra cũng khó biết được chính xác là nguồn gốc mẫu nào bị ôi thiu, không đảm bảo ATVSTP, nên không thể tìm ra được nguồn gốc cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn. Điều này đồng nghĩa với việc khó kiểm tra, xử phạt tận gốc, mà chỉ “cắt” được phần “ngọn”.
Bên cạnh đó, dù gây ra ngộ độc nặng, nhưng cơ sở vi phạm đó chỉ bị tạm thời đình chỉ cho đến khi khắc phục và kiểm tra lại, nếu thấy đảm bảo được các tiêu chuẩn quy định về ATVSTP, thì cho tiếp tục hoạt động. Mức xử phạt cũng chỉ từ 3-5 triệu đồng nên không có tính răn đe đối với các cơ sở vi phạm.
Thiết nghĩ, bên cạnh các giải pháp của ngành chức năng, để bảo đảm ATVSTP đối với TĂĐP, bảo đảm cho sức khoẻ cộng đồng, việc quan trọng hơn cả là tập trung nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Cùng với đó, người tiêu dùng cũng cần tự trang bị những kiến thức về vấn đề ATVSTP, nên tẩy chay những quán ăn vỉa hè, đường phố không đảm bảo điều kiện; đồng thời, thông báo cho cơ quan quản lý phát hiện và xử lý kịp thời các quán ăn đường phố không tuân thủ và đảm bảo các điều kiện ATVSTP.


<table class="quote center" align="center" height="381" width="525"> <tbody> <tr> <td> Tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm
Bộ Y tế đang soạn thảo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm của Chủ tịch UBND cấp xã, huyện..
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 91/2012/NĐ-CP, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có giá trị đến 2 triệu đồng. Tại dự thảo, Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt đến 5 triệu đồng.
Dự thảo cũng nâng thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện từ 30 triệu đồng lên 50 triệu đồng đối với các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở thuộc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương có quyền phạt đến 50 triệu đồng (theo quy định hiện hành là 30 triệu đồng).
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương thay vì có quyền phạt đến 70 triệu đồng như quy định hiện hành, dự thảo cũng đề xuất tăng thẩm quyền phạt lên đến 140 triệu đồng.
Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được đề xuất có quyền phạt đến 500.000 đồng thay vì phạt 200.000 đồng như quy định hiện hành. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cũng có quyền phạt đến 25 triệu thay vì 5 triệu như quy định hiện hành.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thay vì có quyền phạt đến 20 triệu đồng như quy định hiện hành cũng được đề xuất nâng thẩm quyền phạt đến 50 triệu đồng.
</td> </tr> </tbody> </table>
Bài và ảnh: Đắc Mạnh
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
C [Kinh tế] Những bất cập của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư Tin tức 24h 0
C [Giáo dục] Những bất cập trong dạy và học môn ngữ văn Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Nhà ở xã hội tại Đà Nẵng: quá nhiều bất cập Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Bất cập ở chung cư thu nhập thấp Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Bất cập làng đại học Đà Nẵng “treo” hơn 15 năm Tin tức 24h 3
C [Kinh tế] Kết quả thu hút đầu tư vào các KCN-CX tại Đà Nẵng - Còn nhiều bất cập Tin tức 24h 0
bachsa Thông điệp của Thành Long: Hàng giả - Lợi bất cập hại-Kho sách trực tuyến Xây dựng thương hiệu 0
bachsa Thuế VAT sau 13 năm vẫn nhiều bất cập Thông tin thuế 0
V VR360 bất động sản, cụm từ phổ biến của ngành bất động sản trong năm 2021 Nhà đất Đà Nẵng 0
T Thành công bền vững trong đầu tư bất động sản Nhà đất Đà Nẵng 0
T [Căn hộ cao cấp] Dự án đất cảng - Chuyên trang dự án bất động sản Hải Phòng Nhà đất Đà Nẵng 1
B [Hồ Chí Minh] Thị trường bất động sản Đà Nẵng - khi nào “chạm đáy”? Nhà đất Đà Nẵng 0
B [Hồ Chí Minh] Bất động sản cho thuê đang trở thành kênh đầu tư tốt Nhà đất Đà Nẵng 0
B [Hồ Chí Minh] Công nghệ sẽ thúc đẩy bất động sản 2021 chuyển mình mạnh mẽ Nhà đất Đà Nẵng 0
B [Hồ Chí Minh] Căn hộ cao cấp vẫn tăng giá bất chấp dịch Covid-19 Nhà đất Đà Nẵng 0
B [Hồ Chí Minh] Nhà đầu tư ôm lời lớn ở thị trường bất động sản Long An Nhà đất Đà Nẵng 0
V [Dịch Vụ] Trải nghiệm công nghệ thực tế ảo trong bất động sản và trong khu nghỉ dưỡng QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V [Dịch Vụ] Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào ngành Bất động sản QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
Q Cảnh báo trò lừa đảo mới: Nhiều mẫu điện thoại bất ngờ giảm giá sốc hơn 50% Thủ thuật - Mẹo vặt 0
V [Nhà Đất] Công nghệ thực tế ảo - Bước đột phá trong ngành Bất Động Sản QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V [Khác] Xài hộp xốp, chai nhựa: Sự vô tình đầy bất trắc QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V Mua bán bất động sản an toàn mùa Covy GIAO LƯU - BÀN LUẬN 0
V [Tin tức] Các nguyên tắc “cứu vãn” doanh thu ngành bất động sản thời Covid Marketing 0
C Gỡ nút thắt tâm lý cho bất động sản Đầu tư Đà Nẵng 0
BNN [Địa ốc] Bất động sản Đà Nẵng, ế vẫn không giảm giá Tin tức 24h 0
C "Bơm" 30.000 tỷ đồng kích cầu bất động sản Đầu tư Đà Nẵng 1
C Bất động sản Đà Nẵng tiếp tục ảm đạm, giá vẫn không giảm! Đầu tư Đà Nẵng 0
C Bất động sản Đà Nẵng: Chủ đầu tư kiên trì giữ giá Đầu tư Đà Nẵng 0
C [Đà Nẵng] Bất động sản Đà Nẵng: Hết “kỳ vọng pháo hoa” Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] HĐND TP Đà Nẵng lại họp bất thường, tìm người thay ông Nguyễn Bá Thanh Tin tức 24h 0
C [Giáo dục] ĐH Kiến trúc Đà Nẵng “bất chấp” Bộ GD&ĐT Tin tức 24h 6
C [Kinh tế] 'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do' Tin tức 24h 1
C [Đà Nẵng] Tiềm năng bất động sản phía nam Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Việt Nam] Bất động sản tiếp tục dò đáy Tin tức 24h 1
rcp [Ý tưởng] 'Cứu bất động sản biết bao tiền cho đủ?' KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
C [Tin chứng khoán] Chứng khoán, bất động sản vẫn khó đi vay Chứng khoán Đà Nẵng 0
C [Tin chứng khoán] Chứng khoán bất ngờ tăng mạnh (6/2) Chứng khoán Đà Nẵng 0
C [Đà Nẵng] Thời điểm công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng 'không bất thường' Tin tức 24h 0
rcp [Đà Nẵng] Đang giết lái xe ôm cướp của, bất ngờ gặp công an Tin tức 24h 0
BNN [Thương hiệu] Thành công của nhãn hàng cao cấp tại Nhật Bản và tương lai bất định Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Marketing] 36 kế trong kinh doanh bất động sản Xây dựng thương hiệu 0
S [Giáo dục] ĐH Kiến trúc Đà Nẵng “bất chấp” Bộ GD&ĐT Tin tức 24h 0
rcp [Miền trung] Bất lực ngăn chặn bắt cua đồng bằng... thuốc sâu Tin tức 24h 0
rcp [Tin chứng khoán] Bất ngờ với cổ tức hàng chục tỷ đồng của nhiều đại gia chứng khoán Chứng khoán Đà Nẵng 0
rcp [Ý tưởng] 'Cứu bất động sản chỉ còn cách hạ giá' KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
T [Sự kiện] IS PASSION - đông nghẹt bất chấp trời mưa bão ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] Bất động sản chiếm 70% vốn FDI tại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
V [Kiến thức] PVL: Bất động sản Điện Lực Dầu Khí-Mảnh đất màu mỡ Chứng khoán Đà Nẵng 0
C M.U bất ngờ muốn giành van Persie với Man City Tin Thể thao 24h 1
BNN [Xã hội] 25 người vượt biên bất thành Tin tức 24h 0

Similar threads

Top