#1
|
||||
|
||||
![]() "Trăng lên rồi đó anh tề Nói chi nói đại, em về kẻo khuya" Câu thơ này chắc các bạn đã nghe rồi (có thể khác chút ít theo từng vùng miền). BNN không nói về câu chữ, cũng không nói về chuyện dở hay thơ vần... Chỉ nói về tâm trạng của cô gái Và xin được hỏi ACEs DNG chúng ta: Vì sao "cô gái" kia có vẻ bực mình và ...bất hợp tác? Mong câu trả lời! thay đổi nội dung bởi: BNN, 05-08-2010 lúc 08:42 AM |
#2
|
||||
|
||||
![]()
Thương thì nói thương, còn vòng do tam quốc làm chi.
Bỏ về là đúng rồi. Chán mấy cụ ngày xưa BN |
#3
|
||||
|
||||
![]() Trích:
![]() Và chủ đề này, BNN cũng đi vòng vo tam quốc theo kiểu "chủ đề một nẻo, nội dung một nẻo" - một kiểu dẫn vào chủ đề không thuộc cấu trúc "tam giác ngược". Vậy: 1. Cấu trúc "Tam giác ngược" trong trao đổi thông tin (nói/viết) là gì? 2. Có mấy yếu tố cấu thành? 3. Nên áp dụng vào những trường hợp nào? 4. So sánh với những cấu trúc khác? Rất mong nhận được những chia sẻ của các bạn trên DNG Forum qua những vấn đề nêu ra bên trên, hi vọng sẽ gom góp những ý kiến với nhau và tạo thành một bài viết hoàn chỉnh. - BNN - |
#4
|
||||
|
||||
![]()
Tam giác ngược là cái jì thế pác BNN , có phải là nói chuyện trên trời dưới biển xong oài bất ngờ quất 1 câu " Anh Yêu Em " ko ??? Thế này thì choáng nhỉ
![]() |
#5
|
||||
|
||||
![]()
BNN tiếp tục đề tài về nói/viết theo cấu trúc "Tam giác ngược":
1. Cấu trúc "Tam giác ngược" trong trao đổi thông tin (nói/viết) là gì? Tam giác ngược tạm hiểu là tam giác cân nhưng có cạnh đấy phía trên, góc phía dưới - thể hiện lớn trước nhỏ sau. Trên cơ sở này, cách trao đổi thông tin theo cấu trúc "Tam giác ngược" là nói những điều quan trọng nhất, hay nhất, cần nhất và tốt đẹp nhất. Sau đó dần nói tiếp những phần ít quan trọng hơn và ít cần thiết hơn. Hay nói cách khác, khi viết bài, chúng ta đưa ra nguyên nhân trước rồi giải thích sau, đưa ra kết quả trước rồi chứng minh sau, đưa ra tóm tắt trước rồi khai triển sau, đưa ra tổng quát trước rồi nói chi tiết sau. 2. Có mấy trường hợp lựa chọn? Tùy vào từng trường hợp mà chúng ta sẽ có những lựa chọn kiểu "tam giác ngược' khác nhau. Tạm phân loại: - Theo mức độ quan trọng: hãy thực hiện những điều quan trọng nhất trước, và ít quan trọng nhất sau cùng. Chẳng hạn: (1) Gặp một người bị tai nạn giao thông thì sẽ lo cấp cứu trước, chuyện đúng sai, bồi thường, sửa chữa xe thì từ từ tính sau;- Theo tính cấp bách: những gì cấp bách nói trước, không cấp bách nói sau. (1) Lại chuyện tai nạn giao thông bên trên, khi xẩy ra tai nạn, việc chụp hình của Công an GT không quan trọng bằng mạng sống con người, nhưng lại cấp bách để lưu lại dấu vết làm cơ sở;- Theo trình tự thời gian: tăng dần thời gian hoặc giảm dần thời gian (1) Nếu bài viết về lịch sử hay truyền thống thì nên trình bày theo trình tự thời gian: ngày xưa - hôm nay- Theo góc nhìn nghệ thuật: đẹp và hay nói trước, xấu và dở nói sau (1) Thi hình ảnh: ảnh đẹp đăng trước, ảnh xấu đăng sau- Theo tác động "tâm lý": gây tác động nhẹ đến dần tác động mạnh hoặc ngược lại (1) Như ngỏ lời yêu thương hay báo tin buồn thì từ nhẹ đến mạnh;- Theo cách "diễn dịch": là nói phần kết luận (tức đúc kết các phần quan trọng) trước, sau đó từ từ khai triển các vấn đề sau. (Trái lại với cách diễn dịch là quy nạp) ... 3. Tại sao chọn cấu trúc này? (còn nữa) ![]() |
#6
|
||||
|
||||
![]()
3. Tại sao chọn cấu trúc này?
Theo BNN thấy, đây là cấu trúc cần thiết và thích hợp để viết tin tức hiện nay, nhất là phù hợp với "hoàn cảnh" của DaNangNet trên internet qua DNG Forum. Do phần lớn bây giờ nhịp sống vội vã, người đọc không đủ thời gian hoặc kiên nhẫn để đọc tất cả mà có thể đọc một phần của bài viết. Vì vậy, nên đưa những phần quan trọng lên trước, người đọc có thể ngắt đọc nếu thấy không cần thiết đối với họ./. Quan sát, ta thấy cấu trúc "Tam giác ngược" này được áp dụng thường xuyên và hầu hết cho các tin bài ở những tờ Báo mạng tên tuổi của thế giới (như trang AFP, Time Tiếng Anh, hay BBC Tiếng Việt). Ngược lại, ở Việt Nam, chúng ta rất ít gặp cách viết theo cấu trúc này, mà chủ yếu theo kiểu mẫu "trước sao, sau vậy" dưới dạng 5W1H (như: Hôm nay, ngày mấy, tháng mấy, tại đâu, ông này ông kia, tổ chức sự kiện này, sự kiện nọ, ... diễn ra tốt đẹp! ![]() (Nếu ACEs nào không tin thì có thể vào các trang Tuổi Trẻ và Thanh Niên, VietNamNet... sẽ gặp bản tin bắt đầu bằng từ "Hôm nay", và thử tham khảo so sánh với các trang nước ngoài); hihi, Nhóm tin tức viên DNN chúng ta cùng tìm chọn một cách viết đơn giản nhưng hiệu quả, cố tránh kiểu viết đó hén, bằng cách: 4. Áp dụng cấu trúc "Tam Giác Ngược" vào bài viết! Khi áp dụng cấu trúc này để trình bày bài viết (hoặc có thể rộng hơn), bạn hãy so sánh các trường hợp khác nhau về mức độ quan trọng, tính cấp bách, thời gian... Từ đó tìm ra một hướng trình bày phù hợp. Một bài viết có thể chia thành các đoạn sau: (còn nữa) ![]() @ bathien90dn: như vậy BNN đã trả lời được câu hỏi của bathien rồi đấy, hổng phải chuyện tán tỉnh gì đâu!??? |
#7
|
||||
|
||||
![]()
4. Áp dụng cấu trúc "Tam Giác Ngược" vào bài viết!
Khi áp dụng cấu trúc này để trình bày bài viết (hoặc có thể rộng hơn), bạn hãy so sánh các trường hợp khác nhau về mức độ quan trọng, tính cấp bách, thời gian... Từ đó tìm ra một hướng trình bày phù hợp. * Một bài viết có thể chia thành các đoạn, có bố cục như sau: - Đoạn khởi* Lưu ý: + Cấu trúc "Tam giác ngược" không có đoạn kết; 5. Thử phân tích cấu trúc những bài viết trên DNG Forum và cả tin tức từ Báo chí??? Thân mời quý ACEs - nhất là Nhóm nhiếp ảnh phóng sự của chúng ta, các bạn có thể đưa link và phân tích cấu trúc bài viết bất kỳ nào đó; nó có thuộc cấu trúc "tam giác ngược" không???. Thân mời! ![]() thay đổi nội dung bởi: BNN, 18-06-2010 lúc 11:21 AM |
#8
|
||||
|
||||
![]()
Hic, thâm thúy và sâu xa quá! Em hem hỉu j hết trơn
![]() |
![]() ![]() |
Nhãn |
dàn bài cho cấu trúc tam giác ngược |
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
DNG Forum
Tel: 0236.3707404 - Hotline: 0915.888404 © Danang Travel - Managed by DNG Business THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG | ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG | ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG | BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG |