Trà đạo: Luận về Quân tử - Tiểu nhân

  • Người khởi tạo BNN
  • Ngày gửi

BNN

Hỏa Sơn
Chào các bạn,

Có bạn nào đã thử uống "Trà đạo" chưa hè?. Bà Nà muốn xin mở một quán "Trà đạo" trên forum nhưng chẳng biết có khách nào ghé thăm không??? (Nếu không thì một mình nhâm nhi mỗi ngày trên Forum cũng được vậy ...an ủi ...hehe)

Ngày thứ nhất uống trà, Bà Nà xin mời vài câu về so sánh "Quân tử - tiểu nhân" để chúng ta cùng tham luận:

“Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”
“Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”
“Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”
“Quân tử chu nhi bất tỉ, tiểu nhân tỉ nhi bất chu”

Có bạn nào không cần tra cứu tài liệu mà diễn giải được những câu này không hè???
 

naughtyboy77621

New member
ai có thể định nghĩa cho naughtyboy "quân tử" và " tiểu nhân" là j ko:-"
 

Kraz

New member
Kraz cũng thích ngồi lân la mấy quán trà đạo trong Sài Gòn, nhưng mừ, toàn ngồi uống trà, nghe nhạc thôi. Bữa ni cũng xin vào đây xí 1 chỗ ngồi nghe thôi được không chủ quán?

Mấy cái vụ diễn giải ni chắc phải nhờ cháu gavit và Leocay rùi
 

BNN

Hỏa Sơn
Khái niệm: "Quân tử - Tiểu nhân"

ai có thể định nghĩa cho naughtyboy "quân tử" và " tiểu nhân" là j ko

Chào naughtyboy, về khái niệm "Quân tử - Tiểu nhân", theo Từ điển thì:
Từ Điển nói:
  • 君子 - 小人
  • A: Superior man - Inferior man; Gentleman - Mean person.
  • P: Homme supérieur - Homme inférieur; Bonnes gens - Petites gens.
- Quân: Vua, người tài đức, anh với ý tôn kính. Tử: người.
- Tiểu: thấp kém. Nhân: người.
Quân tử là người có tài đức hơn người, có chí khí cao, có nhân cách và phẩm hạnh tốt đẹp.
Tiểu nhân là người tầm thường thấp kém, thiếu đức thiếu tài, tâm tánh hẹp hòi, tham lam ích kỷ.

Ngày nay, khi xét về một phẩm cách của một cá nhân nào đó, người ta cũng có thói quen đề cập đến "Quân tử - Tiểu nhân". Tuy nhiên, nó thường bị biến thể theo cách hiểu của từng người và không có một tiêu chuẩn rõ ràng.

Vậy đấy, xin mời nhấm Trà để cùng tiếp tục nào!
 
Sửa lần cuối:

naughtyboy77621

New member
Em vẫn chưa phục khi nói ai đó tiểu nhân,ai đó là quân tử
- Quân tử có được phép vì hai chữ "quân tử", lúc nào cũng lễ giáo trong khi làm khổ chính gia đình mình, trói buộc con cái mình ko. Ở đây liên quan tới hơi kiểu phong kiến tý.
+ Có khi nào chí khí cao >< nhân cách,phẩm hạnh tốt đẹp
- Có tiểu nhân ko khi mà em nghĩ hầu hết mọi người đều vì một lý tưởng nào đó. Không phải họ xấu mà chính lý tưởng họ theo đuổi ko phù hợp, gây tác động xấu đến nhiều người.
 

Kraz

New member
Theo chị nghĩ 2 từ ni thích hợp cho thời xưa. Cái thời "quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" á. Chị được biết là thời đó, người quân tử thà chọn con đường chính nghĩa mà chết chứ quyết không đi lệch đường

Còn ngày nay, cái cụm từ quân tử - tiểu nhân có lẽ đã bị sai lệch và biến đổi đi nhiều. Nên chắc áp dụng nó cho thời này không thích hợp lắm

Dưng mà, ở đây mình bàn bạc thảo luận theo ngày xưa đi em hén. Hoài cổ 1 xí ý mà.
 

BNN

Hỏa Sơn
Chào naughtyboy77621

Em vẫn chưa phục khi nói ai đó tiểu nhân,ai đó là quân tử
Chào em, "Quân tử - Tiểu nhân" không phải là sự phân cấp tầng bậc hay sự phân chia cao thấp. Đó là "khái niệm", là thước đo, là hướng phấn đấu và cũng chính là mục đích sống mà mỗi cá nhân hướng đến.

Chúng ta không thể tốt hơn hoặc giúp người khác tốt hơn nếu không phân biệt được đúng sai, chúng ta không thể phấn đấu hoặc theo đuổi lý tưởng đúng đắn nếu không phân biệt được nên - hư. Vì vậy, khái niệm "Quân tử - Tiểu nhân" giúp cho ta điều này.

- Quân tử có được phép vì hai chữ "quân tử", lúc nào cũng lễ giáo trong khi làm khổ chính gia đình mình, trói buộc con cái mình ko. Ở đây liên quan tới hơi kiểu phong kiến tý.
Việc áp dụng "lễ giáo, nho giáo" tùy thuộc vào mỗi cá nhân áp dụng nó. Em có thể nói "khổ" thế nào, "trói buộc" thế nào nhé?

+ Có khi nào chí khí cao >< nhân cách,phẩm hạnh tốt đẹp
Vâng! "Quân tử = tài đức + chí khí cao + phẩm hạnh tốt...". Tuy nhiên, đôi khi người tài lại kém đức, người chí khí cao lại kém phẩm hạnh. Tất nhiên, đây không phải là chuẩn mực của Quân tử.

Ví dụ như "Hitle = chí khí cao >< phẩm hạnh tốt".

Có tiểu nhân ko khi mà em nghĩ hầu hết mọi người đều vì một lý tưởng nào đó. Không phải họ xấu mà chính lý tưởng họ theo đuổi ko phù hợp, gây tác động xấu đến nhiều người.
Xét quân tử - Tiểu nhân là xét về tổng thể tính cách và hàng động (cả trong ý nghĩ). Trường hợp em nêu ra chỉ có "hành động" có tính cục bộ nên khó đoán biết.

Tuy nhiên, có lẽ người quân tử khi làm điều gì chắc cũng chú ý về CHÂN (ta làm có đúng không?...), THIỆN (ta làm có hại cho ai không?...), MỸ (ta giúp ích được bao nhiêu người?...) ...hì hì, cái này là cách nói biến thể của: chân - thiện - mỹ!

Mến chào!
 
Sửa lần cuối:

BNN

Hỏa Sơn
"quân xử thần tử, thần bất tử bất trung"

Đây là quan hệ "Quân - Thần", với quan hệ "phụ - tử" còn có câu: "Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu".

Theo Bà Nà, nếu để câu này đứng độc lập thì quả là có vấn đề, đôi khi dễ bị lạm dụng: vô cớ xử người khác "vong".

Tuy nhiên, Khổng giáo là một chuổi thuyết có tính logic. Nó bổ sung lẫn nhau và hoàn thiện một nhân cách con người.

Nếu "Quân" hoặc "Phụ" có Ngũ thường (tức có Nhân nghĩa lễ trí tín) thì chắc chắn với lòng "Nhân" sẽ không "xử" một cách vô cớ "Thần" hoặc "Tử" rồi. Nếu Thần làm sai thì loại quốc (Quân trị quốc), nếu Tử làm sai thì loạn gia (Phụ trị gia). Hay còn gọi là "hàng đội tự trị" - một cách dễ hiểu, hì hì ...
 

rcp

Administrator
Chào các bạn,

Có bạn nào đã thử uống "Trà đạo" chưa hè?. Bà Nà muốn xin mở một quán "Trà đạo" trên forum nhưng chẳng biết có khách nào ghé thăm không??? (Nếu không thì một mình nhâm nhi mỗi ngày trên Forum cũng được vậy ...an ủi ...hehe)

Ngày thứ nhất uống trà, Bà Nà xin mời vài câu về so sánh "Quân tử - tiểu nhân" để chúng ta cùng tham luận:

“Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân”


Kraz cũng thích ngồi lân la mấy quán trà đạo trong Sài Gòn, nhưng mừ, toàn ngồi uống trà, nghe nhạc thôi. Bữa ni cũng xin vào đây xí 1 chỗ ngồi nghe thôi được không chủ quán?

Mấy cái vụ diễn giải ni chắc phải nhờ ... Leocay rùi

Mình văn dỡm, lại hán hẹp, nhưng hok mún làm phiền đến leocay ba cái chiện nho nhỏ nì, xin tạm bàn loạn tí tẹo, nhân chum trà thứ nhất với câu sau đây:

Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân 君子求諸己,小人求諸人 (Luận ngữ, XV, 20).

Người quân tử luôn nghiêm khắc với mình, luôn tự truy tìm nguyên nhân ở mình, ngược lại, tiểu nhân thường đổ lỗi cho người khác: "Người quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở người" ...

Lại có nghĩa rằng người quân tử thì tìm đáp án nơi chính mình, dựa vào năng lực của mình, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ bit nương tựa, cầu cạnh kẻ khác.

Nhân qua câu này, chúng ta không thể có tâm ỷ lại, phải biết rằng sự cảm ứng là tự mình chiêu cảm lấy, không thể do dựa dẫm nơi khác được. b-)

--- rcp ---
 

gavit

New member
Mấy cái vụ diễn giải ni chắc phải nhờ cháu gavit và Leocay rùi
Thấy anh Cà Nhắc tự dưng nhắc đến Gavit em trong chủ đề bàn đến mấy câu sách Luận Ngữ này, em cũng xin lót dép ngồi hóng hớt chút.

Em thấy có mấy điều trước khi bàn đến Luận Ngữ, ta nên tìm hiểu thế nào là Quân tử - Tiểu nhân, từ đâu có khái niệm này và mục đích khái niệm này dùng để làm gì. Chúng ta ngược thời gian thử coi xem nào.

Quân Tử - Tiểu Nhân được nói đến đầu tiên (theo lịch sử Trung Hoa) từ nhà Thương, khi xã hội bắt đầu phân hóa giai cấp. Giai cấp quan lại, "quí tộc" (khiên cưỡng có thể nói là giai cấp thống trị) được gọi là Quân Tử. Bá tánh thường dân (giai cấp thấp hơn) bị và tự gọi là Tiểu Nhân.

Sang đến thời Đông Chu, đất nước chia cắt, các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước chư hầu ngày càng nhiều (thời Xuân Thu) nên xã hội càng phân cấp nặng nề. Thời gian này cũng là thời gian Đức Khổng Tử sinh ra và lớn lên. Ông muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn với một thế hệ con người biết đến Lễ. Với mục đích đó, ông xây dựng một tiêu chuẩn con người trên lý thuyết tuyệt hoàn hảo, và khái niệm Quân Tử trong Nho Giáo ra đời. Một khái niệm triết học thường có một "cặp phạm trù", tức là 2 khái niệm đối nghịch nhau, như "nóng lạnh, trời đất, đêm ngày....", nên đối với Quân Tử cũng phải có khái niệm đối nghịch, và Tiểu Nhân cũng ra đời. Trong Nho giáo, một triết học của Trung Hoa, Quân Tử - Tiểu Nhân đúng nghĩa là một cặp phạm trù, một khái niệm.

Đã có khái niệm, vậy là phải được áp dụng, nhất là mục đích của khái niệm này vốn dành cho con người, và thế là sinh ra 2 tiêu chuẩn: Người Quân Tử và Kẻ Tiểu Nhân.

Qua Luận Ngữ, như mấy câu trên ta có thể hiểu được đại khái thế nào sẽ thành người Quân Tử, và thế nào là kẻ Tiểu Nhân theo tiêu chuẩn của Khổng Tử đưa ra, nhưng cũng như rất nhiều phạm trù triết học khác, nó chỉ đúng một cách tương đối theo thời gian của lịch sử.

Một điều khác hẳn nữa, đó là chữ Quân Tử đối với phụ nữ thời xưa. Chữ quân tử ở đây được nói đến là một người con trai, một người đàn ông mà cô ta hay bà ta yêu, cho dù anh ta đối với xã hội có thể được đánh giá là "kẻ tiểu nhân".

Kinh Thi có câu mà chắc ai cũng biết:

"Quan quan thư cưu,
Tại hà chi châu,
Yểu điệu thục nữ,
Quân tử hảo cầu".


Đối với nàng thục nữ này, duy nhất chỉ có một người quân tử trên thế gian mà thôi.

Gavit em phát biểu xong rồi, mời cô bác chú dì tiếp tục nhỉ !
 

rcp

Administrator
Trích:
Nguyên văn bởi Từ Điển
  • 君子 - 小人
  • A: Superior man - Inferior man; Gentleman - Mean person.
  • P: Homme supérieur - Homme inférieur; Bonnes gens - Petites gens
君子 - 小人
#:-sEnglish: Superior man,
Gentleman - Inferior man, Mean person.
Francais: Honnête homme; gentihomme; vs homme méprisant, mesquin

Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã

--- rcp ---
 
Sửa lần cuối:

binho243

New member
Người quân tử luôn nghiêm khắc với mình, luôn tự truy tìm nguyên nhân ở mình, ngược lại, tiểu nhân thường đổ lỗi cho người khác: "Người quân tử trông ở mình, kẻ tiểu nhân trông ở người" ...

Lại có nghĩa rằng người quân tử thì tìm đáp án nơi chính mình, dựa vào năng lực của mình, còn kẻ tiểu nhân thì chỉ bit nương tựa, cầu cạnh kẻ khác.

Nhân qua câu này, chúng ta không thể có tâm ỷ lại, phải biết rằng sự cảm ứng là tự mình chiêu cảm lấy, không thể do dựa dẫm nơi khác được. b-)

--- rcp ---
Nói theo Rcp thì người quân tử đòi hỏi ở bản thân mình nhiều quá nhiều khi sẽ gây áp lực không đáng có.
Theo xu hướng chung đại đa số đều đồng ý rằng tiểu nhân là người luôn tìm cách hại người khác bằng cách này hay cách khác, vậy phải nên luôn cảnh giác với những người theo giác quan thứ sáu hoặc bằng những chiêm nghiệm của bản thân biết rằng người đó tâm địa không tốt. Nếu không bản thân sẽ chuốc hoạ vào thân lúc nào không biết. Ngày xưa ta đã từng học rằng "cái thiện luôn chiến thắng cái ác", người làm việc xấu sẽ bị chuốc hậu quả nhưng hơn hết, bản thân người tốt trước tiên phải biết tự bảo vệ mình.:-|
 

rcp

Administrator
Chào các bạn,

Có bạn nào đã thử uống "Trà đạo" chưa hè?. Bà Nà muốn xin mở một quán "Trà đạo" trên forum nhưng chẳng biết có khách nào ghé thăm không??? (Nếu không thì một mình nhâm nhi mỗi ngày trên Forum cũng được vậy ...an ủi ...hehe)

Ngày thứ nhất uống trà, Bà Nà xin mời vài câu về so sánh "Quân tử - tiểu nhân" để chúng ta cùng tham luận:

“Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái”


Xin một chum trà thứ nhì để ngõ lời chút đĩnh về...

Quân tử thái nhi bất kiêu, tiểu nhân kiêu nhi bất thái 君子泰而不驕 ... (Luận ngữ, XIII, 26).

Mâu thuẫn giữa hai mặt trái ngược nhau của con người đã có từ lâu. Song, đối với Khổng Tử, sự mâu thuẫn trở nên cực kỳ quan trọng và càng lúc cấp bách hơn. Lúc nào ông cũng dành sự quan tâm của mình xung quanh vấn đề con người, xem sự xa rời bản tính ban đầu như là nguyên nhân dẫn đến sự đảo lộn trật tự thế giới và đó chính là sự xa rời Đạo.

Giữ mình theo Đạo, người quân tử bao giờ cũng tỏ ra thư thái ... như đạt được sự giải thoát khỏi những ràng buộc, cám dỗ của đời thường - cái vốn làm mọi người xa nhau.

Khổng Tử nói: "Người quân tử thư thái mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái "

Tuy nhiên, sự thư thái đó chỉ là tương đối, bởi người quân tử bao giờ cũng thấy rõ trách nhiệm của mình trước xã hội, giống như vị Bồ Tát trong đạo Phật. Khi “làm sạch" mình, làm trong sạch từ bên trong.

Người quân tử đồng thời làm sạch cái không gian quanh mình, làm cho môi trường sống khỏi bị ô nhiễm bởi những thói đời hèn hạ, giải thoát cho mình, đồng thời với giải thoát cho những người khác.

=;Chính vì vậy, Khổng Tử khẳng định, kẻ tiểu nhân không thể tự giải phóng cho mình (hạ trí ngu bất di).

Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã

--- rcp ---
 
Sửa lần cuối:

rcp

Administrator
Nói theo Rcp thì người quân tử đòi hỏi ở bản thân mình nhiều quá nhiều khi sẽ gây áp lực không đáng có.
Theo xu hướng chung đại đa số đều đồng ý rằng tiểu nhân là người luôn tìm cách hại người khác bằng cách này hay cách khác, vậy phải nên luôn cảnh giác với những người theo giác quan thứ sáu hoặc bằng những chiêm nghiệm của bản thân biết rằng người đó tâm địa không tốt. Nếu không bản thân sẽ chuốc hoạ vào thân lúc nào không biết. Ngày xưa ta đã từng học rằng "cái thiện luôn chiến thắng cái ác", người làm việc xấu sẽ bị chuốc hậu quả nhưng hơn hết, bản thân người tốt trước tiên phải biết tự bảo vệ mình.:-|


b-(Mời biNho tham cứu thêm về..

Kinh dịch - Đạo của người quân tử..

=;bởi là tiểu nhân thì không đáng trách, quân tử mà ko bit giữ mình thì thật là đáng hối tiếc...


Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã

--- rcp ---
 
Sửa lần cuối:

binho243

New member
Thấy anh Cà Nhắc tự dưng nhắc đến Gavit em trong chủ đề bàn đến mấy câu sách Luận Ngữ này, em cũng xin lót dép ngồi hóng hớt chút.

Em thấy có mấy điều trước khi bàn đến Luận Ngữ, ta nên tìm hiểu thế nào là Quân tử - Tiểu nhân, từ đâu có khái niệm này và mục đích khái niệm này dùng để làm gì. Chúng ta ngược thời gian thử coi xem nào.

Quân Tử - Tiểu Nhân được nói đến đầu tiên (theo lịch sử Trung Hoa) từ nhà Thương, khi xã hội bắt đầu phân hóa giai cấp. Giai cấp quan lại, "quí tộc" (khiên cưỡng có thể nói là giai cấp thống trị) được gọi là Quân Tử. Bá tánh thường dân (giai cấp thấp hơn) bị và tự gọi là Tiểu Nhân.

Sang đến thời Đông Chu, đất nước chia cắt, các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các nước chư hầu ngày càng nhiều (thời Xuân Thu) nên xã hội càng phân cấp nặng nề. Thời gian này cũng là thời gian Đức Khổng Tử sinh ra và lớn lên. Ông muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn với một thế hệ con người biết đến Lễ. Với mục đích đó, ông xây dựng một tiêu chuẩn con người trên lý thuyết tuyệt hoàn hảo, và khái niệm Quân Tử trong Nho Giáo ra đời. Một khái niệm triết học thường có một "cặp phạm trù", tức là 2 khái niệm đối nghịch nhau, như "nóng lạnh, trời đất, đêm ngày....", nên đối với Quân Tử cũng phải có khái niệm đối nghịch, và Tiểu Nhân cũng ra đời. Trong Nho giáo, một triết học của Trung Hoa, Quân Tử - Tiểu Nhân đúng nghĩa là một cặp phạm trù, một khái niệm.

Đã có khái niệm, vậy là phải được áp dụng, nhất là mục đích của khái niệm này vốn dành cho con người, và thế là sinh ra 2 tiêu chuẩn: Người Quân Tử và Kẻ Tiểu Nhân.

!
Nói thêm rằng :
Từ đời Chu cho đến Chiến quốc, từ Quân tử được dùng để chỉ lớp đại phu, quý tộc. Những tầng lớp khác trong xã hội - từ bần nông cho đến dân buôn và quan lại hàm phẩm thấp - đều là Tiểu nhân. Từ “Tiểu nhân” hay “dã nhân” luôn ăn sâu trong tâm thức những người tầng lớp dưới, nên như quý vị hay xem phim Tàu đều thấy dân thường hay quan nhỏ gặp vua chúa, quan lớn đều tự xưng là Tiểu nhân. Nói như vậy, Quân tử - Tiểu nhân chỉ là phép định danh theo địa vị xã hội, cũng giống như cụm từ đang “hot” hiện nay là “đại gia” để phân biệt với “thứ dân” bình bình cơm ngày hai bữa.

Nhưng sinh thời, Khổng Tử đã mở rộng khái niệm đó thành những chuẩn mực để con người ta tu thân và hành đạo. Trong đại thư Luận ngữ, Khổng Tử dạy: “Quân tử tinh tường điều nghĩa, tiểu nhân tinh tường cái lợi”. Theo Khổng giáo, phàm là người Quân tử phải thấu Tam cương, Ngũ Thường trong việc tu thân và biết tề gia, trị quốc, bình thiên hạ trong đường hành đạo. Trong con mắt Khổng Tử, kẻ có Đức mà không phò vua trị nước cũng là thứ Tiểu nhân, kẻ có hàm có phẩm mà không có Đức cũng là thứ Tiểu nhân cả.

Cũng hơn 2.500 năm từ ngày đức Khổng Tử quy tiên, cặp phạm trù Quân tử - Tiểu nhân vẫn còn được dùng rộng rãi lắm. Chỉ có điều, thời thế đã thay đổi nhiều và ngày nay tiểu nhân vỗ ngực xưng Quân tử cũng nhiều. Cái thứ đó gọi là nguỵ quân tử. Chẳng hiểu do cái cách phân biệt của Nho giáo quá cực đoan hay chuẩn mực đạo đức xã hội không được rõ ràng như thời Khổng Tử nhưng nay ai bị gọi là Tiểu nhân thì cay cú lắm. Nay Tiểu nhân được hiểu là hèn mạt, là lươn lẹo, xảo quyệt mà.
https://danang.net.vn
 

lonely

New member
Có bạn nào đã thử uống "Trà đạo" chưa hè?.
lướt wa thấy mọi người nhâm nhi trà thơm wa' , vốn là dân ktế, kô rành ba cái chiện chữ nghiã cho lắm , nhưng vì rất tôn kính các bật thánh nhân nên iêm cũng bon chen xí 1 chỗ để vênh tai lắng nge :> hơhơ

Quân tử - Tiểu nhân : mọi người chắc aiai cũng đã từng 1 lần nge wa cụm từ này , vậy nên jờ iêm xin nói 1 chút xíu về tư cách của Quân tử - Tiểu nhân .

Người ta sinh ra ở đời bao giờ cũng tựa như người hành khách, lúc nào cũng thấy có hai con đường giao nhau trước mắt. Có người biết chọn con đường thẳng mà đi thì được ung dung mà chóng đến nơi; có người thì đi con đường cong queo thành ra vất vả mà không đến nơi được. Con đường thẳng là con đường đạo đức nhân nghĩa, con đường cong queo là con đường gian ác quỉ quyệt. Đi con đường thẳng là người quân tử, có nhân cách hoàn toàn; đi con đường cong là kẻ tiểu nhân hèn hạ.
Lúc đầu, chữ quân tử là nói người có địa vị tôn quí, mà chữ tiểu nhân là nói người thường, không có địa vị trong xã hội.
Về sau dùng rộng nghĩa ra, gọi quân tử là người có đức hạnh tôn quí, và gọi tiểu nhân là người có chí khí hèn hạ.
Vậy theo nghĩa rộng, quân tử thì dầu bần cùng khổ sở cũng là quân tử; mà tiểu nhân tuy có quyền tước giàu có cũng vẫn là tiểu nhân. Người đi học nho cũng vậy, có người là nho quân tử, có người là nho tiểu nhân. Khổng Tử bảo Tử Hạ: "Nhữ vi quân tử nho, vô vi tiểu nhân nho." Ngươi làm nho quân tử, không làm nho tiểu nhân.
Nho quân tử là người học đạo Thánh hiền để sửa mình cho thành người có phẩm giá tôn quí, dầu bần cùng cũng không làm điều trái đạo; nho tiểu nhân là người mượn tiếng học đạo Thánh hiền để cầu danh cầu lợi, miệng nói đạo đức mà bụng nghĩ điều bất chánh bất nghĩa.



 

gavit

New member
..... tiểu nhân là người luôn tìm cách hại người khác bằng cách này hay cách khác, vậy phải nên luôn cảnh giác với những người theo giác quan thứ sáu hoặc bằng những chiêm nghiệm của bản thân biết rằng người đó tâm địa không tốt.
Chỗ này chưa chính xác lắm.

Theo đúng học thuyết của Khổng Tử, Tiểu Nnhân không phải là người luôn tìm cách hại người khác. Ta nên hiểu rộng và sâu hơn chút. Khổng Tử đưa ra phạm trù Quân Tử là muốn xây dựng một mẫu người hoàn hảo, có lợi cho cộng đồng để đưa xã hội lên một mức cao hơn so với thời ông sống. Chính xác đó là Đạo làm người Quân Tử. Những ai không đồng ý theo xu hướng đó, được gọi là Tiểu Nhân. Từ đó ta có thể hiểu nôm na Tiểu Nhân vốn là người ngoại đạo Quân Tử. Cũng như các đạo khác như Thiên Chúa, Đạo Hồi... vốn có người theo đạo và người ngoại đạo. Người theo đạo coi thường kẻ ngoại đạo, còn người ngoại đạo không hiểu tại sao những người theo đạo lại "cố chấp" như vậy.

Tiểu Nhân mặc dù không theo đạo của người Quân Tử, nhưng cũng chưa chắc đã làm hại xã hội, làm hại con người, mà có khi nhờ những việc làm của "kẻ" có thể gọi là "Tiểu Nhân" đó xã hội lại phát triển nhảy vọt, như làm cách mạng. Và đặc biệt nếu không có Tiểu Nhân thì Quân Tử cũng không tồn tại. Đó là sự đối kháng giữa 2 nhận thức.
 

BNN

Hỏa Sơn
Cùng các bạn,

Một cách dễ trao đổi, cần xác định rằng, phạm trù "Quân tử - Tiểu nhân" là hai cực trái ngược để phấn đấu (Quân tử) và tiêu trừ (Tiểu nhân). Đây không phải là sự phân cấp cao thấp, cũng không phải sự áp đặt bất kỳ nào. Đây chính là triết lý Đạo học của Khổng giáo giúp định hướng cả trong (mỗi con người) và ngoài (với gia đình, xã hội ...).

Khi xét một nhân cách nào đó, chúng ta có thể phân chia 5 trường hợp (tương đối):
- Quân tử
- Xu hướng Quân tử
- Trung lập
- Xu hướng tiểu nhân
- Tiểu nhân

Vì vậy:
Từ đó ta có thể hiểu nôm na Tiểu Nhân vốn là người ngoại đạo Quân Tử
Đúng nhưng chưa đủ. Nó còn bao gồm cả: Trung lập, xu hướng tiểu nhân.
Do vậy, người tiểu nhân chắc hẳn là người đã làm hại xã hội, làm hại con người!

Và đặc biệt nếu không có Tiểu Nhân thì Quân Tử cũng không tồn tại
Chính xác! Thậm chí không cần triết lý của Khổng tử nữa.

Tuy nhiên, quá trình tiến hóa không dừng lại: suy rồi thịnh, thịnh rồi suy...
 

naughtyboy77621

New member
- Nghe mấy chú bác nói zậy em cũng có thêm câu hỏi
- Nếu một lần tiểu nhân thì mãi mãi là tiểu nhân sao?
- Trau dồi để thành quân tử vậy tức là mỗi người ai cũng có lỗi lầm?
--> Nên suy cho cùng lắm thì "Quân tử" cũng là người biết tha thứ cho người khác và bản thân mình.Bởi nếu quân tử mà không tha thứ cho mình thì sẽ mãi xoay vào vòng lẩn quẩn như thế nào là "tiểu nhân" dẫn đến phân biệt giữa mình và người khác.
- Và một trong những bài học mà đến giờ em thấy là có thể hữa ích khi nhìn người,khi quan hệ với mọi người: "Đó là ta hãy nhìn một người trên cái nhìn khác biệt chớ ko phải trên cách nhìn phân biệt". Khi đó ta sẽ thấy được những mặt tốt , sự khác biệt so với người khác, dễ dàng tha thứ cho họ... và sẽ làm ta thấy dễ chịu và cuộc sống khác hơn rất nhiều.
>:D<
 

BNN

Hỏa Sơn
- Nếu một lần tiểu nhân thì mãi mãi là tiểu nhân sao?

Tiểu nhân hay Quân tử không phải là cách đánh giá bừa bãi theo nhận định chủ quan. Cần phải xét trên tổng thể về phẩm chất, hành động, thời gian và cả ...không gian.

Trau dồi để thành quân tử vậy tức là mỗi người ai cũng có lỗi lầm?

Trừ những bậc "đại căn", hầu hết, chúng ta đều có lỗi lầm. Tuy nhiên, nhận biết lỗi lầm, đấu tranh lỗi lầm và có tinh thần hướng thượng thì đó là chân nhận diện bậc quân tử. Còn làm mà không biết đúng sai, biết sai mà không cần sửa, cam đành hùa theo lẽ xấu thì đó là chân nhận diện của kẻ tiểu nhân vậy!

Nên suy cho cùng lắm thì "Quân tử" cũng là người biết tha thứ cho người khác và bản thân mình.Bởi nếu quân tử mà không tha thứ cho mình thì sẽ mãi xoay vào vòng lẩn quẩn như thế nào là "tiểu nhân" dẫn đến phân biệt giữa mình và người khác.

À à, "Quân tử hòa nhi bất đồng, Tiểu nhân đồng nhi bất hòa" (người Quân tử hòa với người mà không hùa với ai, kẻ tiểu nhân thì hùa theo người mà không hòa với ai). Cho nên, người quân tử đấu tranh quyết liệt với thói xấu mà vẫn lấy hòa khí làm trọng. Kẻ tiểu nhân thì hùa theo thúa xấu mà chẳng dám đấu tranh, làm mất hòa khí...

Ngày nay, vì một chức vụ bé nhỏ, vì cần một sự "chiếu cố" của cấp trên, nhiều kẻ thấy sai mà không dám nói, thấy dỡ mà không dám bày, thấy hư mà không dám sửa. Đó chính là hùa rồi vậy!

khi quan hệ với mọi người: "Đó là ta hãy nhìn một người trên cái nhìn khác biệt chớ ko phải trên cách nhìn phân biệt"

Câu này dài dòng, dư từ ngữ mà không bao quát. Nên ngắn gọn hơn: "Quân tử hòa nhi bất đồng"

Mến!
 
Sửa lần cuối:

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
Tuyết Liên Các Đạo Cụ sử dụng trong Nghi thức Trà Đạo Bài học cuôc sống 4
samurai Lịch sử trà đạo Nhật Bản Vùng miền khác 0
D Cồn Chim Trà Vinh– Ốc Đảo Xanh Miền Sông Nước Tin tức 24h 3
D Tour tết 2021 Du lịch Đà Nẵng: Đà Nẵng - Phố Cổ Hội An - Bà Nà - Bán Đảo Sơn Trà Thông tin du lịch 0
C Quán Nhậu Hải Sản Tươi Sống Ngon & rẽ Tại 07 Hồ Thấu , Quận Sơn Trà - Tp Đà Nẵng Viết về Đà Nẵng 0
T Thư mời tài trợ chiến dịch Trà đá vì cộng đồng 2013 Chương trình - sự kiện 0
C [Đà Nẵng] Tour câu cá đêm tại bán đảo Sơn Trà Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Thiếu nữ bị thiêu trước cửa phòng trà Đà Nẵng trên đường Lê Đình Dương Tin tức 24h 3
C [Du lịch] Khám phá “Cây Di sản Việt Nam” tại Sơn Trà Tin tức 24h 3
C [Tin tức] Giá đất tái định cư tại dự án TĐC Thọ Quang 3, đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc, KD Dự án Đà Nẵng 0
C [Tản mạn] Quyến rũ Sơn trà Viết về Đà Nẵng 4
C [Khu du lịch] Khu biệt thự Mercure Sơn Trà resort Đà Nẵng Dự án Đà Nẵng 0
C [Quy hoạch] Các dự án ưu tiên của quận sơn trà giai đoạn 2007 – 2020 Dự án Đà Nẵng 0
C [Du lịch] Bán đảo Sơn Trà sẽ có diện mạo mới Tin tức 24h 2
BNN [Thương hiệu] Sáng tạo với bao bì trà túi lọc Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Tùy bút] Trà chanh ký Viết về Đà Nẵng 0
BNN Độc đáo ẩm thực tại bán đảo Sơn Trà Du lịch Đà Nẵng 3
BNN [Tin tức] Khởi động lại các dự án du lịch trên bán đảo Sơn Trà Dự án Đà Nẵng 1
T Lễ ra quân chiến dịch trà đá vì cộng đồng ở đà nẵng Chương trình - sự kiện 7
hanlong [Quy hoạch] Xây công viên đại dương tầm cỡ tại bán đảo Sơn Trà Dự án Đà Nẵng 6
mulove Trà đá tiếp sức mùa thi Tin tức 24h 0
T Dự án "TRÀ ĐÁ VÌ CỘNG ĐỒNG" Chương trình - sự kiện 8
BNN Đà Nẵng mở tuyến du lịch mới tại bán đảo Sơn Trà Du lịch Đà Nẵng 1
C Hùng vĩ Bán đảo Sơn Trà ! Du lịch Đà Nẵng 3
BNN [Tin tức] Đẩy nhanh tiến độ các dự án trên địa bàn quận Sơn Trà Dự án Đà Nẵng 0
BNN [Du lịch] Khởi động “Du xuân Sơn Trà 2012” Tin tức 24h 3
BNN [Môi trường] Đà Nẵng: Bán đảo Sơn Trà bị sạt lở nặng Tin tức 24h 1
rcp Bống kho sông Trà Vùng miền khác 0
rcp Lạ vị trái quách Trà Vinh Vùng miền khác 2
BNN Ngao du Sơn Trà Du lịch Đà Nẵng 3
BNN [Kinh tế] Bán đảo Sơn Trà - khu du lịch trọng điểm quốc gia? Tin tức 24h 0
K Văn hóa trà đá Sài Gòn Vùng miền khác 2
BNN [Xã hội] Xác cá ông dạt vào bán đảo Sơn Trà Tin tức 24h 0
BNN [Xã hội] Cháy lớn ở Sơn Trà Tin tức 24h 6
T [Doanh nghiệp] Xin hỏi Quán Trà ở Đà Nẵng Địa chỉ Đà Nẵng 3
BNN [Đà Nẵng] Hô “biến” Sơn Trà Tin tức 24h 1
BNN [Xã hội] Bảo vệ loài linh trưởng tại bán đảo Sơn Trà Tin tức 24h 0
B Xôn xao clip nữ sinh Trà Vinh làm “chuyện ấy” trên võng Tin tức 24h 0
T Rặng San hô Sơn Trà suy giảm nghiêm trọng!!! Tin tức 24h 0
BNN [Tin tức] Savico chào bán biệt thự Mercure Sơn Trà, Đà Nẵng Dự án Đà Nẵng 0
BNN [Xã hội] Trên đỉnh Sơn Trà mây trắng... Tin tức 24h 1
BNN [Tin tức] Tái định cư cho dự án đường ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc Dự án Đà Nẵng 0
BNN [Kinh tế] Làm mới bán đảo Sơn Trà Tin tức 24h 0
Viết Sang [Đà Nẵng] Đà Nẵng “Vì một Sơn Trà xanh” Tin tức 24h 0
Viết Sang Quyến rũ Sơn Trà Viết về Đà Nẵng 0
M Dạo phố cổ- Uống trà chanh Vùng miền khác 0
kimminhho Bán Đảo Sơn Trà Thông tin du lịch 8
megaboy_dn [Hình ảnh] Thực hành chụp ảnh tại Suối Đá (sau khi đi Sơn Trà) C. trình - Sự kiện 11
BNN Cafe Đà Nẵng View (trên núi Sơn Trà) Cà phê - ẩm thực 13
H Sơn Trà mù sương Ảnh sáng tác của TV 22

Similar threads

Top