BNN
Hỏa Sơn
Lễ hội rước cộ - một cái tên nghe rất ngộ, nhưng đó là lễ hội có từ lâu và trở thành truyền thống của người dân Bình Triều, nhất là chợ Được. Là lễ hội mang tính tâm linh, nhưng qua đây, thể hiện nét văn hóa đoàn kết; nhất là nơi mà nghệ thuật dàn dựng, đóng vai, diễn xuất trang trí được "khai phá" bởi nhiều nghệ nhân. Lẽ ra BNN viết thêm về chủ đề này vì có chút hiểu biết, nhưng đã có người viết khá đầy đủ và khá ...hay, nên xin đăng lại bài viết st để các bạn tiện tham khảo:
Rước cộ Bà Chợ Được là một hình thức nghệ thuật thông qua các trò diễn xướng dân gian chứa nhiều giá trị nổi bật, quan trọng nhất là giá trị tâm linh, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, luật tục, lễ nghi, cố kết cộng đồng. Đây là cầu nối tâm linh giữa con người với nhau, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hoá tinh thần của dân tộc. “Cộ” có nghĩa là “Kiệu”, các nghệ nhân trang trí một bàn cộ để khiêng đi, Rước cộ Bà là dùng kiệu để nghinh Bà, sắc phong của Bà đi quanh chợ và khu vực lân cận Lăng Bà.
Theo tài liệu còn lưu giữ từ gốc chữ Hán “Thần Nữ Linh Ứng Truyện” của ông Nguyễn Bội Bửu được sao dịch, Bà có tên là Nguyễn Thị Của sinh ngày 25/02/1799 tại Châu Phiếm Ái, Tổng Mỹ Hoà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Bà mất năm 1817.
Sự ra đời của Bà rất kỳ lạ, là con nhà giàu có, sinh nơi khuê các nhưng lại có bụi hồng mù mịt, mây trắng bồng bềnh, tiếng nói sang sảng, người đẩy đà, trắng trẻo như tuyết, da thịt nõn nà, bước đi khác thường, lúc chết Bà rất linh thiêng và tôn hiển, biến hoá thần thông để trị tội bọn quan tham. Bà hiển linh tại làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), trước cảnh “Sa thuỷ hữu tình”, ý định của Bà muốn tụ tập, xây dựng nơi đây thành chợ để mua bán, trao đổi hàng hoá. Bà hoá thành một thiếu nữ xinh đẹp độ chừng 18 tuổi làm nghề bán nước, đổi trầu; dần dần Chợ Được mua bán sầm uất, nhiều người qua lại, tên Chợ Được ra đời lúc bấy giờ, “Chợ Được” có nghĩa là “Đắc thị”.
Để ghi nhớ công ơn Bà sáng lập ra Chợ Được, nhân dân lập miếu thờ gọi là Lăng Bà và được triều đình tặng sắc phong “Thần Nữ Linh Ứng - Nguyễn Thị Đẳng Thần”. Tưởng nhớ công đức của Bà, hằng năm người dân làng Chợ Được tổ chức tế lễ và rước sắc phong vào ngày 11 tháng Giêng_Âm lịch (ngày nhận sắc phong đầu tiên). Lễ hội cộ ngoài bàn kiệu chính là Sắc phong và Ngai của Bà, các nghệ nhân còn dựng lên các tích tuồng truyền thống của dân tộc Việt Nam để lễ hội thêm đa dạng và phong phú.
Rước cộ Bà Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là một lễ hội truyền thống văn hoá đặc sắc của quê hương dịp đầu xuân năm mới, được địa phương bảo tồn và phát huy. Năm nay, lễ hội Rước cộ có thêm lễ đón nhận bằng di tích văn hoá cấp tỉnh: Lăng Bà Chợ Được, là niềm vui của nhân dân địa phương. Phần cộ có 02 xe hoa và 03 bàn cộ, xe hoa đi đầu kiện chân dung Bác Hồ và bằng di tích văn hoá cấp tỉnh, xe thứ hai nghinh sắc phong và ngai của Bà, ba bàn cộ đi sau được các nghệ nhân tái hiện lại sự tích hồ Hoàn Kiếm, Thạch Sanh – Lý Thông và chiến thắng Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
Rước cộ Bà Chợ Được là một hình thức nghệ thuật thông qua các trò diễn xướng dân gian chứa nhiều giá trị nổi bật, quan trọng nhất là giá trị tâm linh, văn hoá, nghệ thuật, điêu khắc, tạo hình, sân khấu, luật tục, lễ nghi, cố kết cộng đồng. Đây là cầu nối tâm linh giữa con người với nhau, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá ở làng xã, bảo tồn những vốn quý của di sản văn hoá tinh thần của dân tộc. “Cộ” có nghĩa là “Kiệu”, các nghệ nhân trang trí một bàn cộ để khiêng đi, Rước cộ Bà là dùng kiệu để nghinh Bà, sắc phong của Bà đi quanh chợ và khu vực lân cận Lăng Bà.
Theo tài liệu còn lưu giữ từ gốc chữ Hán “Thần Nữ Linh Ứng Truyện” của ông Nguyễn Bội Bửu được sao dịch, Bà có tên là Nguyễn Thị Của sinh ngày 25/02/1799 tại Châu Phiếm Ái, Tổng Mỹ Hoà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay thuộc xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, Bà mất năm 1817.
Sự ra đời của Bà rất kỳ lạ, là con nhà giàu có, sinh nơi khuê các nhưng lại có bụi hồng mù mịt, mây trắng bồng bềnh, tiếng nói sang sảng, người đẩy đà, trắng trẻo như tuyết, da thịt nõn nà, bước đi khác thường, lúc chết Bà rất linh thiêng và tôn hiển, biến hoá thần thông để trị tội bọn quan tham. Bà hiển linh tại làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), trước cảnh “Sa thuỷ hữu tình”, ý định của Bà muốn tụ tập, xây dựng nơi đây thành chợ để mua bán, trao đổi hàng hoá. Bà hoá thành một thiếu nữ xinh đẹp độ chừng 18 tuổi làm nghề bán nước, đổi trầu; dần dần Chợ Được mua bán sầm uất, nhiều người qua lại, tên Chợ Được ra đời lúc bấy giờ, “Chợ Được” có nghĩa là “Đắc thị”.
Để ghi nhớ công ơn Bà sáng lập ra Chợ Được, nhân dân lập miếu thờ gọi là Lăng Bà và được triều đình tặng sắc phong “Thần Nữ Linh Ứng - Nguyễn Thị Đẳng Thần”. Tưởng nhớ công đức của Bà, hằng năm người dân làng Chợ Được tổ chức tế lễ và rước sắc phong vào ngày 11 tháng Giêng_Âm lịch (ngày nhận sắc phong đầu tiên). Lễ hội cộ ngoài bàn kiệu chính là Sắc phong và Ngai của Bà, các nghệ nhân còn dựng lên các tích tuồng truyền thống của dân tộc Việt Nam để lễ hội thêm đa dạng và phong phú.
Rước cộ Bà Chợ Được, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là một lễ hội truyền thống văn hoá đặc sắc của quê hương dịp đầu xuân năm mới, được địa phương bảo tồn và phát huy. Năm nay, lễ hội Rước cộ có thêm lễ đón nhận bằng di tích văn hoá cấp tỉnh: Lăng Bà Chợ Được, là niềm vui của nhân dân địa phương. Phần cộ có 02 xe hoa và 03 bàn cộ, xe hoa đi đầu kiện chân dung Bác Hồ và bằng di tích văn hoá cấp tỉnh, xe thứ hai nghinh sắc phong và ngai của Bà, ba bàn cộ đi sau được các nghệ nhân tái hiện lại sự tích hồ Hoàn Kiếm, Thạch Sanh – Lý Thông và chiến thắng Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.