|
#1
|
||||
|
||||
![]() Đà Nẵng đáng sống, nhưng sống bằng cách nào? "Đà Nẵng đáng sống" là cụm từ được nhắc lại nhiều lần trong thời gian gần đây. Không những truyền thông trong nước nhắc đến để ca ngợi, mà truyền thông địa phương và giới trẻ Đà thành nhắc đến với đầy vẻ tự hào. Quả thật, nhìn vào những con đường sạch và mát, nhìn vào những tòa nhà cao và rộng, nhìn vào những dự án quy hoạch đầy triển vọng... có lẽ hiếm ai nghi ngờ về nhận định này. Đúng là Đà Nẵng đáng sống, nhưng sống bằng cách nào? Lễ hội pháo hoa trên sông Hàn Ảnh: Trí Quân. Thử quay lại trước đây 10 năm, đa số người dân Đà Nẵng vẫn sống bằng nông và ngư nghiệp, một phần từ công nghiệp, phần còn lại là dịch vụ và thương mại (riêng bộ máy hành chính, y tế và giáo dục... không tính vì không làm ra sản phẩm). Khi đó đường sá khá luộm thuộm, đầu tư công chưa nhiều, chỉ riêng cây cầu sông Hàn thôi đã phải huy động nhiều "sức dân". Mười năm qua Trong vòng mười năm trở lại đây, Đà Nẵng có rất nhiều thay đổi; Từ những con đường chạy dài ven biển, đến những cây cầu dây văng liên tiếp vượt sông, từ những tòa cao ốc sang trọng, đến những bến xe và sân bay khang trang... tất cả cùng hòa vào nhịp phát triển chung của Thành phố. Và đưa Đà Nẵng lên ...tầm cao mới, trở thành Đà Nẵng đáng sống! Nhưng câu hỏi là, trong vòng 10 năm qua, Đà Nẵng lấy tiền từ đâu để đầu tư?, phải chăng từ nông nghiệp - khi diện tích đất ngày càng thu hẹp?, hay từ ngư nghiệp - khi lao động đánh bắt ngày càng giảm?, hay từ nền công nghiệp đang còn nữa vời, hay từ ngành du lịch đang còn trong trứng nước?... Có lẽ chỉ còn câu trả lời: bán đất. Đà Nẵng hầu như đã bán hầu hết quỹ đất "rảnh"; kế đến là quy hoạch những vùng như làng Vân, Hòa Quý, Cồn Dầu...v.v. để tiếp tục bán. Và nếu hết đất, sẽ bán gì?. Chưa biết. Bây giờ Hiện nay, nông-ngư đã là thứ yếu, công nghiệp cũng chẳng phải là mũi nhọn. Như vậy Đà Nẵng sẽ đặt hi vọng vào thương mại, dịch vụ và du lịch. Nhưng để thương mại và dịch vụ phát triển thì du lịch phải mạnh. Tuy nhiên, du lịch đối với Đà Nẵng có thể là một canh bạc! Vậy, Đà Nẵng đáng sống, nhưng sống bằng cách nào? Mời các bạn cùng bàn loạn... ![]() |
#2
|
||||
|
||||
![]()
Bài viết chủ đề rất hay!
-Tôi đã xa DN nhiều năm, người thân bạn bè tôi đều có nhận xét " DN là nơi đáng sống" : hạ tầng cơ sở tốt, môi trường chưa bị ô nhiễm nặng( không khí, tiếng ồn..) như SG hay HN. Thiên nhiên ưu ái DN có đầy đủ tài nguyên: sông, núi, biển, đảo...mà các tỉnh thành Việt Nam nói chung chưa thể sánh bằng. Hôm rồi đọc báo về "Giá mập rễ ngắn" được sản xuất bằng chất kích thích, hóa chất Trung Quốc tràn ngập thị trường HCM, riêng DN chỉ thấy "giá ốm rễ dài" được trồng trên cát vùng quê.!DN là nơi đáng sống -Trả lời câu hỏi "Khi DN bán hết đất" của bạn, tôi nghĩ DN sẽ chuyển sang bán "sức" người giá rẻ! Đất bị tịch thu bán cho các dự án, người dân không còn đất sản xuất canh tác không duy trì và phát triển ngành nghề , ngư dân bỏ nghề dần dần họ sẽ chuyển sang tầng lớp lao động công nhân chất lượng thấp ( Nguồn nhân lực chất lượng cao DN rất hiếm) . Họ sẽ mất thời gian học hỏi thích nghi với công viẹc lao động mới Nguồn nguyên liệu tự cung ở Đa Nẵng như lương thực và thưc phẩm sẽ phụ thuộc và các khu vực lân cận như Quảng Nam, Tam Kỳ ? ( Nếu quảng nam tam kì cũng bán đất giống như DN thì chắc mình phụ thuộc Trung Quốc bạn nhỉ?) Vài dòng bàn loạn! ![]() |
#3
|
||||
|
||||
![]()
Mai mốt ĐN sẽ bán tài nguyên thiên nhiên ngoài biển đó bạn hihihi. Theo như một số nguồn tin thì ngoài khơi ĐN đang có mỏ khí rất lớn, chắc sẽ bán dầu khí để nuôi sống tiếp..còn tương lai xa hơn sẽ tính tiếp..tất nhiên ngay từ bây giờ phải quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực CLC thôi để phục vụ khu CNC
|
#4
|
||||
|
||||
![]()
Http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mobi...gas_find.shtml
trích dẫn tin Trích:
|
#5
|
||||
|
||||
![]()
Tôi mới ở Đà nẵng một thời gian ngắn, chưa hiểu biết nhiều về Đà nẵng.
Tôi cũng có suy nghĩ “sống như thế nào ở thành phố đáng sống”? đây là câu hỏi khó. Những điều bình trên của các bác cũng là từ thực tế, nhưng mang màu xám quá. “chung tay xây dựng thành phố đáng sống” là khẩu hiệu hành động, là ước nguyện và việc làm của tôi ở Đà nẵng. Tôi đã có một số ý tưởng cho Đà nẵng (nho nhỏ thôi), các bác yêu Đà nẵng gửi mail cho tôi: ss50danang@yahoo.com , tôi thành tâm chia sẻ. Cảm ơn các bác. |
#6
|
||||
|
||||
![]()
Đà Nẵng đáng sống, sống bằng cách nào ư??? tôi thấy Đà Nẵng có rất nhiều cơ hội để "sống", bằng chứng là tôi đã "sống" từ bàn tay trắng
|
#7
|
|||||
|
|||||
![]() Trích:
Nếu nhìn vào kinh tế của Đà Nẵng, thật không mấy Công ty lớn đầu tư vào Đà Nẵng, chủ yếu là Văn phòng đại diện. Nhiều Công ty đến Đà Nẵng rồi cũng với tình trạng cầm chừng, nhiều siêu thị hoặc Cty thương mại cũng gặp khó vì sức mua ở Đà Nẵng kém... Và nhìn vào số lượng quán cafe, quán nhậu, quán ăn, quán bida ... mọc lên như nấm cũng cho thấy tình trạng thất nghiệp của lao động Đà Nẵng và cách kiếm tiền và tiêu tiền. Quả thật không ngoài dự đoán, Đà Nẵng giờ đang lộ dần tình trạng "thâm hụt ngân sách", các bạn xem những tin tức sau: Trích:
Trích:
|
#8
|
||||
|
||||
![]()
Ở đâu sống bằng gì đến ĐN sống bằng cái đó
![]() thay đổi nội dung bởi: mulove, 28-11-2012 lúc 10:03 PM |
#9
|
||||
|
||||
![]() Trích:
Muốn có thu nhập, phải bán được hàng hóa, sản phẩm/dịch vụ. Muốn bán được hàng hóa, phải có sản phẩm/dịch vụ và thị trường tiêu thụ. Bây giờ, sẽ nói một cách tổng quát, chưa đi vào từng ngành cụ thể. So sánh vị trí địa kinh tế cả 3 miền, sẽ thấy: - Miền Bắc: Một vùng đồng bằng sông Hồng rộng lớn, dân số đông, giao thông thuận lợi. Đó là một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nếu coi Hà Nội là trung tâm thì đã có các tỉnh/thành vệ tinh như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,v.v... Đất rộng, dễ tìm chỗ xây nhà máy, lại có thị trường tiêu thụ rộng ngay ở đó nữa, chi phí vận chuyển giảm đáng kể, lợi nhuận tăng, thu nhập cũng tăng, đời sống cũng tăng. - Miền Nam: Cũng có nét tương đông như miền Bắc, với Sài Gòn là trung tâm, và các vệ tinh là Tiền Giang, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương. Còn miền Trung? Địa hình kéo dài, nhiều đèo dốc, mưa bão nhiều, đường giao thông phần lớn nhỏ hẹp, hư hỏng nhiều. Hệ thống đường giao thông được coi là mạch máu của một nền kinh tế. Nếu ở hai miền Nam, Bắc, đường giao thông có thể tạo thành mạng lưới, thì ở miền Trung là không thể. Giao thông bất lợi thì rõ ràng là kinh tế bị ảnh hưởng rất nhiều. Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng bởi thực trạng đó. Thị trường tiêu thụ không lớn, hàng hóa sản xuất ra muốn chuyển đi cũng không thuận tiện, hoặc chi phí cao làm giảm lợi nhuận. Còn lợi thế của Đà Nẵng? Nói nhiều rồi, ai cũng biết: môi trường trong lành, cuộc sống bình yên, ít xô bồ, giá cả sinh hoạt cũng không đắt, v.v... Môi trường sống rất thích hợp với ngành du lịch và những người làm việc trí óc. Kết hợp những yếu tố nói trên, thì chỉ có 2 ngành làm chủ lực cho Đà Nẵng: du lịch và công nghệ cao. Ngành công nghiệp công nghệ cao không cần quá nhiều đất, sản phẩm làm ra có giá trị cao nhưng hầu hết là kích thước nhỏ và vừa, dễ vận chuyển bằng đường không hoặc đường biển với khối lượng lớn. Nếu Đà Nẵng muốn "sống" và phát triển, thì phải coi 2 ngành đó là chủ lực, để tập trung phát triển và kéo theo các ngành hỗ trợ. Tui đã suy nghĩ về vấn đề này từ năm 2007, nghĩa là đã hơn 5 năm rồi, trước khi viết ra trong topic ni. Cái cốt lõi ở đây, là những người lãnh đạo có quyết làm và làm đúng cách hay không. Chứ quyết mà làm không đúng cách cũng hư hết. Nguồn nhân lực cũng không phải lo quá nhiều, chỉ cần lãnh đạo thực sự có tâm, có tầm, thì nhân tài họ sẽ tìm tới và tìm về. Sở dĩ tui nói thêm từ "tìm về", vì nhân tài đất Quảng Nam không thiếu. Tui có vài ý kiến như rứa, mong bà con góp ý. Xin cảm ơn. |
#10
|
||||
|
||||
![]()
Mình cũng thấy anh vuquanganh.vn nói chí lý quá. Nhưng Đà Nẵng tiêu tiền của du khách còn ít quá, hầu như chảy zô túi của các khách sạn lớn của nước ngoài, chứ các dịch vụ thì gần như còn bỏ ngỏ. Đến Phan Thiết, Nha Trang hay Vũng Tàu thấy bà con tận dụng làm dịch vụ nhiều lắm. Nhưng bị một cái không vừa ý là những nơi đó làm ăn chụp dựt và lôm côm quá.
Đà Nẵng là thành phố du lịch nhưng các cửa hàng bán đồ lưu niệm còn quá ít và mẫu mã chưa được đa dạng. Một bãi biển đẹp, dài mà gần như không thấy (hoặc rất ít) nơi tổ chức các trò chơi dứoi nước (diều bay, xe trượt nước...). Đến ngày lễ, ngày hội là các quán ăn đông ngẹt không còn chỗ (quy mô nhỏ quá). Và ít sàn nhảy, quán bar và nơi ăn chơi cho giới trẻ (cái này sẽ là tất yếu cho khách du lịch lứa tuổi trẻ) Thói quen đóng cửa sớm của các quán ăn, cửa hàng (trừ quán nhậu) cũng là nhược điểm nữa cho một nơi du lịch (cái này mình thấy ở dọc đường biển Vũng Tàu cửa hàng, cửa hiệu mở cửa 24/24 vào ngày thường). Nhưng ngược lại là tính tình của người dân tốt, thân thiện và hiếu khách sẽ là tiền đề bền vững của ngành du lịch & dịch vụ. Thật ra mình thấy ĐN ta ở vị trí chiến lược vô cùng. Có thể giải thích đơn giản "Vì sao Mỹ và Pháp muốn chiếm Việt Nam (thống trị ĐNA và con đường huyết mạch Châu Á) nhưng vì sao cả 2 ông này đều đổ bộ vào Đà Nẵng đầu tiên (vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng)." Giờ cái Đà Nẵng còn thiếu đó là đẩy mạnh hạ tầng nói chung. Ví dụ mở rộng về sân bay và biển cảng và các đường cao tốc nối liền các tỉnh. Mở các đường bay thẳng đến các nước, mở rộng hơn nữa cảng Tiên Sa. Vì mình nghĩ chỉ mới vài ngày lễ hội thông thường mà tắt nghẽn về giao thông thì muốn du khách uồn uồn kéo về mà tình trạng cầu cảng nhỏ xíu như vậy thì chịu rồi. Ngoài ra còn đẩy nhanh các công trình dọc biển Sơn Trà - Điện Ngọc nữa chứ. Thu hút nhiều ông làm dịch vụ và sản phẩm nổi tiếng về mở các trung tâm thương mại lớn như VinCom, Parkson, Diamon, Nguyen Kim.... Hi vọng mấy bác lãnh đạo làm theo đường hướng dịch vụ du lịch để Đà Nẵng mãi xanh tươi. (ví dụ rõ về chuyển dịch sang cơ cấu Du lịch là quyết tâm chuyển cái CAO SU ĐÀ NẴNG về Liên Chiểu đó. haha). Có mấy điều vớ vấn xin có ý kiến. |
DNG Forum
Tel: 0236.3707404 - Hotline: 0915.888404 © Danang Travel - Managed by DNG Business THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG | ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG | ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH TẠI ĐÀ NẴNG | BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI ĐÀ NẴNG |