bachsa
Moderator
Rất nhiều những trường hợp bị mất việc, mất chức với lý do "không giống ai". Trong khi người lao động bất bình, đưa vụ việc khiếu nại đến các cơ quan, đoàn thể thì lãnh đạo các đơn vị lại luôn đưa ra được những lý do "xác đáng" cho quyết định của mình.
Chúng tôi xin tổng hợp lại những trường hợp bị điều chuyển công tác "dở khóc, dở cười" nhất năm 2009.
Thừa... 2 mâm cỗ cưới = mất chức
Ông Nguyễn Hữu Dàng, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng kiêm Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng Quận Hà Đông nhận được quyết định điều chuyển công tác sau khi tổ chức đám cưới cho con trai với 42 mâm cỗ, nhiều hơn 2 mâm so với quy định của Quận ủy.
Vụ việc được ông Dàng trình bày như sau: Ngày 20/3/2009, gia đình ông tổ chức đám cưới cho con trai tại một khách sạn trên địa bàn quận Hà Đông. Hai gia đình nhà trai và nhà gái cùng làm hợp đồng chung với khách sạn, mỗi gia đình đặt 40 mâm. Đến ngày cưới, một số bạn bè cựu chiến binh, thương binh của ông Dàng biết tin đã kéo đến chúc mừng dù không được mời. Vì vậy, nhà ông Dàng đã làm thêm 2 mâm.
Đến tháng 7/2009, ông Dàng được một số lãnh đạo quận Hà Đông cho biết có kiến nghị cho rằng gia đình ông tổ chức cưới vượt mâm theo Chương trình 06. Tưởng chuyện đùa nên ông Dàng không để ý đến. Bất ngờ tháng 10/2009, chuyện đùa hóa thật, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Quận ủy Hà Đông thành lập tổ công tác thẩm tra, xác minh, làm rõ vụ việc liên quan đến cỗ cưới nhà ông Dàng.
Cuối tháng 11, UBKT thông báo kết luận ông Nguyễn Hữu Dàng tổ chức cưới cho con trai 42 mâm, vượt 2 mâm theo quy định. Ủy ban này yêu cầu ông Dàng làm bản kiểm điểm, cấp ủy chi bộ tại nơi ông này công tác tổ chức hội nghị kiểm điểm về việc thừa mâm cưới.
Trong thông báo Kết luận Hội nghị Ban thường vụ Quận ủy Hà Đông, ông Lê Hồng Thăng – Bí thư Quận ủy "tuyên bố": nhất trí hình thức kỷ luật khiển trách đối với việc ông Nguyễn Hữu Dàng. Giao UBND quận xét kỷ luật về chính quyền đối với ông Dàng và ra quyết định điều đồng chuyển công tác về Ban bồi thường GPMB.
Trao đổi với báo chí, bà Đỗ Thị Hữu - Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Hà Đông - cho biết: Chương trình thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa (Chương trình 06 – CT/TH.u) được tổ chức thực hiện từ tháng 1/2009 nhận được sự quan tâm, đồng tình rất cao của nhân dân và lãnh đạo thành phố. Cán bộ lãnh đạo thuộc Quận ủy quản lý nếu vi phạm trước mắt là phải chuyển công tác khác, sau đó tùy mức độ, tính chất vi phạm có hình thức xử lý kỷ luật thỏa đáng.
“Ngay trước khi đám cưới của con trai đồng chí Dàng diễn ra, vợ đồng chí đã ký vào bản cam kết thực hiện nghiêm túc Chương trình 06 vậy nên không lý gì đồng chí Dàng lại không biết”, bà Hữu cho biết. Do đó, việc xử lý thuyên chuyển công tác ông Nguyễn Hữu Dàng theo đúng tinh thần của Chương trình 06 và không phải là trường hợp cá biệt tại quận Hà Đông. Trước đó, một vị Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tại địa phương cũng bị kỷ luật với hình thức tương tự.
Chỉ tuyển Cao đẳng nên phải loại... Đại học?!
Chỉ trong 1 thời ngắn, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình đã ra 2 quyết định trái chiều đẩy một viên chức trúng tuyển đang công tác tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Bố Trạch vào cảnh mất việc chỉ vì viên chức này có trình độ cao hơn nhu cầu tuyển dụng.
Chị Trần Thị Diệu Hương (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch), kỹ sư Công nghệ Chế biến Thực phẩm đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp (thuộc Sở Y tế Quảng Bình). Ngày 2/1/2007, Sở Nội vụ Quảng Bình đã có quyết định số 11/QĐ-SNV công nhận kết quả tuyển dụng viên chức đối với 67 người trong đó có Hương.
Ngày 17/1/2007, ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (TTYT DP) huyện Bố Trạch đã ký hợp đồng lao động với Trần Thị Diệu Hương thời gian là 1 năm (đến 17/1/2008) và bố trí chị vào làm tại khoa y tế công cộng.
Sau hơn 3 tháng làm việc, chị Hương luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm hợp đồng lao động. “Đùng 1 cái” TTYT DP có quyết định số 50/YTDP chấm dứt hợp đồng không có lý do chỉ cho chị hưởng tháng lương cuối cùng.
Tìm hiểu chị Hương mới vỡ ra rằng mình bị thôi việc là do ngày 4/4/2007, Sở Nội vụ đã ra tiếp quyết định số 533/QĐ-SNV không công nhận kết quả trúng tuyển viên chức của chị với lý do, chị Hương không thuộc đối tượng quy định tại văn bản 1135-SNV (ngày 6/10/2006) của Sở Nội vụ.
Tại đề án xét tuyển niêm yết công khai ghi rõ “tiêu chuẩn xét tuyển là cử nhân, cao đẳng ngành công nghệ thực phẩm; phương thức xét tuyển là dựa vào từ cao đến thấp”.
Theo ông Diệp Xuân Giữ, Phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Bình, do khi tuyển dụng Sở Nội vụ không nắm chắc được đề án của Sở Y tế Quảng Bình nên sau khi tuyển dụng được 3 tháng mới biết được đề án chỉ tuyển Cao đẳng, chứ không tuyển Đại học. "Trong đề án có dấu phẩy đấy, anh thấy chưa? Lỗi ở đây không phải do chúng tôi mà là do cấp dưới" (TTYT DP - PV)…
Nhận khoai biếu cũng bị buộc thôi việc
Một người đàn ông đem khoai đến cho nữ nhân viên kế toán UBND xã thì bị vợ bắt gặp. Lãnh đạo xã cho rằng nhân viên của mình quan hệ nam nữ không lành mạnh nên buộc thôi việc.
Theo hồ sơ, năm 1997, bà Đinh Thị Hải Yến được tuyển vào làm nhân viên kế toán UBND xã Song Bình. Quá trình làm việc, lãnh đạo xã đã “lệnh” cho bà chi nhiều khoản vô lý như ăn nhậu cá nhân, bồi thường tai nạn giao thông thay “cậu ấm” con bí thư Đảng ủy xã... Bà Yến không đồng ý và tố cáo với UBND huyện Chợ Gạo.
Sau đó, ngày 20/8/2008, một người đàn ông đem khoai đến cho bà Yến thì bị vợ ông này bắt gặp. Dựa vào đó, UBND xã cho rằng bà Yến có quan hệ nam nữ không lành mạnh, vô tổ chức, vô kỷ luật và đề nghị UBND huyện ra quyết định buộc thôi việc bà Yến.
Bà Yến khởi kiện. Xử sơ thẩm, TAND huyện Chợ Gạo đã bác đơn của bà dù không có chứng cứ gì chứng minh bà có quan hệ nam nữ không lành mạnh. VKSND tỉnh vừa có kháng nghị để TAND tỉnh xử phúc thẩm, hủy quyết định buộc thôi việc của UBND huyện Chợ Gạo. Cơ quan công tố cho rằng, cấp sơ thẩm đã áp dụng pháp luật không chính xác.
Buộc thôi việc vì dùng... ngón chân hướng dẫn người dân
Vào trung tuần tháng 10/2009, một người dân thuộc diện nghèo trong xã Thuận Thành (Huyện Cần Giuộc, Long An) có nhu cầu vay vốn sản xuất, sửa chữa lại nhà cửa nên đã đến gặp bà Võ Thị Tý, Chủ tịch Hội Phụ nữ của xã để nhờ chỉ cách làm thủ tục vay tiền. Thay vì hướng dẫn theo cách thông thường, bà Chủ tịch Hội lại dùng ngón chân chỉ vào hồ sơ để “hướng dẫn” cho đương sự ghi và ký tên. Khi người này lên tiếng phản ứng thì bị bà hất hồ sơ xuống đất rồi bỏ đi.
Đến ngày 29/12, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND xã Thuận Thành đã xác nhận việc bà Võ Thị Tý - nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã này vừa bị Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật của xã thống nhất cho thôi việc do vi phạm tư cách đạo đức.
Đuổi việc vì dám gọi "thượng đế" bằng "mày"
Bà H.T.T. nguyên là kế toán viên kho bạc Nhà nước một huyện của tỉnh Trà Vinh hơn 20 năm. Trong quá trình công tác, bà T không có khuyết điểm gì. Nhưng vào khoảng tháng 10/2008, dư luận khách hàng ở các xã thuộc huyện trên, chủ yếu là các kế toán ngân sách xã, cho rằng trong quá trình làm việc bà T có thái độ không tôn trọng vì bà T thường dùng lời lẽ giao tiếp khó nghe. Đôi khi bà T nói họ "ngu, dốt " và xưng hô bằng cách gọi “tụi bay, tụi mày” với các “thượng đế”.
Vụ việc được cơ quan huyện tổ chức họp nhiều lần nhằm làm rõ thiếu sót của bà T. để khắc phục. Tuy nhiên, bà T không biết nhận lỗi để có cách hành xử phù hợp. Vụ việc được đưa lên cấp trên là kho bạc tỉnh Trà Vinh. Tỉnh chỉ đạo huyện phải kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với bà T. Sau nhiều lần mời mà bà T. không lên dự họp, cơ quan chủ quản đã đề xuất lên trên và được chấp thuận quyết định kỷ luật bà T. với hình thức buộc thôi việc.
Chúng tôi xin tổng hợp lại những trường hợp bị điều chuyển công tác "dở khóc, dở cười" nhất năm 2009.
Thừa... 2 mâm cỗ cưới = mất chức
Ông Nguyễn Hữu Dàng, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng kiêm Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng Quận Hà Đông nhận được quyết định điều chuyển công tác sau khi tổ chức đám cưới cho con trai với 42 mâm cỗ, nhiều hơn 2 mâm so với quy định của Quận ủy.
Vụ việc được ông Dàng trình bày như sau: Ngày 20/3/2009, gia đình ông tổ chức đám cưới cho con trai tại một khách sạn trên địa bàn quận Hà Đông. Hai gia đình nhà trai và nhà gái cùng làm hợp đồng chung với khách sạn, mỗi gia đình đặt 40 mâm. Đến ngày cưới, một số bạn bè cựu chiến binh, thương binh của ông Dàng biết tin đã kéo đến chúc mừng dù không được mời. Vì vậy, nhà ông Dàng đã làm thêm 2 mâm.
Mất việc vì cỗ...
Sau khi đám cưới kết thúc, Bí thư Đảng ủy phường nơi ông Dàng sinh sống thông báo gia đình ông đã vi phạm Chương trình 06 của Quận ủy Hà Đông về việc thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa: "Tổ chức đám cưới không quá 40 mâm…"
Đến tháng 7/2009, ông Dàng được một số lãnh đạo quận Hà Đông cho biết có kiến nghị cho rằng gia đình ông tổ chức cưới vượt mâm theo Chương trình 06. Tưởng chuyện đùa nên ông Dàng không để ý đến. Bất ngờ tháng 10/2009, chuyện đùa hóa thật, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Quận ủy Hà Đông thành lập tổ công tác thẩm tra, xác minh, làm rõ vụ việc liên quan đến cỗ cưới nhà ông Dàng.
Cuối tháng 11, UBKT thông báo kết luận ông Nguyễn Hữu Dàng tổ chức cưới cho con trai 42 mâm, vượt 2 mâm theo quy định. Ủy ban này yêu cầu ông Dàng làm bản kiểm điểm, cấp ủy chi bộ tại nơi ông này công tác tổ chức hội nghị kiểm điểm về việc thừa mâm cưới.
Trong thông báo Kết luận Hội nghị Ban thường vụ Quận ủy Hà Đông, ông Lê Hồng Thăng – Bí thư Quận ủy "tuyên bố": nhất trí hình thức kỷ luật khiển trách đối với việc ông Nguyễn Hữu Dàng. Giao UBND quận xét kỷ luật về chính quyền đối với ông Dàng và ra quyết định điều đồng chuyển công tác về Ban bồi thường GPMB.
Trao đổi với báo chí, bà Đỗ Thị Hữu - Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Hà Đông - cho biết: Chương trình thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa (Chương trình 06 – CT/TH.u) được tổ chức thực hiện từ tháng 1/2009 nhận được sự quan tâm, đồng tình rất cao của nhân dân và lãnh đạo thành phố. Cán bộ lãnh đạo thuộc Quận ủy quản lý nếu vi phạm trước mắt là phải chuyển công tác khác, sau đó tùy mức độ, tính chất vi phạm có hình thức xử lý kỷ luật thỏa đáng.
“Ngay trước khi đám cưới của con trai đồng chí Dàng diễn ra, vợ đồng chí đã ký vào bản cam kết thực hiện nghiêm túc Chương trình 06 vậy nên không lý gì đồng chí Dàng lại không biết”, bà Hữu cho biết. Do đó, việc xử lý thuyên chuyển công tác ông Nguyễn Hữu Dàng theo đúng tinh thần của Chương trình 06 và không phải là trường hợp cá biệt tại quận Hà Đông. Trước đó, một vị Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ tại địa phương cũng bị kỷ luật với hình thức tương tự.
Chỉ tuyển Cao đẳng nên phải loại... Đại học?!
Chỉ trong 1 thời ngắn, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Bình đã ra 2 quyết định trái chiều đẩy một viên chức trúng tuyển đang công tác tại Trung tâm y tế dự phòng huyện Bố Trạch vào cảnh mất việc chỉ vì viên chức này có trình độ cao hơn nhu cầu tuyển dụng.
Chị Trần Thị Diệu Hương (xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch), kỹ sư Công nghệ Chế biến Thực phẩm đã trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng viên chức sự nghiệp (thuộc Sở Y tế Quảng Bình). Ngày 2/1/2007, Sở Nội vụ Quảng Bình đã có quyết định số 11/QĐ-SNV công nhận kết quả tuyển dụng viên chức đối với 67 người trong đó có Hương.
Ngày 17/1/2007, ông Nguyễn Tất Thắng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng (TTYT DP) huyện Bố Trạch đã ký hợp đồng lao động với Trần Thị Diệu Hương thời gian là 1 năm (đến 17/1/2008) và bố trí chị vào làm tại khoa y tế công cộng.
Sau hơn 3 tháng làm việc, chị Hương luôn hoàn thành công việc được giao, không vi phạm hợp đồng lao động. “Đùng 1 cái” TTYT DP có quyết định số 50/YTDP chấm dứt hợp đồng không có lý do chỉ cho chị hưởng tháng lương cuối cùng.
Tìm hiểu chị Hương mới vỡ ra rằng mình bị thôi việc là do ngày 4/4/2007, Sở Nội vụ đã ra tiếp quyết định số 533/QĐ-SNV không công nhận kết quả trúng tuyển viên chức của chị với lý do, chị Hương không thuộc đối tượng quy định tại văn bản 1135-SNV (ngày 6/10/2006) của Sở Nội vụ.
Tại đề án xét tuyển niêm yết công khai ghi rõ “tiêu chuẩn xét tuyển là cử nhân, cao đẳng ngành công nghệ thực phẩm; phương thức xét tuyển là dựa vào từ cao đến thấp”.
Theo ông Diệp Xuân Giữ, Phó giám đốc Sở Nội vụ Quảng Bình, do khi tuyển dụng Sở Nội vụ không nắm chắc được đề án của Sở Y tế Quảng Bình nên sau khi tuyển dụng được 3 tháng mới biết được đề án chỉ tuyển Cao đẳng, chứ không tuyển Đại học. "Trong đề án có dấu phẩy đấy, anh thấy chưa? Lỗi ở đây không phải do chúng tôi mà là do cấp dưới" (TTYT DP - PV)…
Nhận khoai biếu cũng bị buộc thôi việc
Một người đàn ông đem khoai đến cho nữ nhân viên kế toán UBND xã thì bị vợ bắt gặp. Lãnh đạo xã cho rằng nhân viên của mình quan hệ nam nữ không lành mạnh nên buộc thôi việc.
Theo hồ sơ, năm 1997, bà Đinh Thị Hải Yến được tuyển vào làm nhân viên kế toán UBND xã Song Bình. Quá trình làm việc, lãnh đạo xã đã “lệnh” cho bà chi nhiều khoản vô lý như ăn nhậu cá nhân, bồi thường tai nạn giao thông thay “cậu ấm” con bí thư Đảng ủy xã... Bà Yến không đồng ý và tố cáo với UBND huyện Chợ Gạo.
Sau đó, ngày 20/8/2008, một người đàn ông đem khoai đến cho bà Yến thì bị vợ ông này bắt gặp. Dựa vào đó, UBND xã cho rằng bà Yến có quan hệ nam nữ không lành mạnh, vô tổ chức, vô kỷ luật và đề nghị UBND huyện ra quyết định buộc thôi việc bà Yến.
Bà Yến khởi kiện. Xử sơ thẩm, TAND huyện Chợ Gạo đã bác đơn của bà dù không có chứng cứ gì chứng minh bà có quan hệ nam nữ không lành mạnh. VKSND tỉnh vừa có kháng nghị để TAND tỉnh xử phúc thẩm, hủy quyết định buộc thôi việc của UBND huyện Chợ Gạo. Cơ quan công tố cho rằng, cấp sơ thẩm đã áp dụng pháp luật không chính xác.
Buộc thôi việc vì dùng... ngón chân hướng dẫn người dân
Vào trung tuần tháng 10/2009, một người dân thuộc diện nghèo trong xã Thuận Thành (Huyện Cần Giuộc, Long An) có nhu cầu vay vốn sản xuất, sửa chữa lại nhà cửa nên đã đến gặp bà Võ Thị Tý, Chủ tịch Hội Phụ nữ của xã để nhờ chỉ cách làm thủ tục vay tiền. Thay vì hướng dẫn theo cách thông thường, bà Chủ tịch Hội lại dùng ngón chân chỉ vào hồ sơ để “hướng dẫn” cho đương sự ghi và ký tên. Khi người này lên tiếng phản ứng thì bị bà hất hồ sơ xuống đất rồi bỏ đi.
Đến ngày 29/12, ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND xã Thuận Thành đã xác nhận việc bà Võ Thị Tý - nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ xã này vừa bị Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật của xã thống nhất cho thôi việc do vi phạm tư cách đạo đức.
Đuổi việc vì dám gọi "thượng đế" bằng "mày"
Bà H.T.T. nguyên là kế toán viên kho bạc Nhà nước một huyện của tỉnh Trà Vinh hơn 20 năm. Trong quá trình công tác, bà T không có khuyết điểm gì. Nhưng vào khoảng tháng 10/2008, dư luận khách hàng ở các xã thuộc huyện trên, chủ yếu là các kế toán ngân sách xã, cho rằng trong quá trình làm việc bà T có thái độ không tôn trọng vì bà T thường dùng lời lẽ giao tiếp khó nghe. Đôi khi bà T nói họ "ngu, dốt " và xưng hô bằng cách gọi “tụi bay, tụi mày” với các “thượng đế”.
Vụ việc được cơ quan huyện tổ chức họp nhiều lần nhằm làm rõ thiếu sót của bà T. để khắc phục. Tuy nhiên, bà T không biết nhận lỗi để có cách hành xử phù hợp. Vụ việc được đưa lên cấp trên là kho bạc tỉnh Trà Vinh. Tỉnh chỉ đạo huyện phải kiểm điểm xử lý kỷ luật đối với bà T. Sau nhiều lần mời mà bà T. không lên dự họp, cơ quan chủ quản đã đề xuất lên trên và được chấp thuận quyết định kỷ luật bà T. với hình thức buộc thôi việc.
Nguồn:VTCnews